Nam sinh trúng học bổng toàn phần Harvard: 'Điểm số chỉ chiếm 50% quyết định'
Đầu tháng 4 vừa qua, Nguyễn Đức Anh Phú vui mừng khoe trên Facebook email từ ĐH Harvard chấp nhận nhập học và cấp học bổng cho cậu.Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu thêm về những chia sẻ này nhé!
Năm nay có hơn 57.000 đơn dự tuyển vào ĐH Harvard, và trường chỉ nhận hơn 1.900 sinh viên.
Nguyễn Đức Anh Phú trong ngày tốt nghiệp cấp 3
Nguyễn Đức Anh Phú – nam sinh gốc Bảo Lộc (Lâm Đồng) hiện đang sống cùng gia đình tại thành phố Papillion, tiểu bang Nebraska, Hoa Kỳ - là một trong số ít được chọn đó. Phú còn được cấp học bổng toàn phần với 72.000 USD/năm, trong 4 năm học.
Ngoài ra, vì có điểm ACT cao nên các trường đại học tại Omaha như Creighton và UNO, UNL đã cấp học bổng toàn phần cho Phú.
Tuy nhiên, theo Phú, điểm ACT và kết quả học tập ở phổ thông chỉ chiếm khoảng 50% trong việc em được nhận vào ĐH Harvard. “Hồi học cấp 3 em cũng có một vài điểm B” – Phú cho biết.
50% còn lại là dành cho “bảng thành tích” hoạt động khác của Phú.
“Năng động” là điều mà những người biết về Phú nhìn nhận về cậu.
Ngoài thời gian đi học, Phú luôn tham gia các hoạt động cộng đồng của người Việt tại Omaha như múa lân, ca hát, lao động công ích tại nhà thờ, làm người mẫu.
Phú cũng có nhiều năng khiếu như chơi đàn piano, cắt tóc, sửa máy thổi kèn, tham gia các câu lạc bộ của thanh thiếu niên ở trường và địa phương…
Năm trước, Phú đã giành giải nhất trong một cuộc thi về kế hoạch kinh doanh của học sinh toàn bang Nebraska.
Cậu thông thạo Tiếng Anh, Tiếng Việt và Tiếng Mexico.
Khởi nghiệp với cửa hàng sửa chữa điện thoại
Phú khởi nghiệp với cửa hàng sửa điện thoại
Tuy nhiên, tâm huyết của Phú từ hai năm nay là Phu's Phone Emporium - Ngoài việc học tập và tham gia các hoạt động cộng đồng, Phú đã khởi nghiệp với một cửa hàng mua bán và sửa chữa điện thoại di động.
“Em bắt đầu công việc này cũng tình cờ. Hồi cuối năm học lớp 10, em làm rơi chiếc điện thoại của mình và nó bị hỏng. Em lên mạng tìm các clip trên Youtube dạy sửa và lần mò học theo”.
Sau đó, Phú còn sử dụng điện thoại của mẹ để làm dụng cụ thực hành. Rồi không chỉ sửa điện thoại cho mình, Phú dần “học nghề” và có thể sửa được nhiều loại điện thoại khác nhau. Từ đó, cậu học trò quyết định khởi nghiệp với công việc này.
Có duyên với nghề, Phú khá đông khách, tới nay đã là hơn 1.000 người. Lợi nhuận của Phu's Phone Emporium là khoảng 40.000 USD.
“Em nghĩ, đây là lý do lớn trong việc em được nhận vào Harvard” – Phú chia sẻ.
“Chúng tôi chưa từng nghĩ tới…”
Với sự tự hào không giấu nổi, bố của Phú - anh Nguyễn Đức Hải kể rằng trước đó, gia đình anh chưa từng nghĩ đến việc con mình sẽ vào Harvard.
