Ngành nào có nhiều việc làm và lương cao nhất tại TP.HCM?
Theo báo cáo thị trường lao động năm 2019 và dự báo nhu cầu nhân lực 2020 của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, 8 ngành nghề sau đây có mức thu nhập bình quân tháng cao:
Quản lý điều hành (10,82 triệu đồng), Kinh doanh tài sản - Bất động sản (10,48 triệu đồng), Kiến trúc - Kỹ thuật công trình xây dựng (9,66 triệu đồng), Biên phiên dịch (9,53 triệu đồng), Bưu chính - Viễn thông - dịch vụ công nghệ thông tin (9,23 triệu đồng), Tài chính - Tín dụng - Ngân hàng (8,67 triệu đồng), Biên tập viên (8,55 triệu đồng), Công nghệ thông tin (8,41 triệu đồng).
Thống kê từ kết quả khảo sát, mức lương được các nhà tuyển dụng đăng tuyển thường xuyên từ 5-10 triệu, chiếm 63,78%; trên 10-15 triệu chiếm 15,97%, trên 15 triệu chiếm 5,38%.
Trong khi đó, mức lương mà người tìm việc mong muốn phổ biến từ 5 triệu trở lên, chủ yếu tập trung cao ở mức từ 5-10 triệu (49,48%). Mức từ 10-15 triệu chiếm 17,07%; trên 15 triệu chiếm 9,36%.
Theo ông Trần Anh Tuấn, nguyên Phó giám đốc Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, những người có thu nhập trên 15 triệu đồng/tháng hội tụ nhiều yếu tố: Năng lực, kỹ năng, thái độ làm việc, am hiểu công nghệ, ngoại ngữ, đều ở mức tốt.
"Hiện nhiều công ty, doanh nghiệp than thở rằng không tìm được lao động ở những vị trí có mức lương cao vì lao động của chúng ta không có đủ kỹ năng, năng lực tương xứng với vị trí công việc đó", ông Tuấn cho hay.
Báo cáo thống kê nhu cầu tìm việc của người lao động tập trung một số ngành nghề: Kinh doanh - Thương mại, Tài chính - Kế toán, Hành chính văn phòng, Vận tải, Công nghệ thông tin, Kiến trúc - Công trình xây dựng, Cơ khí.
Nhưng theo kết quả khảo sát 43.551 doanh nghiệp về nhu cầu nhân lực năm 2019, nhu cầu tuyển dụng của họ tập trung ở các ngành: Kinh doanh - Thương mại (23,31%), Cơ khí - Tự động hóa (6,62%), Dịch vụ phục vụ (5,54%), Kinh doanh tài sản - Bất động sản (5,47%), Công nghệ thông tin (5,03%), Kế toán - Tài chính (7,17%), Dịch vụ thông tin tư vấn - Chăm sóc khách hàng (4,82%), Vận tải và Dệt - May - Giày da (4,14%).
"Nói cách khác, những ngành này có nhiều vị trí việc làm cho người lao động. Tính cạnh tranh khi tìm việc làm trong những ngành này thấp hơn ngành khác", ông Tuấn giải thích.
Nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp trong năm 2018 và 2019. Nguồn: FALMI.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chú trọng hơn trong tuyển dụng lao động qua đào tạo và có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hóa và tiến đến cách mạng công nghiệp 4.0, chất lượng lao động càng được chú trọng.
"Càng ngày, doanh nghiệp càng muốn tuyển dụng lao động đã qua đào tạo hơn. Theo phân tích của chúng tôi, trong năm 2019, doanh nghiệp chú trọng tuyển dụng lao động đã qua đào tạo chiếm 83,99%, tăng 7,82% so với năm 2018", ông Tuấn Anh cho biết.
Trong đó, nhu cầu nhân lực có trình độ đại học trở lên chiếm 21,72%, cao đẳng chiếm 19,03%, trung cấp chiếm 28,44%, sơ cấp nghề chiếm 14,80%.
Như cầu tuyển dụng lao động theo trình độ của doanh nghiệp trong năm 2019. Nguồn: FALMI.
Nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp này tập trung ở một số ngành: Cơ khí; Điện lạnh - Điện Công nghiệp; Điện tử - Công nghệ thông tin; Kế toán; Hành chính văn phòng; Quản lí điều hành; Tài chính - Ngân hàng; Kiến trúc kỹ thuật công trình xây dựng; Vận tải; Công nghệ thực phẩm.
Một số nơi vẫn cần nhân lực chưa qua đào tạo, số này chiếm 16,01% thị trường lao động và tập trung ở các ngành: Dịch vụ phục vụ, kinh doanh, lao động phổ thông trong các lĩnh vực thâm dụng lao động...
Minh Nhật - Zing News
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 35
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 59
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 62
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 87
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 161
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 110
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 227
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 282
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 204
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 253
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công