[Nghề nào cho em] Bất định một con đường
Nghề nghiệp – một chuyện trở thơ?
Người ta sẽ không thể lựa chọn nghề nghiệp cho mình bằng hồi ức. Tưởng niệm chỉ mang lại những gì mơ hồ, ảm đạm và mông lung. Đi qua những rạo rực một thời trẻ, người ta dễ nhìn thấy bản thân trong những mong muốn và ước ao, một thời “ước trở thành…” một bác sĩ, giáo viên, người tài xế… Nghề nghiệp không thể chỉ có bằng mơ ước. Đặc thù của yếu tố này là những thiết thực thuộc về giá trị thực tiễn có từ trải nghiệm và cảm thụ cá nhân. Va đập tháng năm làm người ta nhận ra những gì bản thân có năng lực, xã hội có vị trí cho mình và thời đại có nhu cầu dung nạp năng lực đó.
Trẻ thơ, ai cũng nói với mẹ ba rằng mai này con sẽ là một kiến trúc sư. Thơ dại, ai cũng mạnh miệng bảo với gia đình lớn lên con sẽ là một bác sĩ kiếm nhiều tiền. Những thừa nhận đó chưa mang lại nỗ lực hoàn chỉnh, đó chỉ là những phát ngôn của dạng thức bản ngã chưa hình thành, vì lẽ ấy mà “cái tôi” cũng chưa tự nó khám phá ra chân lý cuộc đời. Phải đến một độ khi cuộc sống đã để cho cái tôi cá nhân của mỗi con người tiếp cận với nhiều giác độ khác nhau, khi tư duy được vận dụng vào những khuôn khổ thì thời điểm lựa chọn nghề nghiệp mới đến với bản thân thôi, duy nhất khi đã được dấn thân vào thực tại bằng đa dạng các con đường đời sống rẽ ngoặt! Nói cách khác đi, nghề nghiệp cũng đòi hỏi một độ trưởng thành của nhận thức. Một đứa trẻ khi đã học về phương trình ion hóa, về những phản ứng phức hợp hóa học đa dạng và phức tạp, về những cấu tạo bộ phận con người; nó vỡ lẽ ra rằng nó không thể giỏi và cũng không thể hứng thú với kiến thức bộ môn Hóa, Sinh. Ngược lại, Văn học và sự sống động của ngôn ngữ cho nó cơ hội để khởi phát cái tôi và lý tường của chính mình, nên từ một ước mong khi bé muốn thành bác sĩ, nó - qua những trải nghiệm về kiến thức thượng tầng - nhận ra rằng nó khao khát trở thành một nhà văn, một nhà báo, một nhà tư tưởng.
Nghề nghiệp - một chuyện định hướng
Ayn Rand - tác giả của quyển “Suối Nguồn” đưa ra kết luận rằng: “Lao động là mục đích sống của con người!”. Nhìn chung, cuộc sống xã hội đã chế định tính chất của nhân loại là những hoạt động tạo ra vật chất. Theo quan điểm chủ nghĩa xã hội của C.Mác thì đây thậm chí là “hành vi lịch sử” đầu tiên của loài người qua những cấp tiến hóa khác nhau. Đến với khái niệm “nghề nghiệp”, lao động mang trong nó nhiều hơn giá trị về sự sản xuất vật chất, mà nó còn gắn liền với lý tưởng, sự tiến bộ, mục tiêu và khát vọng.
Nghề nghiệp không thể bị chế định trong khuôn khổ một cá nhân, vốn dĩ nghề nghiệp là sự liền mạch, song trùng của bản thân - tức là cá thể, với cộng đồng - tập hợp nhiều cá thể. Nhưng xã hội (cộng đồng) không thể quy kết toàn diện việc một cá nhân đi theo con đường nghề nghiệp nào và lựa chọn trở thành một người ra sao với lựa chọn đó. Cộng đồng chỉ tạo ra bề mặt với một số khuôn khổ nhất định như đạo đức, hệ thống nghề nghiệp, chuẩn mực, hình mẫu, … lựa chọn cuối cùng vẫn nằm ở cá nhân.
Một định hướng phải xuất phát từ những gì đã trải qua, con đường đã dấn thân vào và thấu hiểu, kinh nghiệm đã tích lũy được, sự mong muốn của bản thân một người. Không ai có thể hoàn toàn chiếm lấy vị trí và rồi quán triệt ở bất cứ một người nào quyền được định hướng của họ. Nghề nghiệp khi bị trói buộc và hạn định bởi yếu tố khách quan, người ta sẽ không còn xem đó là lao động, mà đó là nghĩa vụ mà bản thân họ phải gánh vác - nghĩa vụ đáp ứng mong muốn của mọi người xung quanh, của cuộc sống xung quanh, của khách thể xung quanh - để rồi bản thể nội tại bị hoai mục mất, ấy là khi lý tưởng cá nhân bị kiềm thúc và dần dà bị triệt tiêu đi.
