[Nghề nào cho em] Chọn nghề nghiệp như thế nào?
Các bạn ạ!
Có lẽ mỗi chúng ta đều đã từng không ít lần băn khoăn, đắn đo và nghĩ ngợi về nghề nghiệp tương lai của bản thân: khi định chọn nghề này, chúng ta lại thấy nghề khác có vẻ tốt hơn; một nghề khác nữa là mơ ước của chúng ta nhưng khả năng không cho phép,... và biết bao nhiêu trường hợp khác nữa khiến đầu óc chúng ta rối như tơ vò, những suy nghĩ cứ phát sinh và không ngừng đấu đá nhau khiến tinh thần chúng ta bị dày vò và trở nên kiệt quệ.
Đó chính là chọn nghề bằng việc phân tích lợi hại.
Thời đại thay đổi, xã hội chuyển biến nhưng từ xưa tới nay nghề nghiệp (cũng như tâm tính con người) về cơ bản chỉ có hai loại: “xấu và tốt”. Con người luôn khát khao sự tốt đẹp và bài xích những tệ nạn xấu xa, chẳng mấy ai là mong muốn mình phải kiếm cơm qua việc khiến người ta khinh bỉ và chán ghét cả mà chỉ những người bị hoàn cảnh bức bách và tư tưởng bị lệch lạc mới trở nên như thế (và do đó cần tới sự quan tâm của xã hội tới những hoàn cảnh khó khăn, khẳng định vai trò của giáo dục trong đời sống).
Như đã biết, lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội. Từ những hoạt động khác nhau đã hình thành nên những nghề nghiệp khác nhau với mục đích khác nhau. Đó chính là việc ra đời và phân chia của nghề nghiệp vậy! Những nghề nghiệp ấy, dù “sang hay hèn” cũng đều vì mục đích cống hiến cho xã hội, đó là nghề tốt. Thế nên dẫu có làm lao công cũng đừng lấy đó làm xấu hổ, dẫu làm CEO cũng đừng lấy đó làm kiêu ngạo vì mỗi việc chúng ta làm cũng như bao công việc khác đều cống hiến cho xã hội, mọi nghề nghiệp đó đều cao quý như nhau!
Nhưng nghề nghiệp chúng ta hướng tới hoặc vì vật chất hoặc vì tinh thần. Nói như thế có nghĩa là, chúng ta theo đuổi một nghề nghiệp mang lại cho ta nguồn lợi kinh tế cao hoặc thỏa mãn những mơ ước, khát vọng và hoài bão của bản thân. Thường thường, khi lớn lên ít ai trong số chúng ta vẫn còn theo đuổi những hoài bão tuổi trẻ. Do gánh nặng cuộc sống và áp lực từ phía gia đình – xã hội, chúng ta tìm kiếm những công việc ổn định và chế độ lương hưởng tốt nhằm đảm bảo cho cuộc sống sau này khi kết hôn; cũng có khi chỉ do những mong muốn đơn thuần của bố mẹ muốn chúng ta thay họ thực hiện những ước mơ tuổi trẻ mà họ đã để dở dang... những điều đó khiến chúng ta mệt mỏi. Thành ra, khi chúng ta đã đi tới cuối con đường không phải chính mình ấy, chúng ta lại cảm thấy nuối tiếc. Vật chất không thỏa mãn được chúng ta và như những cái máy, chúng ta lao vào công việc mà không có lấy một phút hạnh phúc cho riêng mình.
