[Nghề nào cho em] Chọn nghề Y, còn điều gì khác?
“Làm điều bạn thích là tự do
Thích điều bạn làm là hạnh phúc”
- Frank Tyger -
Lựa chọn để trở thành một phần trong bức tranh ngành Y là một quyết định đòi hỏi nhiều yếu tố. Ít nhất chúng ta cần tìm thấy trong mình có một điểm phù hợp rồi hẵng nên cân nhắc theo đuổi nghề này bởi sự gian nan, vất vả “tự nhiên có” của nó sẽ làm cho bức tranh không dễ gì trở nên hài hòa được. Tựa lòng tôi, được làm việc trong ngành y là một điều vô cùng quý giá. Mỗi giây phút bên buồng bệnh là một khoảnh khắc không lơi là. Không chỉ người bệnh, mà chúng tôi đều trân quý từng giây phút đó.
Chiều nay khi đang ngồi khâu lại chiếc quần đùi bị rách lưng, một vật mà khi được hỏi tôi cũng không còn nhớ rõ là mình đã có từ ba, bốn, hay có thể là năm năm trước rồi. Một anh bạn đi chơi về, thấy tôi lúng túng trên những đường chỉ liền nói:
- “Ba mươi ngàn đồng em ra chợ mua một cái quần đùi mới là xong, việc gì phải ngồi may vậy”. Nghe vậy, tôi chột dạ. Đúng thật là tôi chưa từng nghĩ tới việc mua một chiếc quần mới để thay thế nó. Tính cách con người luôn sẵn có nhưng chúng ta ít khi nói về nó. Ấy thế mà khi được hỏi, ai cũng đều có thể dễ dàng nói ra được cái gọi là “bản chất” của mình. Tôi đáp:
- “Tính em là vậy, dù cho nó có rách như thế nào, em vẫn muốn đi cùng nó mãi, cho đến khi không đi cùng được nữa thì thôi. Chứ đồ mới với em cũng không quan trọng cho lắm.”
Ai chẳng thích đồ mới, nhưng điều quan trọng nằm ở chỗ: nó có thực sự cần thiết với mình không. Đến đây, tôi lại nhớ đến một câu nói “chất chơi” của cậu bạn thân thời cấp hai rằng: “Điều này có làm thay đổi hòa bình thế giới không?”. Nếu câu trả lời là không thì nó quả không thật mấy quan trọng, tôi nghĩ vậy. Tính tôi là vậy, cũ kỹ từ bao đời. Tôi thích cái gì đó gắn bó, bền lâu. Đã chọn nó đi với mình thì cứ muốn cùng nhau đi cho đến khi không thể nữa thì thôi. Hình ảnh này làm tôi nhớ lại những người thầy đang trực tiếp chỉ dạy tôi nơi tôi đang học tập và làm việc. Ai ai cũng vậy, cũng đều tha thiết gắn bó, gìn giữ từng nhịp đập, hơi thở của từng mảnh đời đau ốm trong những căn phòng cũ. Nó tựa là lương tri, lương tâm, là cái tự nhiên vốn có của mỗi con người – sự đồng cảm với những người yếu ốm hơn. Hơn ai hết, tất thảy chúng tôi đều luôn muốn cùng “chia đều sự khổ đau” với người bệnh.
Tôi thấy mình có nét hợp với ngành y là vậy, cứ thích gắn bó với con người, được trò chuyện, chia sẻ niềm vui và động viên mọi người trong cuộc sống. Nhiều lúc thật éo le, khi bệnh nhân khỏi bệnh và xuất viện thì đáng lẽ mình nên mừng, nhưng thú thật cũng đôi khi, mình thấy thật lưu luyến, thiết tha và có chút chạnh lòng bởi cái cảm giác như là sắp phải chia tay một người thân bên cạnh mình vậy. Nhắc đến đây, tôi thấy mình cần phải chia sẻ một mẩu chuyện về đâu là lý do vào trường Y của tôi và một số bạn khác thời bấy giờ. Sáu năm trường y, tôi sinh hoạt toàn bộ ở ký túc xá nên có cơ hội được gặp nhiều bạn bè đồng trang lứa đến từ nhiều vùng quê khác. Vào thời tôi, hộ khẩu ở nông thôn thì sẽ được ưu tiên vào ở ký túc xá hơn các bạn từ thị xã hay thành phố.