Vấn đề đối với xã hội ngày nay là những hình mẫu phải đi theo. Hình mẫu phải trở thành như thế mới được xem là thành công, hình mẫu của những thế hệ đi trước trong gia đình, hình mẫu của việc phải giữ gìn và tiếp nối thành tích. Sự mâu thuẫn xuất hiện trong cùng một quan niệm, cùng một thời đại, vậy khi đặt ra câu hỏi rằng: “Thành công nên là việc tiếp bước và tuân theo sự hữu hạn của con đường đã được vạch ra hay thành công nên là quá trình dung nạp và tự bứt phá, là sự phá bỏ khung vòm đã được tạo dựng để tự tạo lập một lối đi tiên phong cho chính mình?”.
Một gia đình có truyền thống làm nghề y nhiều đời, liệu có cho con lựa chọn làm một nghệ sĩ? Một gia đình có truyền thống nho giáo làm nghề giáo lâu đời, liệu có cho con lựa chọn làm một rapper? Xã hội ngày nay là xã hội của tính biến thiên, là lúc nhịp điệu cuộc sống buộc con người, thôi thúc con người đưa ra lựa chọn giữa những biến cố và mâu thuẫn cứ xuất hiện và tự triệt tiêu và rồi lại xuất hiện.
Đến bao giờ người ta mới đưa ra được lời giải cho những câu hỏi đó, đến bao giờ những lời khuyên của các chuyên gia mới đủ tạo ra cuộc cách mạng về nhận thức nghề nghiệp? Chẳng bao giờ và thậm chí nó không nên hằng hữu. Bởi lẽ vấn đề đối này không phải thứ dịch bệnh tự nhiên đòi hỏi cần vaccine phòng ngừa hay chữa bệnh. Vấn đề này là vấn đề của quá trình hoàn thiện, là vấn đề của thách thức, là vấn đề của sứ mệnh cho một con người, đời sống của họ, ước mơ và đam mê của họ. Không nên xem đây là “vấn nạn”, mà nên xem nó là “vấn đề”. Chính thực tế của điều này mà nó đưa ra cho việc lựa chọn nghề nghiệp trở thành lời nghi vấn đầu tiên. Nói một cách trừu tượng, nó là vỏ kén của con bướm. Khuôn khổ tự thân nó không giết chết đi con người, hay đam mê của họ, ước mong của họ. Khuôn khổ là thách thức để thể nghiệm độ chín của mong muốn, khuôn khổ là dạng thức tồn tại cần có để mỗi cá nhân tự viết câu chuyện của chính mình: hoặc lựa chọn làm một con bướm khi phá bỏ vỏ kén hay lựa chọn làm một con nhộng, lặng yên và bình an trong khuôn khổ đó, sự an toàn đó, những cái đã có và luôn có…
Ngẫu nhiên một lựa chọn
Năm nay tôi là một học sinh cấp 3. Tôi đã hoàn thành xong chương trình và đã thi xong kỳ thi Tốt nghiệp. Tôi tin tưởng với nguyện vọng đầu tiên của chính mình. Năm tôi lớp 7, ba mẹ tôi đồng ý với quan điểm của tôi khi muốn học ngành Quan hệ quốc tế của Đại học KHXH&NV. Đến năm tôi lớp 11, ý định đó vẫn còn, thậm chí nó mãnh liệt hơn bao giờ. Nó là điểm đến tôi nhìn và hiểu rõ là mình cần đặt chân, nó là sự hiện hữu vốn thấy của niềm tin và đó là may mắn khi cả ba mẹ đều đồng ý cho tôi. Rồi năm tôi vào 12, chả một ai, chả một yếu tố nào ngoại tại, tôi lóe lên một ý muốn, một cái gì vô danh lôi kéo tôi, thôi thúc tôi. Lúc ấy tôi đang xem series bộ phim Pokemon, sự thúc đẩy nội sinh đó khiến tôi vào xem trang web của Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh, tôi nhìn thấy ngành “Quốc tế học”. Tôi bâng khuâng với điều này, nó có nên là một lựa chọn? Và rồi trong một dịp tiếp xúc với thầy Huỳnh Văn Sơn - Phó hiệu trưởng Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh, tôi lại càng có cơ sở xác định về việc thay đổi nguyện vọng từ Quan hệ Quốc tế đến với Quốc tế học.
