Minh bạch hóa công tác tuyển sinh
Công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục mầm non năm 2022 bước đầu được đánh giá là có sự đột phá về chuyển đổi số.
Nhiều cơ sở giáo dục đại học có tỷ lệ thí sinh xác nhận nhập học gần như đạt 100% chỉ tiêu.
Kết quả khả quan
TS Kiều Xuân Thực – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội – thông tin: Năm 2022, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tuyển sinh hơn 7.100 chỉ tiêu đại học chính quy cho 45 ngành đào tạo. Đến nay, đã có hơn 97% thí sinh xác nhận nhập học. Từ ngày 2 - 10/10, thí sinh làm thủ tục nhập học vào trường theo hướng dẫn. “Về cơ bản, công tác tuyển sinh của trường đã đạt kết quả khả quan. Với số lượng thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến như trên, Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội dự kiến sẽ không phải xét tuyển bổ sung”, TS Kiều Xuân Thực trao đổi.
PGS.TSKH Vũ Hoàng Linh, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho biết: Năm nay, trường được phê duyệt tuyển sinh hơn 1.600 chỉ tiêu. Đã có 1.651 thí sinh trúng tuyển vào trường, đạt 101% so với chỉ tiêu được giao. “Hiện tại, nhà trường chưa dự kiến xét tuyển bổ sung”, PGS.TSKH Vũ Hoàng Linh thông tin.
Cũng chưa tính đến phương án tuyển sinh bổ sung đợt 2, TS Nguyễn Tiến Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội cho hay: Có 22 nghìn nguyện vọng đăng kí xét tuyển vào trường. Tuy nhiên, danh sách thí sinh trúng tuyển vào trường là 102,8% so với tổng chỉ tiêu được giao hơn 2.800 sinh viên.
Trường ĐH Hà Nội chưa tính đến phương án xét tuyển bổ sung nhưng TS Nguyễn Tiến Dũng khuyến cáo, thí sinh có nguyện vọng xét tuyển bổ sung vào các cơ sở đào tạo khác, cần theo dõi sát sao thông tin trên website của trường mà mình dự kiến đăng ký. Theo quy định, từ ngày 1/10, các trường đại học sẽ thông báo xét tuyển bổ sung nên các thông tin mới nhất sẽ được cập nhật đầy đủ.
Cho rằng, đợt xét tuyển bổ sung cũng diễn ra sôi động, TS Kiều Xuân Thực nhìn nhận: Hàng loạt cơ sở đào tạo đã thông báo xét tuyển bổ sung. Đây là cơ hội để thí sinh có tấm vé vào đại học. Đợt xét tuyển bổ sung sẽ hoàn toàn do các trường chủ động và có thể kéo dài đến tháng 12/2022. Do đó, thí sinh cần lưu ý để không bỏ lỡ cơ hội này. Việc đăng ký xét tuyển vẫn nên áp dụng theo các bước: Chọn ngành rồi đến chọn trường. Đặc biệt phải chú ý đến tiêu chí phụ (nếu có) để không bị “trượt oan”.
Thúc đẩy chuyển đổi số
Nhấn mạnh, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã tạo ra những bước đột phá mới trong công tác tuyển sinh; PGS.TSKH Vũ Hoàng Linh – ghi nhận: Trong quá trình lọc ảo, Bộ GD&ĐT đã kịp thời ban hành công văn hướng dẫn, chỉ đạo nhà trường rà soát, tạo điều kiện cho những thí sinh nhầm lẫn khi đăng ký xét tuyển. “Chẳng hạn, có một vài thí sinh đăng nhầm về mã phương thức xét tuyển. Chúng tôi đã nhanh chóng liên hệ để kịp thời xử lý, bảo đảm quyền lợi cho các em” - PGS.TSKH Vũ Hoàng Linh chia sẻ.
TS Nguyễn Tiến Dũng nhìn nhận, một trong những yếu tốt tạo nên thành công trong công tác tuyển sinh là việc ứng dụng công nghệ thông tin. Đây là đột phá về chuyển đổi số, thể hiện sự tiên phong của ngành Giáo dục. Cùng với đó, Bộ GD&ĐT và các cơ sở đào tạo đã có những dự báo và kịch bản tốt trong công tác tuyển sinh. Đặc biệt, Bộ GD&ĐT và các trường luôn quan tâm, sát sao để bảo vệ quyền lợi cho thí sinh, hướng đến mục tiêu công bằng, chất lượng và minh bạch.