Ước mơ đòi hỏi sự phấn đấu và ý chí bền bỉ mới thành công được. Khi chúng ta nỗ lực thì nỗ lực sẽ đền đáp lại chúng ta. Ước mơ là một tấm gương phản ánh lại một phần tâm hồn ta và như một người đại diện cho bản thân chúng ta. Tôn trọng ước mơ chính là tôn trọng chính bản thân mình. Đừng có nói: “Ước mơ chỉ là ước mơ”, điều đó không làm bạn thêm danh giá và thành một nhà triết lý, đó chỉ là cái cớ để bạn trốn tránh chính bản thân mình thôi vì khi đối diện với ước mơ là bạn đang đối diện với một trời thử thách, đối diện với sự yếu kém của chính bản thân mình. Một công việc chúng ta yêu thích sẽ giống như một lăng kính biến hình vũ trụ mà khi đắm chìm trong nó, qua cái nhìn của một con người đã thỏa mãn ước mơ, chúng ta sẽ thấy cuộc sống sao mà đẹp đẽ và mỗi giây mỗi phút đều là hạnh phúc tràn trề. Cho nên, hãy lấy nỗ lực làm nấc thang nối giữa “thực và mộng”; kể cả khi không đủ sức hoàn thành ước mơ mà phải lựa chọn nghề nghiệp khác, hãy luôn nhớ rằng mình đang cống hiến, không phải xấu hổ với một ai, hãy tự hào về việc mình đã luôn cố gắng dù vì bản thân, vì gia đình hay bất kể một lý do nào khác.
Nguyễn Thắng Thuyết
Bài viết khác
Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
Ngày đăng: 07/01/2022 - Lượt xem: 3027
Theo đó thí sinh thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm 2021-2022 ở 3 môn: Vật lý, Hóa học và Sinh học sẽ không thi thực hành
Xem thêm [+]Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
Ngày đăng: 23/11/2021 - Lượt xem: 2661
Nguyễn Quốc Huy, lớp 12 THCS-THPT Nguyễn Tất Thành, Hà Nội, giành huy chương vàng Microsoft Word 2016 tại cuộc thi Tin học văn phòng thế giới. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Xem thêm [+]Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
Ngày đăng: 16/10/2021 - Lượt xem: 2598
Với ý tưởng mang đến những bộ đồ với kiểu dáng mới lạ, sang trọng và thoải mái cho nữ giới thừa cân, sinh viên Khoa Văn hóa Du lịch, Trường ĐH Thủ đô Hà Nội đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo dành cho nữ sinh viên năm 2021”. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu thêm về thông tin trên nhé.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
Ngày đăng: 03/10/2020 - Lượt xem: 3852
Cuộc vật lộn về việc định hướng sự nghiệp, về con đường học vấn đã trở thành vấn đề của toàn xã hội.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 4596
Mình sẽ kể cho mọi người nghe về một tình yêu...”ngộ” của mình.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 3261
Trẻ thơ như những chiếc mầm non mới nhú, trong trí óc chúng là những thứ bay bổng, bay bổng như những đám mây - bay mãi, bay mãi trên những nền trời xanh.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 5113
Tôi ngồi phịch xuống bên bãi cỏ, nhắm mắt rõ chặt, tâm hồn lơ tơ mơ khi đó. Theo một bản năng được học của những hình tượng nghề nghiệp trong lớp Lá mầm non.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 4712
Ngày nhập học, tôi háo hức và hồi hộp điền vào đơn xin nhập học. Dường như, tôi đã đặt tất cả niềm tin và hy vọng vào con đường mà tôi đã chọn.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Để tôi kể bạn nghe về nghề tôi đang làm nhé!
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 1938
Tôi không phải một người giỏi viết, và tôi đã lưỡng lự khá nhiều trước khi quyết định tham gia cuộc thi này, chia sẻ câu chuyện của mình.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Nghề từ tâm
Ngày đăng: 30/09/2020 - Lượt xem: 1540
Tôi rất cảm ơn bản thân vì đã có dũng khí lựa chọn nghề này, đã đủ kiên định giữ lập trường khi bị ngăn cản. Chợt bên cửa sổ, tôi thấy bà mạnh khỏe, mọi người đều hạnh phúc, vây quanh cô gái mặc áo blouse trắng, cổ đeo ống nghe, mỉm cười với tôi.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công