Nghề chọn bạn… hay bạn chọn nghề?
Lựa chọn nghề nghiệp vẫn luôn là một cuộc hành trình dài, đôi khi là khó khăn đối với chúng ta. Khi một người đưa ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp, họ sẽ bị tác động, chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như là hoàn cảnh gia đình, sự kỳ vọng của bố mẹ hay thậm chí là phong trào xã hội,… Do đó, sẽ rất đúng ở trường hợp này để nói họ không được quyền kiểm soát việc lựa chọn nghề nghiệp của bản thân mình. Vậy thực tế, nghề chọn bạn hay bạn chọn nghề? Điều này có quan trọng và quyết định đến tương lai, sự nghiệp của con người? Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này nhé!
Nghề chọn bạn… hay bạn chọn nghề?
Trong thời gian gần đây, câu hỏi “nghề chọn người hay người chọn nghề?” thường xuất hiện khá nhiều trên các diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội. Không ít bạn trẻ hoang mang, lo lắng trên hành trình tìm kiếm, lựa chọn nghề nghiệp của mình bởi câu nói, lời khuyên từ đàn anh, đàn chị đi trước “chọn làm gì, cuối cùng vẫn là nghề chọn mình mà thôi”. Nhiều bạn cũng thấy chán nản, buồn bã và nghĩ rằng “chẳng lẽ cứ phó mặc tương lai, đến đâu thì đến sao?”.
Nghề chọn bạn… hay bạn chọn nghề?
Thực tế cho thấy, không phải lúc nào con người cũng được làm, được quyết định mọi thứ theo ý của bản thân và chọn nghề cũng không phải là ngoại lệ. Có những bạn chọn nghề nghiệp theo sở thích nhưng cuối cùng lại chẳng đi đến đâu. Ngược lại, có những người lại phát triển rất tốt, thành công rực rỡ với công việc trái ngành. Đây là một minh chứng cho việc “nghề chọn người chứ người không chọn nghề”.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn rơi vào tình huống không thể quyết định, lựa chọn công việc mình yêu thích như là:
- Nền kinh tế biến đổi liên tục, rơi vào khủng hoảng, nghề bạn thích có nhu cầu tuyển dụng khá ít.
- Bạn đang phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp và công việc trái ngành, trái nghề là công việc duy nhất mà bạn được nhận.
- Gia đình bạn chuyển đến một nơi khác, bạn đi lấy chồng,… và buộc phải tìm kiếm việc làm mới không liên quan đến chuyên môn, sở thích.
- …
Bên cạnh đó, nguyên nhân xuất hiện quan điểm “nghề chọn người” chính là từ sự ưu tiên của bản thân bạn. Công việc mà bạn mơ ước có thể không cho bạn một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, thu nhập quá thấp. Do đó, bạn chấp nhận từ bỏ, đánh đổi để có được những thứ tốt hơn. Ví dụ bạn muốn trở thành họa sĩ nhưng gia đình quá khó khăn, không đủ điều kiện mua máy ảnh, dụng cụ phục vụ quá trình học tập chờ đến lúc bạn ra trường đi làm và nổi tiếng. Có những người chỉ được biết đến khi đã về già. Liệu rằng có mấy ai sẽ chấp nhận đánh đổi cả cuộc đời cho những ước mơ xa vời, khó chạm đến đích như vậy?
Nghề chọn bạn… hay bạn chọn nghề có thực sự quan trọng?
Nghề chọn bạn… hay bạn chọn nghề có thực sự quan trọng?
Vấn đề “nghề chọn bạn… hay bạn chọn nghề?” đang gây ra khá nhiều tranh cãi bởi cộng đồng các bạn trẻ hiện nay. Vậy điều này có thực sự quan trọng hay không? Chúng ta có cần thiết phải rạch ròi trong sự lựa chọn này?