Sự chuyển biến và đổi thay không phải một cái gì lớn lao và kỳ vĩ cho lắm. Với tôi, sự chuyển biến và đổi thay chỉ là khi những giao thoa của mục tiêu ban đầu với quan điểm cá nhân tại một thời điểm không còn ăn nhập và quấn quyện. Sự chuyển dịch từ cái ban đầu sang một cái mới hơn cho ta thêm niềm tin rằng, trên con đường hướng nghiệp chúng ta đang đi, bản thân con đường ấy cũng là một nhánh đời sống, mà nếu đã là đời sống thì tức là muôn trùng ngã rẽ, muôn trùng biến thiên. Vài tháng nữa, chính tôi sẽ vào học và trải nghiệm lựa chọn của mình. Tôi không biết nó sẽ ra sao, nó sẽ như thế nào, tôi cũng không chắc chắn với quan điểm chủ quan mình nhìn nhận nó. Duy nhất tôi có niềm tin.
Chuyện nghề nghiệp và định hướng là chuyện niềm tin giữa bản thân mình và lựa chọn đó. Vì không có niềm tin, có đổi thay trăm nghề cũng không có nhiệt huyết, dấn thân vào một ngành nghề, dẫu có khác với định hướng ban đầu đi chăng nữa, mỗi con người cũng cần niềm tin để phấn đấu và hiểu rõ về nó. Chưa có một niềm tin vững chắc thì nhiệt huyết nằm đâu để gắng bó với nghề, để vẽ cho xong một bức tranh về đời sống của mình với nghề đó, công việc đó?
Điều hạnh phúc vỡ òa đầu tiên của con người khi có được một ngành nghề không phải là khi nó y hệt như cái viễn cảnh chủ quan trong bản thân mình, mà là khi nhận ra rằng niềm tin của chính mình với công việc đó đủ lớn lao để bản thân đi tiếp, khám phá và hòa nhập với nó, chỉ có thế thôi mà niềm tin phân định rạch ròi giữa con người của sự đỉnh đạt và con người vô lý tưởng, bất định bước chân đi về chốn không tên …
Võ Lập Phúc
Bài viết khác
Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
Ngày đăng: 07/01/2022 - Lượt xem: 3027
Theo đó thí sinh thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm 2021-2022 ở 3 môn: Vật lý, Hóa học và Sinh học sẽ không thi thực hành
Xem thêm [+]Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
Ngày đăng: 23/11/2021 - Lượt xem: 2661
Nguyễn Quốc Huy, lớp 12 THCS-THPT Nguyễn Tất Thành, Hà Nội, giành huy chương vàng Microsoft Word 2016 tại cuộc thi Tin học văn phòng thế giới. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Xem thêm [+]Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
Ngày đăng: 16/10/2021 - Lượt xem: 2598
Với ý tưởng mang đến những bộ đồ với kiểu dáng mới lạ, sang trọng và thoải mái cho nữ giới thừa cân, sinh viên Khoa Văn hóa Du lịch, Trường ĐH Thủ đô Hà Nội đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo dành cho nữ sinh viên năm 2021”. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu thêm về thông tin trên nhé.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
Ngày đăng: 03/10/2020 - Lượt xem: 3852
Cuộc vật lộn về việc định hướng sự nghiệp, về con đường học vấn đã trở thành vấn đề của toàn xã hội.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 4596
Mình sẽ kể cho mọi người nghe về một tình yêu...”ngộ” của mình.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 3261
Trẻ thơ như những chiếc mầm non mới nhú, trong trí óc chúng là những thứ bay bổng, bay bổng như những đám mây - bay mãi, bay mãi trên những nền trời xanh.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 5113
Tôi ngồi phịch xuống bên bãi cỏ, nhắm mắt rõ chặt, tâm hồn lơ tơ mơ khi đó. Theo một bản năng được học của những hình tượng nghề nghiệp trong lớp Lá mầm non.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 4712
Ngày nhập học, tôi háo hức và hồi hộp điền vào đơn xin nhập học. Dường như, tôi đã đặt tất cả niềm tin và hy vọng vào con đường mà tôi đã chọn.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Để tôi kể bạn nghe về nghề tôi đang làm nhé!
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 1938
Tôi không phải một người giỏi viết, và tôi đã lưỡng lự khá nhiều trước khi quyết định tham gia cuộc thi này, chia sẻ câu chuyện của mình.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Nghề từ tâm
Ngày đăng: 30/09/2020 - Lượt xem: 1540
Tôi rất cảm ơn bản thân vì đã có dũng khí lựa chọn nghề này, đã đủ kiên định giữ lập trường khi bị ngăn cản. Chợt bên cửa sổ, tôi thấy bà mạnh khỏe, mọi người đều hạnh phúc, vây quanh cô gái mặc áo blouse trắng, cổ đeo ống nghe, mỉm cười với tôi.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công