Ngành Khí tượng thủy văn là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
Khí tượng thủy văn là ngành có vai trò quan trọng trong xu thế phát triển kinh tế xã hội của thế giới nhằm ứng phó với các vấn đề Biến đổi khí hậu, thiên tai, lũ lụt, hạn hán,…
Để giải đáp thắc mắc của nhiều bạn học sinh muốn theo đuổi ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu ngành khí tượng thủy văn là gì? Học gì? Ra trường làm gì? nhé.
Ngành Khí tượng thủy văn là gì?
Ngành khí tượng thủy văn bao gồm hai bộ môn là khí tượng và thủy văn. Trong đó, học khí tượng sẽ được học về những biểu hiện và dự báo khí hậu, thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm,… Còn học thủy văn sẽ học về sự vận động, phân phối và chất lượng của nước trên Trái Đất.
Hình ảnh minh họa các hiện tượng KTTV nghiên cứu
Khí tượng học là khoa học nghiên cứu các quá trình và các hiện tượng của khí quyển. Việc nghiên cứu bao gồm không chỉ vật lý, hóa học và động lực học của khí quyển mà nó còn mở rộng ra và bao gồm cả những hiệu ứng trực tiếp của khí quyển lên bề mặt trái đất, đại dương và cuộc sống nói chung thông qua các yếu tố và hiện tượng khí tượng. Các yếu tố khí tượng bao gồm nhiệt độ, khí áp, độ ẩm, gió, mây, mưa. Chúng luôn biến động theo thời gian và không gian trong mối tương tác lẫn nhau theo những quy luật phức tạp của tự nhiên.
Hình ảnh vệ tinh của một cơn bão đổ bộ vào Việt Nam
Thủy văn học là khoa học nghiên cứu về tính chất, sự chuyển động và phân bố của nước (thể lỏng và thể rắn) trong toàn bộ Trái đất. Nó có quan hệ tương tác về vật lý và hóa học của nước với phần còn lại của Trái đất và quan hệ của nó với sự sống của Trái đất, và như vậy nó bao gồm cả chu trình thủy văn và tài nguyên nước. Ví dụ như: dự báo Lũ lụt, hạn thủy văn, sạt lở bờ sông, xâm nhập mặn, nước dưới đất, ...
Hình ảnh minh họa tình hình ngập lụt trên một lưu vực sông
Ngành Khí tượng thủy văn học gì?
Học ngành Khí tượng thủy văn đòi hỏi sinh viên có khả năng chuyên sâu lý luận, điều tra, quản lý mạng lưới, nghiên cứu và dự báo thời tiết, khí hậu, khí tượng nông nghiệp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng. Đây là một nhà khoa học có trình độ cao trong việc phân tích các tình huống thời tiết để thiết lập các dự báo.
Vì vậy khi theo học ngành Khí tượng thủy văn sinh viên được trang bị kiến thức nền tảng và chuyên sâu về khí tượng thủy văn với các môn học tiêu biểu như: Hải lưu, Sóng biển, Thủy triều, Cửa sông, Hóa học biển, Sinh học sinh thái biển, Khai thác dữ liệu; Khí tượng động lực, Khí tượng synop, Dự báo số trị, Khí tượng lớp biên, Khí tượng hàng không, Nhiệt động lực học khí quyển, Khí tượng vật lý, Nguyên lý máy và phương pháp quan trắc khí tượng, Dự báo thời tiết bằng phương pháp số, Khí tượng rada và vệ tinh, Hải dương học và tương tác biển khí quyển,…
Học ngành Khí tượng thủy văn ra trường làm gì?
Hiện nay, với sự phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu về nghiên cứu và nhân lực ngành khí tượng, thủy văn, hai dương đang đứng trước những cơ hội phát triển và hội nhập quốc tế. Vấn đề Biến đổi khí hậu và ứng phó trước tình hình biến đổi khí hậu đã được Chính phủ thông qua và duyệt triển khai với ngân sách lớn nhằm cải tạo điều kiện làm việc và đầu tư nghiên cứu.
Sinh viên ngành Khí tượng thủy văn sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận công việc ở các lĩnh vực hoặc các đơn vị sau:
- Viện nghiên cứu Khí tượng, thủy văn, môi trường; Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn các đài tỉnh,
- Các Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Khoa học công nghệ… các tỉnh/ thành phố trong cả nước.
- Các trạm khí tượng, thủy văn và hải văn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, các trạm dùng riêng.
- Các trạm khí tượng thuộc Đài khí thượng, thủy văn khu vực (9 đài khu vực).
- Trung tâm quản lý khí tượng, thuỷ văn biển và hải đảo, sân bay và trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia.
- Trung tâm phòng chống thiên tai Quốc gia, tỉnh/thành trên cả nước.