Nhìn lại về tổng thể, bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) khẳng định, công tác tuyển sinh năm 2022 có những điều chỉnh tích cực. Đặc biệt là sự chuyển đổi mạnh mẽ về ứng dụng công nghệ thông tin. Theo đó, việc tổ chức đăng ký và xử lý nguyện vọng xét tuyển trực tuyến không chỉ bảo đảm quyền lợi cho thí sinh, giảm thiểu số lượng thí sinh ảo, mà còn góp phần thúc đẩy chuyển đổi số; trong đó, bảo đảm việc minh bạch hóa công tác tuyển sinh của cả hệ thống.
“Công tác tuyển sinh năm 2022 bước đầu được đánh giá là có sự đột phá về chuyển đổi số; đặc biệt là việc thanh toán lệ phí không sử dụng tiền mặt. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 6/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”, bà Thủy nhấn mạnh.
Cũng theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, quá trình triển khai công tác tuyển sinh năm 2022 đã giúp phát hiện những vấn đề còn bất cập trong thực tiễn. Ví dụ, có trường tổ chức xét tuyển sớm, dành tỷ lệ chỉ tiêu xét tuyển bằng học bạ quá nhiều. Có trường không chủ động xác định được số lượng thí sinh nhập học dẫn đến vượt chỉ tiêu. Vì vượt chỉ tiêu nên phải giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, dẫn tới điểm trúng tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT tăng.
“Tuy nhiên, nhìn lại kỳ tuyển sinh năm 2022 có thể khẳng định, áp dụng công nghệ trong các khâu của tuyển sinh là việc không thể không làm trong bối cảnh chuyển đổi số như hiện nay. Bộ GD&ĐT sẽ rà soát, đánh giá lại toàn bộ quy trình và các chức năng của hệ thống phần mềm. Sau đó, sẽ có kế hoạch nâng cấp để tiến tới hệ thống đăng ký dự thi, đăng ký nguyện vọng và thanh toán trực tuyến có khả năng bắt lỗi người sử dụng, dễ sử dụng, thân thiện và tối ưu hơn”, bà Thủy trao đổi.
“Hiện nay, Hệ thống đang tiếp tục hỗ trợ thí sinh xác nhận nhập học và xét tuyển bổ sung. Tất cả những vướng mắc, không thuận lợi trong quá trình triển khai đã được Bộ GD&ĐT ghi nhận, phân tích, để hoàn thiện quy trình tuyển sinh cho năm 2023 và các năm tiếp theo”. - Bà Nguyễn Thu Thủy – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT)
Theo Giáo dục thời đại
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 23
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 59
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 159
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 200
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 250
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Điểm mới trong đề thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội từ 2025
Ngày đăng: 30/09/2024 - Lượt xem: 116
GS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội cho hay, các học sinh cần lưu ý một số điểm mới về đề thi đánh giá năng lực (HAS) từ năm 2025.
Xem thêm [+]Hàng loạt đại học hot giảm chỉ tiêu xét tuyển từ điểm thi tốt nghiệp THPT
Ngày đăng: 30/09/2024 - Lượt xem: 104
Từ năm 2025, nhiều trường đại học dự kiến điều chỉnh phương án tuyển sinh, trong đó giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT.
Xem thêm [+]Tăng tỷ lệ điểm học bạ trong xét tốt nghiệp THPT: Con dao 'hai lưỡi'?
Ngày đăng: 30/09/2024 - Lượt xem: 96
Hướng tăng tỷ lệ điểm học bạ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT lên thành 50% từ năm 2025 mà Bộ GD-ĐT dự kiến đem đến nhiều ý kiến trái chiều. Chuyên gia cho rằng đây là ‘con dao hai lưỡi’ khi có thể tiếp tục tạo đà cho việc ‘lạm phát’ điểm học bạ.
Xem thêm [+]Tuyển sinh 2023: Xét học bạ sớm, giành suất vào đại học
Ngày đăng: 19/05/2023 - Lượt xem: 2981
Nhiều phụ huynh có con học lớp 12 đánh giá cao hình thức nộp hồ sơ bằng phương thức học bạ, giúp thí sinh giảm áp lực thi cử, tăng cơ hội trúng tuyển đại học.
Xem thêm [+]Cẩn thận… 'trắng tay' với xét tuyển sớm
Ngày đăng: 10/05/2023 - Lượt xem: 3907
Theo quy định, trước 17 giờ 00 ngày 8/7, các cơ sở đào tạo mới phải hoàn thành công tác xét tuyển sớm.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công