Ngành Sư phạm Tiếng Nhật là gì? Học ngành Sư phạm Tiếng Nhật ra trường làm gì?
Hiện nay, Tiếng Nhật ngày càng được sử dụng phổ biến tại Việt Nam, vì vậy, ngành Sư phạm Tiếng Nhật được xem là ngành học thịnh hành bậc nhất trong khối ngành ngôn ngữ học châu Á. Tuy nhiên, để hiểu rõ học ngành Sư phạm Tiếng Nhật ra trường làm gì là vấn đề mà các bậc phụ huynh và học sinh cần tìm hiểu thật cặn kẽ trước khi theo đuổi ngành học nhiều ưu thế này.
Nếu đây là ngành học bạn đang quan tâm thì hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này của Hướng nghiệp GPO nhé!
1. Giới thiệu chung về ngành Sư phạm Tiếng Nhật
Ngành Sư phạm Tiếng Nhật (Mã ngành 7140236) - Janpanese Language Teacher Education): là ngành đào tạo ra những cử nhân là giáo viên ở bậc THPT, đại học cao đẳng có khả năng thích ứng cao, có kiến thức tốt về Tiếng Nhật và sử dụng thành thạo Tiếng Nhật tối thiểu bậc 5 theo Khung Năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam (tương đương trình độ C1 theo Khung tham chiếu châu Âu, tức tương đương cấp N2 - cấp 4/5 theo thang đánh giá của kỳ thi Năng lực Tiếng Nhật).
2. Các trường đào tạo ngành Sư phạm Tiếng Nhật
Hiện ở nước ta chưa có nhiều trường đào tạo ngành Sư phạm Tiếng Nhật, chỉ có trường:
Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội
3. Các khối xét tuyển ngành Sư phạm Tiếng Nhật
Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Sư phạm Tiếng Nhật:
-
D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
-
D06: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật
-
D78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh
-
D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
4. Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Tiếng Nhật
I | Khối kiến thức chung (không tính các môn học từ số 9 đến số 11) |
1 | Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lê nin 1 |
2 | Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lê nin 2 |
3 | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
4 | Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
5 | Tin học cơ sở 2 |
6 | Ngoại ngữ cơ sở 1 |
7 | Ngoại ngữ cơ sở 2 |
8 | Ngoại ngữ cơ sở 3 |
9 | Giáo dục thể chất |
10 | Giáo dục quốc phòng-an ninh |
11 | Kỹ năng bổ trợ |
II | Khối kiến thức chung theo lĩnh vực |
12 | Địa lý đại cương |
13 | Môi trường và phát triển |
14 | Thống kê cho khoa học xã hội |
15 | Toán cao cấp |
16 | Xác suất thống kê |
III | Khối kiến thức chung của khối ngành |
III.1 | Bắt buộc |
17 | Cơ sở văn hoá Việt Nam |
18 | Nhập môn Việt ngữ học |
III.2 | Tự chọn |
19 | Tiếng Việt thực hành |
20 | Phương pháp luận nghiên cứu khoa học |
21 | Logic học đại cương |
22 | Tư duy phê phán |
23 | Cảm thụ nghệ thuật |
24 | Lịch sử văn minh thế giới |
25 | Văn hóa các nước ASEAN |
IV | Khối kiến thức chung của nhóm ngành |
IV. 1 | Khối kiến thức Ngôn ngữ – Văn hóa |
IV.1.1 | Bắt buộc |
26 | Ngôn ngữ học tiếng Nhật1 |
27 | Ngôn ngữ học tiếng Nhật2 |
28 | Đất nước học Nhật Bản 1 |
29 | Giao tiếp liên văn hóa |
IV.1.2 | Tự chọn |
30 | Hán tự học tiếng Nhật |
31 | Ngữ dụng học tiếng Nhật |
33 | Phân tích diễn ngôn |
34 | Ngữ pháp chức năng |
35 | Văn học Nhật Bản 1 |
36 | Đất nước học Nhật Bản 2 |
37 | Văn học Nhật Bản 2 |
38 | Nhập môn văn hóa các nước Châu Á |
IV. 2 | Khối kiến thức tiếng |
39 | Tiếng Nhật 1A |
40 | Tiếng Nhật 1B |
41 | Tiếng Nhật 2A |
42 | Tiếng Nhật 2B |
43 | Tiếng Nhật 3A |
44 | Tiếng Nhật 3B |
45 | Tiếng Nhật 4A |
46 | Tiếng Nhật 4B |
47 | Tiếng Nhật 3C |
48 | Tiếng Nhật 4C |
V | Khối kiến thức ngành |
V.1 | Bắt buộc |
49 | Tâm lý học |
50 | Giáo dục học |
51 | Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo |
52 | Lý luận giảng dạy tiếng Nhật |
53 | Phương pháp giảng dạy tiếng Nhật 1 |
54 | Phương pháp giảng dạy tiếng Nhật 2 |
V.2 | Tự chọn |
V2.1 | Các học phần chuyên sâu |
55 | Kỹ năng viết văn bản |
56 | Kỹ năng thuyết trình |
57 | Kỹ năng phân tích và xử lý thông tin |
58 | Kỹ năng giao tiếp |
V2.2 | Các học phần bổ trợ |
59 | Tâm lý học giảng dạy tiếng nước ngoài |
60 | Kiểm tra đánh giá ngoại ngữ |
61 | Thiết kế giáo án và phát triển tài liệu |
62 | Xây dựng chương trình và nội dung giảng dạy |
63 | Ứng dụng công nghệ trong giảng dạy ngoại ngữ |
64 | Biên dịch |
65 | Phiên dịch |
V.3 | Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp |
66 | Thực tập |
67 | Khoá luận tốt nghiệp hoặc 2 trong số các học phần tự chọn của IV hoặc V |
Theo Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội
5. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Sư phạm Tiếng Nhật có thể đảm nhiệm các công việc sau:
-
Giảng dạy tại các trường trường trung học, các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, các trường cao đẳng và đại học, các trung tâm đào tạo ngoại ngữ.