- Các công ty xây dựng, thiết kế về Thủy lợi, Thủy điện, Công trình thủy,...
- Các Trung tâm, công ty thoát nước đô thị, ...
Học ngành khí tượng thủy văn ở đâu, trường nào?
Ở phía Nam chỉ duy nhất có trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM là đào tạo cả 2 chuyên ngành là Khí tượng và ngành Thủy văn.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!
Bảo Anh
Theo kttvhcm.vn
Xem thêm bài viết cùng chủ đề
Những điều cần biết về cơ hội việc làm ngành điện tử viễn thông
Có nên học ngành Điện tử Viễn thông? Tương lai có tốt không?
Người trẻ chọn nghề: Nên hiểu rõ mình là ai? Biết mình muốn gì? Phải làm như thế nào?
Bài viết khác
Nhân lực ngành khoa học cơ bản: Trầy trật tuyển sinh vẫn không đủ người học
Ngày đăng: 19/01/2023 - Lượt xem: 33
Việc tuyển sinh, đào tạo nhân lực nhóm ngành này đang gặp nhiều khó khăn và thách thức...
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia Hà Nội tăng lệ phí thi đánh giá năng lực
Ngày đăng: 10/01/2023 - Lượt xem: 210
Năm 2023, lệ phí thi đánh giá năng lực (HSA) của Đại học Quốc gia Hà Nội là 500.000 đồng một lượt thi, tăng 66% so với năm ngoái.
Xem thêm [+]Tuyển sinh 2023: Trường Đại học Thương Mại mở ngành học mới, đổi mã tuyển sinh
Ngày đăng: 09/01/2023 - Lượt xem: 229
Tuyển sinh năm 2023, trường Đại học Thương Mại giữ ổn định các phương thức tuyển sinh như năm 2021. Theo đó, bổ sung thêm phương thức đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội để tăng cơ hội xét tuyển cho thí sinh.
Xem thêm [+]Chứng chỉ ngoại ngữ: Xu thế sử dụng 'hàng nội'
Ngày đăng: 01/01/2023 - Lượt xem: 222
Sau thời gian triển khai, chứng chỉ năng lực ngoại ngữ khung 6 bậc Việt Nam (VSTEP) dần khẳng định uy tín.
Xem thêm [+]Những ngành nghề có triển vọng trong tương lai tại Việt Nam
Ngày đăng: 24/12/2022 - Lượt xem: 405
Tác động của kỷ nguyên số và đại dịch khiến một loạt nghề sắp mất đi nhưng cũng sinh ra một loạt những ngành nghề có triển vọng trong tương lai. Bài viết sẽ điểm qua những khối ngành được xem là “miền đất hứa” với đa dạng việc làm cùng mức lương khủng? Tìm hiểu ngay!
Xem thêm [+]9 nghề lương cao nhất Việt Nam hiện nay: Lương đủ sức mua nhà, sắm xe nhiều người mơ ước
Ngày đăng: 20/12/2022 - Lượt xem: 1108
Nếu bạn đang băn khoăn tìm cho mình một công việc với thu nhập đủ đảm bảo cuộc sống thì đừng bỏ qua những ngành nghề này.
Xem thêm [+]Học ngành luật có tương lai không?
Ngày đăng: 08/12/2022 - Lượt xem: 223
Em đang học lớp 12 và có dự định theo học ngành Luật. Xin hỏi là học ngành Luật thì có tương lai không? (Nhựt Quang - Hà Nội)
Xem thêm [+]Những việc cần làm khi không may trượt đại học
Ngày đăng: 08/12/2022 - Lượt xem: 188
Đại học có thể được xem là một trong những con đường dẫn đến thành công và dễ dàng tìm kiếm công việc cho tương lai. Vậy nếu trong trường hợp trượt đại học thì phải làm thế nào? - Ánh Thy (Tiền Giang)
Xem thêm [+]Để trở thành công chứng viên cần đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn gì? Thủ tục bổ nhiệm công chứng viên thực hiện thế nào?
Ngày đăng: 08/12/2022 - Lượt xem: 133
Tôi hiện đang có định hướng chuyển qua làm công chứng viên, vì vậy tôi muốn hỏi về điều kiện tiêu chuẩn cần đáp ứng để trở thành công chứng viên là gì vậy? Hồ sơ, thủ tục để bổ nhiệm công chứng viên được thực hiện theo các bước ra sao? (Anh Châu - Phú Thọ)
Xem thêm [+]Sinh viên tốt nghiệp ra trường làm trái ngành do đâu?
Ngày đăng: 08/12/2022 - Lượt xem: 221
Mỗi đợt tốt nghiệp là các tân cử nhân đã chuẩn bị cho mình một sẵn một “kịch bản làm trái ngành”. Vậy nguyên nhân do đâu mà sinh viên chọn làm trái ngành?
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công