Nét chung của nhiều đứa chúng tôi nằm ở xuất phát điểm. Là những học sinh khá ở trung học phổ thông, và lựa chọn thi vào một trường đại học nào đó có điểm cao. Và trường Y xuất hiện trong danh sách nguyện vọng chúng tôi chỉ đơn giản vì đó là một thử thách. Cũng vì thiếu sự định hướng nghề nghiệp ban đầu, nhiều bạn chỉ nhận ra mình không phù hợp với con đường y khoa khi đã bước vào trường. Y khoa là con đường học tập nghiêm túc, mọi việc làm đều liên quan đến tính mạng của con người, và bệnh viện không phải là môi trường để chúng ta có thể vui đùa thoải mái được. Điều đó nói lên rằng, mỗi con người chọn gắn bó với ngành y, ắt hẳn phải có một điều gì đó giúp họ có được sức mạnh vượt qua sự khó khăn và gian khổ trong học tập cũng như công việc sau này.
Y khoa là một bộ môn khoa học, nó khiến những ai từng yêu thích toán học sẽ phải ngỡ ngàng rằng, còn cả một hàng dài những phương trình tổng quát vẫn đang chờ đợi nghiên cứu để lý giải cho hoạt động sinh lý cũng như bệnh lý của mỗi một cơ quan. Khoa học đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu, phát hiện và kiểm định lại phát hiện đó. Quá trình này thích hợp với những con người yêu tìm tòi, khám phá và đột phá để thay đổi. Đó là nhóm thứ nhất sẽ khẳng định được mình trong y khoa. Trong lúc đó, y học còn là nghệ thuật. Nghệ thuật ở đây đến từ những quan sát nhỏ nhất, những quan sát lặp đi lặp lại từng giờ, từng phút, qua từng trải nghiệm, và những sai lầm. Y học cho phép ta sai lầm, đó chính là lý do mỗi một người sinh viên y khoa cần phải học thật siêng năng khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Việc phạm sai lầm và được sửa sai là cách học hiệu quả và giá trị nhất cho những người thầy thuốc tương lai. Sai lầm, quan sát và sau đó thành công chính là khoảnh khắc hạnh phúc tuyệt vời nhất mà ta vẫn đang chờ đợi trong công việc này. Bởi khi đó, ta thấy mình trưởng thành hơn và tinh tế hơn trong cuộc sống. Vậy nhóm thứ hai, với những người ưa thích quan sát tất thảy mọi thứ xung quanh mình, yêu sự sinh động của cơ thể sống hay những cá nhân thích làm việc với đôi bàn tay của mình, thì y khoa cũng là cánh cửa phù hợp cho các bạn để tận hưởng “chất nghệ thuật" riêng có của nó. Tôi thấy lạ. Mình dường như đến và ở lại với nghề Y bởi một điều gì đấy riêng khác.
Nếu được hỏi rằng đâu là nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc mình, tôi liên tưởng ngay đến một câu ca trong sách Tiếng Việt thời tiểu học:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Con người ta khi sinh ra trên đời, được giáo dục về tình yêu thương là điều căn bản và cốt lõi nhất. Không chỉ ở nhà trường, trong sách vở, nó hiện hữu thường nhật trong cuộc sống chúng ta. Từ việc tưới cây cho đến việc vuốt ve, vui đùa với những động vật nuôi trong nhà, chúng ta vẫn đang nhẹ nhàng, thầm lặng nuôi dưỡng cho mình được một lòng trắc ẩn sâu sắc. Trở lại với nghề y, không riêng gì chăm sóc sức khỏe cho con người, mà nói đến động vật, dù không cùng giống loài, chúng ta vẫn luôn dày công tìm tòi, nghiên cứu để chữa bệnh cho chúng. Bởi rằng, tình yêu thương giữa con người và động vật đã được nuôi nấng, gìn giữ và vun đắp từ rất lâu rồi. Tỷ dụ, giới sinh học tiến hóa khi nghiên cứu về nguồn gốc của chó nuôi trong nhà cho rằng nguồn gốc của chúng xuất phát từ chó sói trong môi trường hoang dã. Thời kỳ con người săn bắt hái lượm, manh nha xây dựng những viên gạch đầu tiên của tổ chức xã hội dưới dạng bộ lạc, chó sói đã được thuần hóa dần dần bởi sự quan tâm đối xử và chia sẻ chân thành của con người. Trải qua hàng ngàn năm, chúng đến sống chung với con người một cách tự nhiên, hỗ trợ con người trong việc săn bắt, bảo vệ tránh thú dữ và trở thành một người bạn đường trung thành của họ. Những giá trị trên đủ giúp chúng ta hiểu tình yêu thương chính là động lực giúp một sinh thể hành động, thay đổi vì những sinh thể khác.