Thực tế, các bạn nên hiểu công việc đầu tiên chưa chắc đã là cuối cùng. Bạn có đảm bảo mình sẽ theo đuổi một vị trí tại một công ty đến cả cuộc đời? Do đó, các bạn cũng không nên quá lo lắng khi không lựa chọn được công việc đúng ngành nghề, đúng sở thích. Chúng ta hãy cứ để nghề chọn mình và biết đâu chính điều đó sẽ mở ra một cơ hội mới, một sự nghiệp, một tương lai mà ta chưa từng nghĩ đến.
Việc mình chọn nghề hay nghề chọn mình sẽ luôn có sự tham gia của cả 2 phía. Khi nghề tìm đến, bản thân bạn cũng có sự chủ động để tiến lên thì mọi thứ dường như sẽ dễ dàng, nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Các bạn có thể liên tưởng hành trình tìm kiếm cái nghề giống như tìm bạn đời vậy. Có những người sẽ gặp tiếng sét ái tình, yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên. Ngược lại, cũng có những người phải mất một thời gian dài tìm hiểu, cân nhắc mới có thể thấy được sự phù hợp, thích rồi yêu.
Như vậy, không quan trọng là “nghề chọn bạn hay bạn chọn nghề”. Điều cốt lõi ở đây đó là trong mọi hoàn cảnh, các bạn đều cần giữ được sự bình tĩnh, chủ động, dấn thân, tự mình trải nghiệm để tìm kiếm được đáp án, đích đến chính xác.
Làm gì khi lỡ chọn sai nghề?
Lựa chọn sai ngành, sai nghề có lẽ là vấn đề không thể tránh khỏi, thậm chí xảy ra rất nhiều trong cuộc sống hiện nay. Sẽ có những lúc, các bạn bỗng trầm tư suy nghĩ, băn khoăn không biết liệu mình có đang đi sai con đường hay không? Và khi đã lỡ chọn sai thì phải làm như thế nào?
Làm gì khi lỡ chọn sai nghề?
Bạn hãy nhớ, tìm kiếm một công việc phù hợp cũng như quá trình khám phá, học hỏi. Các bạn cần phải nỗ lực hết mình, cố gắng tạo nên niềm đam mê, sự hứng thú trong học tập, làm việc. Không có bất kỳ công việc, ngành nghề nào là đơn giản, dễ dàng từ ban đầu. Sẽ không có chuyện vừa ra trường sẽ va ngay vào một nơi “việc nhẹ, lương cao”. Để có được một sự nghiệp vững vàng, tương lai tươi sáng, bạn sẽ phải đánh đổi mồ hôi, công sức, sự cố gắng hết mình.
Và khi bạn đã lỡ bước sai nhịp trên hành trình sự nghiệp của mình, không sao cả, hãy cứ sửa sai và bắt đầu lại. Không có gì là muộn nếu bạn có niềm tin, ý chí, quyết tâm vượt qua. Dù là xuất phát từ nguyên nhân nào đi chăng nữa, bạn hãy chắc chắn sẽ không hối hận với những quyết định của bản thân. Cái gọi là “đạo đức nghề nghiệp” sẽ không cho phép bạn “đứng núi này trông núi nọ”. Do đó, hãy có trách nhiệm với cuộc đời của mình. Một người có quyền được thích rất nhiều nghề nhưng cũng đừng vì sự yêu thích mù quáng là lựa chọn sai. Thay vì chọn nghề bạn thích nhất, hãy chọn nghề bạn làm tốt nhất nhé.
Thay đổi nghề nghiệp liệu có phải là cơ hội cho bạn?
“Nghề chọn bạn” sẽ không phải điều gì quá nghiêm trọng mà nó còn giúp bạn nhìn nhận ra rất nhiều vấn đề trong cuộc đời. Và tất nhiên, khi đã lỡ chọn sai, các bạn có quyền được thay đổi, bắt đầu lại. Biết đâu sau một thời gian làm quen, tìm hiểu, bạn lại trở nên yêu thích và muốn gắn bó lâu dài với nghề mới thì sao? Việc thay đổi nghề có thể sẽ mang đến cho các bạn những cơ hội tốt hơn, là bước đệm để đạt đến thành công trên con đường sự nghiệp.
