[Nghề nào cho em] Bố của tôi làm nghề xây dựng!
Tôi là con gái của một ông bố làm nghề xây dựng. Nghề mà gắn liền với gạch, đá, xi măng khô cứng và nặng nhọc trong suy nghĩ của hầu hết mọi người. Tôi viết về nghề của bố không phải vì nghề này cũng trở thành niềm đam mê của tôi, mà bởi vì sự tâm huyết với nghề, cách làm việc và cách bố tôi yêu nghề, yêu công việc của mình. Chính những điều đó đã trở thành nguồn năng lượng tích cực và có sự ảnh hưởng một phần không nhỏ tới phong cách làm việc của tôi. Và với bài viết này, tôi muốn chia sẻ với các bạn về những phẩm chất lao động tôi học đường từ chính người bố thân yêu của mình!
Với nghề xây dựng sự chính xác là vô cùng quan trọng!
Từ nhỏ, rất nhiều lần tôi thấy bố dành hàng giờ để nghiên cứu các bản thiết kế xây dựng. Trong ấn tượng của tôi, bản vẽ xây dựng giống một cuốn sách to và khá nhiều trang. Mỗi lần thấy bố làm việc tôi đều tò mò và nhìn xem bố làm gì, trong con mắt của một đứa trẻ lúc đó thứ mà tôi thấy trên những trang giấy to đó là rất nhiều hình vuông, hình chữ nhật, những mũi tên và hàng loạt con số.
Khi đó, đương nhiên là tôi hoàn toàn không tưởng tưởng ra một ngôi nhà sẽ trông như thế nào từ bản vẽ đó cả. Nhưng với một người làm nghề xây dựng như bố, những bản vẽ như vậy là bước đầu tiên hết sức quan trọng. Bố luôn xem xét kỹ càng từng thông số kỹ thuật trên bản vẽ, tính toán và đánh giá thiết kế như vậy đã phù hợp, chính xác hay chưa. Bởi vì, bố từng nói: “Sửa trên giấy thì dễ chứ thi công rồi mới phát hiện ra sai sót thì khó sửa chữa hơn nhiều.”
Và đến tận bây giờ, tôi vẫn luôn nhớ phương châm làm việc của bố: “Làm đúng ngay từ đầu.”
Nghề xây dựng không dành cho những người thiếu kiên nhẫn!
Trong xây dựng, những người làm nghề giống như bố tôi hầu hết đều từng trải qua những lần bị thúc giục đẩy nhanh tiến độ công trình. Vì vậy, áp lực đảm bảo tiến độ thi công luôn là một trong số những vấn đề thường gặp mà người làm nghề xây dựng phải giải quyết.
Tùy thuộc vào quy mô của công trình mà người làm nghề như bố tôi phải có những giải pháp xử lý vấn đề bằng nhiều cách khác nhau vừa để làm hài lòng người chủ ngôi nhà, vừa đảm bảo chất lượng công trình. Tuy nhiên, có một điều mà tôi luôn thấy ở bố đó là sự kiên nhẫn, không vì bị thúc giục mà trở nên vội vàng, làm ẩu. Một ví dụ đơn giản là với bố tôi, không có lý do gì để rút ngắn thời gian để một bức tường sau khi xây dựng phải thật khô trước khi quét lên lớp sơn hoàn thiện.
Giữ thái độ bình tĩnh, lắng nghe và kiên nhẫn tư vấn những vấn đề kỹ thuật một cách dễ hiểu nhất để người chủ căn nhà hiểu rằng cần có thời gian nhất định thì ngôi nhà mới bền vững theo năm tháng.
Đảm bảo An toàn và Chất lượng là chính là thước đo tay nghề!
Xây dựng được coi là một nghề nguy hiểm, khi người làm nghề luôn đối mặt với những rủi ro tai nạn nghề nghiệp. Thế nhưng, chưa bao giờ tôi thấy bố có suy nghĩ bỏ nghề vì lo sợ những rủi ro đó cả.