“Gia đình chúng tôi trước đây ở Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng), qua Mỹ cách đây 12 năm, khi Phú 6 tuổi. Chúng tôi biết vào Harvard khó như thế nào, vì vậy việc Phú vào học ở đó chưa từng xuất hiện trong suy nghĩ của hai vợ chồng tôi”.
Do đó, anh Hải cho biết những hoạt động Phú làm từ nhỏ đều xuất phát từ đam mê và tình cảm chân thành của cậu bé, chứ tuyệt nhiên không nhằm mục đích để làm đẹp hồ sơ.
“Tôi không thi đại học, nên giờ biết gì thì dạy con cái đấy. Trước đây tôi chơi Lego thì tôi dạy con tôi chơi lắp ráp Lego từ 3 tuổi cho vui. Sau đó thì Phú lắp Lego rất giỏi. Con từng sáng tạo ra một chiếc máy chia tiền xu từ lego.
Tôi cũng dạy con múa lân, cắt tóc.
Tới khi con bán điện thoại, khi nào phải đi gặp khách hàng, tôi vẫn đưa Phú tới nơi hẹn nhưng để con tự giao dịch. Tôi muốn Phú tự trải nghiệm, để thấy rằng ở đâu cũng có người tốt kẻ xấu…”.
Chị Ngô Thị Thùy Anh, mẹ của Phú thì cho biết đây là một cậu bé rất tự giác trong mọi việc.
“Chiều đi học về con thường phụ mẹ việc nhà rồi mới học hay làm những việc khác. Chiều thứ bảy, chủ nhật hàng tuần, Phú phụ dạy Tiếng Việt cho khoảng 15 bé.
Con cũng có một số tài lẻ. Chẳng hạn như Phú có thể xoay rubik rất nhanh, chỉ mất 15 giây là hoàn thành xong 6 mặt…”.
Phú cũng nói rằng từ trước đến giờ em chỉ làm những việc em cảm thấy vui và tiết kiệm được tiền cho bố mẹ, hay kiếm ra tiền. Cậu cũng không nghĩ đến việc có thể vào học tại trường đại học top đầu của nước Mỹ.
Tuy nhiên, đến lúc làm hồ sơ nộp vào các trường đại học, được sự tư vấn của giáo viên ở trường phổ thông, Phú mới dám chuẩn bị hồ sơ vào ĐH Harvard.
Vào Harvard, Phú dự định học song song hai ngành kinh tế và lập trình. Với cửa hàng điện thoại của mình, Phú dự định sẽ phải thu nhỏ lại để tập trung cho việc học.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!
Bích Loan
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Nữ sinh Đại học Mở Hà Nội: Con đường khó khăn rèn cho mình ý chí bền bỉ
Ở nhà mùa dịch: Sự thay đổi của nữ sinh xinh đẹp ĐH Quốc gia Hà Nội
9X chuyên Văn tốt nghiệp xuất sắc ngành Khoa học máy tính ở Mỹ
Chàng trai Việt đỗ 4 đại học danh giá Canada, tốt nghiệp thạc sỹ sớm 1 năm
Bài viết khác
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Ngày đăng: 15/01/2025 - Lượt xem: 88
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 221
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 201
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 162
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 210
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 472
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 271
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 350
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Hơn 50% doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự yêu cầu trình độ đại học trở lên
Ngày đăng: 05/10/2024 - Lượt xem: 256
Hiện 51,6 triệu người đã có việc làm, tăng 127.000 người so với quý II và ba ngành đã tăng mạnh nhu cầu tuyển dụng là chế biến gỗ, sản xuất hóa chất và cơ khí.
Xem thêm [+]Ngành học cực quan trọng trong đời sống, nhưng thiếu 1,5 triệu nhân lực: Sinh viên ra trường dễ có việc ngay, thu nhập từ 20-30 triệu đồng/tháng
Ngày đăng: 05/10/2024 - Lượt xem: 335
Đây là ngành nghề “thực sự cần thiết" trong cuộc sống và đang thiếu rất nhiều lao động lành nghề.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công