Tuy nhiên, bên cạnh đó thì bạn sẽ không thể tránh khỏi những thách thức. Vì thực tế, không phải lúc nào cũng có sẵn việc làm để bản thân bạn lựa chọn. Bạn tuyệt đối không nên có suy nghĩ là “đến đâu hay đến đó” hoặc là “mình sao mà chọn được nghề”,… Thay vào đó, các bạn hãy tự tạo cho mình động lực, xác định mục tiêu nghề nghiệp, xem bản thân mong muốn gì và có thể đáp ứng được hay không?
Thay đổi nghề nghiệp liệu có phải là cơ hội cho bạn?
Hơn nữa, các bạn cũng không nên đang làm nghề này mà nhảy sang nghề khác chỉ vì thấy lương cao hơn, trong khi đó chưa biết bản thân có làm được không? Bên cạnh hoàn cảnh, cơ hội thì thái độ cũng sẽ quyết định đến sự thành công của mỗi người. Nếu bạn không chuyên nghiệp thì dù cánh cửa cơ hội có mở ra bao nhiêu lần cũng sẽ chẳng có nghề nào chọn bạn cả. Bạn hãy luôn nỗ lực hết mình, cố gắng làm thật tốt công việc. Nếu có bất kỳ lý do nào bất khả kháng, buộc bạn phải chuyển nghề thì có thể xem đó là một cơ hội mới. Bạn chọn nghề chưa chắc đã đúng, nhưng nếu nghề đã chọn bạn thì sẽ phù hợp.
Như vậy, “nghề chọn bạn hay bạn chọn nghề?”, chắc hẳn các bạn đã có câu trả lời cho bản thân mình rồi phải không? Mong rằng qua những chia sẻ trên đây, các bạn trẻ có thể nhận định đúng đắn về năng lực, giá trí của mình và đưa ra được những sự lựa chọn tốt nhất cho tương lai nhé.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!
Thanh Phương
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Kỹ năng định hướng nghề nghiệp và khám phá bản thân
Loạt trắc nghiệm tính cách giúp 2k4 định hướng nghề nghiệp chính xác
Định hướng nghề nghiệp nhóm Nghiên cứu và nhóm Kỹ thuật theo John Holland
Bài viết khác
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Ngày đăng: 13/01/2025 - Lượt xem: 65
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Xem thêm [+]“Chạy đua” IELTS từ tiểu học, học sinh vất vả, phụ huynh tốn kém ra sao?
Ngày đăng: 07/01/2025 - Lượt xem: 81
Nhiều phụ huynh cho con học IELTS sớm để vào trường tốt, nhưng việc này có thể gây căng thẳng, vì học sinh ở độ tuổi này chưa đủ kiến thức và sức bền.
Xem thêm [+]Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Ngày đăng: 06/01/2025 - Lượt xem: 101
Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Xem thêm [+]Nhiều trường đại học top đầu ở Tp.HCM "chốt" phương án tuyển sinh 2025
Ngày đăng: 04/01/2025 - Lượt xem: 214
Các trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM và nhiều trường đại học khác đã công bố phương án tuyển sinh 2025.
Xem thêm [+]Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi phải hạn chế khả năng "đoán mò" của thí sinh
Ngày đăng: 14/12/2024 - Lượt xem: 188
Liên quan đến Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, lần đầu tiên được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tăng thời gian làm bài thi của các môn lựa chọn và có giải pháp hạn chế khả năng "đoán mò" trong dạng thức câu hỏi đúng, sai.
Xem thêm [+]Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Ngày đăng: 02/12/2024 - Lượt xem: 185
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 221
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 201
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 162
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 210
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công