Đối với bố chỉ cần đảm bảo và thực hiện được toàn bộ những quy tắc an toàn lao động thì những rủi ro kia sẽ không có cơ hội xuất hiện. Từ những quy tắc nhỏ nhất như là về trang phục lao động, đến những quy tắc về kỹ thuật thi công xây dựng đều phải chính xác. Một lần nữa sự chính xác trong công việc lại trở nên đặc biệt quan trọng để đảm bảo cho sự an toàn lao động, bởi nếu chất lượng không đảm bảo chính bản thân người thợ xây dựng sẽ là người chịu rủi ro đầu tiên. Bố tôi đã chia sẻ rằng: “Một công trình đạt chất lượng không chỉ là sau khi hoàn thành được người chủ nhà ưng ý mà còn là sự an toàn cho toàn bộ đội thợ trong quá trình làm việc.”
Dù công việc của bố tôi theo đuổi không phải nghề gì quá to tát hay được nhiều người ngưỡng mộ, nhưng với riêng tôi nghề của bố vẫn luôn là một nghề “đáng nể”! Và tôi, hiện nay đang làm một công việc hoàn toàn khác nhưng những phẩm chất tôi học được từ bố là sự chính xác trong công việc, tính kiên nhẫn và coi trọng chất lượng hoàn thành công việc đã thực sự giúp ích cho tôi rất nhiều.
Minh Ngọc
Bài viết khác
Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
Ngày đăng: 07/01/2022 - Lượt xem: 2974
Theo đó thí sinh thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm 2021-2022 ở 3 môn: Vật lý, Hóa học và Sinh học sẽ không thi thực hành
Xem thêm [+]Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
Ngày đăng: 23/11/2021 - Lượt xem: 2614
Nguyễn Quốc Huy, lớp 12 THCS-THPT Nguyễn Tất Thành, Hà Nội, giành huy chương vàng Microsoft Word 2016 tại cuộc thi Tin học văn phòng thế giới. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Xem thêm [+]Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
Ngày đăng: 16/10/2021 - Lượt xem: 2570
Với ý tưởng mang đến những bộ đồ với kiểu dáng mới lạ, sang trọng và thoải mái cho nữ giới thừa cân, sinh viên Khoa Văn hóa Du lịch, Trường ĐH Thủ đô Hà Nội đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo dành cho nữ sinh viên năm 2021”. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu thêm về thông tin trên nhé.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
Ngày đăng: 03/10/2020 - Lượt xem: 3790
Cuộc vật lộn về việc định hướng sự nghiệp, về con đường học vấn đã trở thành vấn đề của toàn xã hội.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 4543
Mình sẽ kể cho mọi người nghe về một tình yêu...”ngộ” của mình.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 3220
Trẻ thơ như những chiếc mầm non mới nhú, trong trí óc chúng là những thứ bay bổng, bay bổng như những đám mây - bay mãi, bay mãi trên những nền trời xanh.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 4971
Tôi ngồi phịch xuống bên bãi cỏ, nhắm mắt rõ chặt, tâm hồn lơ tơ mơ khi đó. Theo một bản năng được học của những hình tượng nghề nghiệp trong lớp Lá mầm non.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 4640
Ngày nhập học, tôi háo hức và hồi hộp điền vào đơn xin nhập học. Dường như, tôi đã đặt tất cả niềm tin và hy vọng vào con đường mà tôi đã chọn.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Để tôi kể bạn nghe về nghề tôi đang làm nhé!
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 1897
Tôi không phải một người giỏi viết, và tôi đã lưỡng lự khá nhiều trước khi quyết định tham gia cuộc thi này, chia sẻ câu chuyện của mình.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Nghề từ tâm
Ngày đăng: 30/09/2020 - Lượt xem: 1522
Tôi rất cảm ơn bản thân vì đã có dũng khí lựa chọn nghề này, đã đủ kiên định giữ lập trường khi bị ngăn cản. Chợt bên cửa sổ, tôi thấy bà mạnh khỏe, mọi người đều hạnh phúc, vây quanh cô gái mặc áo blouse trắng, cổ đeo ống nghe, mỉm cười với tôi.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công