Y khoa, đặc biệt hơn bất kỳ một ngành nghề nào khác, là hàng ngày chữa trị những người đang ốm đau và có thể phải mất đi mạng sống của mình. Vì thế, tình yêu thương chắc chắn phải lớn hơn nhiều lần tình yêu thương vốn có trong cuộc sống thì mới đủ làm cho con người ta sẵn sàng hy sinh để vượt qua những khó khăn, vất vả trong công việc. Ngày nay, “lương y như từ mẫu” dường như không được coi trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng ở Việt Nam nó hẳn luôn nằm trong tiềm thức mỗi người con đất Việt. Chắc ai nấy đều còn nhớ ít nhiều lời Bác Hồ viết trong bài Lòng yêu nước, một tác phẩm luôn gắn bó sâu đậm trong tâm trí của mỗi chúng ta từ thuở còn học những lớp vỡ lòng. Tôi xin nôm na như sau: “Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm và nhấn chìm mọi khó khăn”. Tôi xin được lấy tấm lòng trên để ví với lòng yêu thương con người của những người bạn đang hành nghề thuốc trên tổ quốc ta.
Mỗi ngày dù vất vả đều cho tôi nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Nhưng hơn hết, được yêu thương và được nhận sự thương yêu, quý trọng của mọi người, đó là một điều vô giá mà tôi hiểu rằng không một món tiền hay loại tiền nào có thể đánh đổi được. Dù biết là không thể, nhưng ai mình cũng muốn cứu, muốn giúp. Vì bà như bà mình, ông như ông mình, anh như anh mình, đều chung một giàn hết.
Nguyễn Văn Phong
Bài viết khác
Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
Ngày đăng: 07/01/2022 - Lượt xem: 3027
Theo đó thí sinh thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm 2021-2022 ở 3 môn: Vật lý, Hóa học và Sinh học sẽ không thi thực hành
Xem thêm [+]Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
Ngày đăng: 23/11/2021 - Lượt xem: 2661
Nguyễn Quốc Huy, lớp 12 THCS-THPT Nguyễn Tất Thành, Hà Nội, giành huy chương vàng Microsoft Word 2016 tại cuộc thi Tin học văn phòng thế giới. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Xem thêm [+]Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
Ngày đăng: 16/10/2021 - Lượt xem: 2598
Với ý tưởng mang đến những bộ đồ với kiểu dáng mới lạ, sang trọng và thoải mái cho nữ giới thừa cân, sinh viên Khoa Văn hóa Du lịch, Trường ĐH Thủ đô Hà Nội đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo dành cho nữ sinh viên năm 2021”. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu thêm về thông tin trên nhé.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
Ngày đăng: 03/10/2020 - Lượt xem: 3852
Cuộc vật lộn về việc định hướng sự nghiệp, về con đường học vấn đã trở thành vấn đề của toàn xã hội.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 4596
Mình sẽ kể cho mọi người nghe về một tình yêu...”ngộ” của mình.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 3261
Trẻ thơ như những chiếc mầm non mới nhú, trong trí óc chúng là những thứ bay bổng, bay bổng như những đám mây - bay mãi, bay mãi trên những nền trời xanh.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 5113
Tôi ngồi phịch xuống bên bãi cỏ, nhắm mắt rõ chặt, tâm hồn lơ tơ mơ khi đó. Theo một bản năng được học của những hình tượng nghề nghiệp trong lớp Lá mầm non.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 4712
Ngày nhập học, tôi háo hức và hồi hộp điền vào đơn xin nhập học. Dường như, tôi đã đặt tất cả niềm tin và hy vọng vào con đường mà tôi đã chọn.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Để tôi kể bạn nghe về nghề tôi đang làm nhé!
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 1938
Tôi không phải một người giỏi viết, và tôi đã lưỡng lự khá nhiều trước khi quyết định tham gia cuộc thi này, chia sẻ câu chuyện của mình.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Nghề từ tâm
Ngày đăng: 30/09/2020 - Lượt xem: 1540
Tôi rất cảm ơn bản thân vì đã có dũng khí lựa chọn nghề này, đã đủ kiên định giữ lập trường khi bị ngăn cản. Chợt bên cửa sổ, tôi thấy bà mạnh khỏe, mọi người đều hạnh phúc, vây quanh cô gái mặc áo blouse trắng, cổ đeo ống nghe, mỉm cười với tôi.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công