-
Chuyên viên và quản lý ở các trường học, các phòng giáo dục, các cơ sở giáo dục và các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
-
Cán bộ nghiên cứu khoa học giáo dục ngoại ngữ, nghiên cứu ngôn ngữ học hay quốc tế học, có thể tiếp tục học ở bậc cao hơn theo chuyên ngành đào tạo của mình.
-
Phiên dịch viên, biên tập viên, thư ký văn phòng, nhân viên phòng hợp tác Quốc tế ở các cơ quan văn hóa, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức kinh tế có sử dụng Tiếng Nhật.
-
Có thể làm việc trong lĩnh vực chuyên môn như thương mại, du lịch ở các công ty du lịch, lữ hành, các nhà hàng, khách sạn, các doanh nghiệp (nhân viên phòng du lịch, hướng dẫn viên du lịch, tiếp tân nhà hàng, khách sạn…).
-
Chuyên viên Marketing, tổ chức sự kiện, giao dịch thương mại, văn phòng trong các tổ chức, doanh nghiệp có sử dụng Tiếng Nhật.
Lời kết
Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng các bạn đã có thông tin về ngành Sư phạm Tiếng Nhật. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé.
Ngọc Sơn
Bài viết khác
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2025 kèm đáp án
Ngày đăng: 05/05/2025 - Lượt xem: 8
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2025 kèm đáp án
Xem thêm [+]Trẻ 'không nói chuyện được với cha mẹ', phải làm sao?
Ngày đăng: 05/05/2025 - Lượt xem: 10
Trẻ 'không nói chuyện được với cha mẹ', phải làm sao?
Xem thêm [+]Tuyển sinh 2025: Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường rà soát tổ hợp xét tuyển lạ
Ngày đăng: 03/05/2025 - Lượt xem: 16
Tuyển sinh 2025: Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường rà soát tổ hợp xét tuyển lạ
Xem thêm [+]Trường nghề nâng cao giá trị thực hành nghề nghiệp cho người học
Ngày đăng: 02/05/2025 - Lượt xem: 23
Trường nghề nâng cao giá trị thực hành nghề nghiệp cho người học
Xem thêm [+]AI thay đổi cuộc chơi, sinh viên như "ngồi trên lửa"
Ngày đăng: 02/05/2025 - Lượt xem: 23
AI thay đổi cuộc chơi, sinh viên như "ngồi trên lửa"
Xem thêm [+]Xu hướng giảm xét tuyển học bạ
Ngày đăng: 23/04/2025 - Lượt xem: 202
Xu hướng giảm xét tuyển học bạ
Xem thêm [+]Thêm trường bỏ xét tuyển đại học bằng điểm thi đánh giá năng lực, tư duy
Ngày đăng: 21/04/2025 - Lượt xem: 143
Mùa tuyển sinh đại học năm nay, Trường đại học Hà Nội chính thức bỏ phương thức xét tuyển kết hợp bài thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do các đại học tổ chức.
Xem thêm [+]Nhân sự IT lương đến 70 triệu đồng/tháng, vung tiền mà tuyển mãi không đủ
Ngày đăng: 11/04/2025 - Lượt xem: 349
Nhân sự IT lương đến 70 triệu đồng/tháng, vung tiền mà tuyển mãi không đủ
Xem thêm [+]Cơ hội việc làm: Nhiều ngành nghề có triển vọng, lương cao trong năm 2025
Ngày đăng: 11/04/2025 - Lượt xem: 311
Cơ hội việc làm: Nhiều ngành nghề có triển vọng, lương cao trong năm 2025
Xem thêm [+]Dân văn phòng hỏi DeepSeek: "Làm sao để tăng lương nhanh nhất?" - Câu trả lời của AI khiến nhân viên giật mình còn sếp nào cũng ái ngại
Ngày đăng: 07/04/2025 - Lượt xem: 449
Dân văn phòng hỏi DeepSeek: "Làm sao để tăng lương nhanh nhất?" - Câu trả lời của AI khiến nhân viên giật mình còn sếp nào cũng ái ngại
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công