[Nghề nào cho em] Con đường đến với nghề điện tử - Những ngã rẽ
Đã gần 15 năm, tôi hiện là giảng viên Điện tử của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. Công việc giảng dạy giờ đã ổn định. Tôi đang dần dần có được sự thư thái, niềm vui trong công việc. Chứ không như thời gian đầu, gặp nhiều khó khăn vì tôi là phụ nữ mà lại theo nghề Điện tử.
Ảnh tác giả cung cấp
Tốt nghiệp cấp 1 với điểm 10 môn Toán, điểm 9.5 môn Văn tôi đã nghĩ mình sẽ dễ dàng bước đi trên con đường học vấn. Thêm môn Anh Văn cấp 2 được gần như 10 phẩy, và chút năng khiếu về vẽ mẫu quần áo, tôi rất hạnh phúc vì những gì mình có được. Cấp 3, tôi phải chọn giữa ban A – Toán, Lý, Hóa hay ban B – Văn, Sử, Địa. Điều này làm tôi rất phân vân, vì ban nào cũng có môn tôi thích. Sau đó nghe bạn bè kháo với nhau nên chọn ban A vì sau này rất dễ xin việc làm thì tôi đã chọn ban A. Vào trường chuyên, lớp chọn, tôi mới bắt đầu nếm vị cực nhọc khi học, điều mà trước giờ ở các cấp học nhỏ chưa từng có. Và lúc đó, tôi đã vơi đi niềm yêu thích ban đầu về môn Toán của mình. Học được một năm thì Bộ Giáo Dục có triển khai ban học mới là ban D – Toán, Văn, Anh văn. Lúc đó, phải nói là tôi ngẩn cả người, chặc lưỡi, ban D có vẻ phù hợp với mình nhất, nhưng lỡ học ban A rồi nếu bỏ thì cũng tiếc, thôi thì ráng mà theo.
Rồi tôi cũng đứng trước ngưỡng cửa đại học. Ban A có rất nhiều ngành để thi vào như ngành Nữ công, May, Kinh tế,…Tôi thi đậu trường Kinh Tế và trường Sư phạm Kỹ thuật (SPKT) TP.HCM nhưng sau cùng chọn trường SPKT cho gần nhà, đi bộ có 10 phút. Sức khỏe tôi cũng không tốt cho lắm, đi xe bus thì cứ xanh lè mặt ra nên thật sự không thể đi Sài Gòn học Kinh tế được, mà nhà tôi ở Quận Thủ Đức. Lúc đó, ngành Điện – Điện tử là ngành có điểm đầu vào cao nhất trước. Thật tình tôi đã chọn học ngành này vì lý do đó. Vì tôi nghĩ, đã học trường chuyên lớp chọn thì nên chọn ngành nào đó tương xứng với trình độ. Lúc đó, tôi đã không xét tới sở thích của mình. Điều này gây khó khăn cho tôi về sau này, vì tôi không có đam mê điện tử nhiều như những bạn học khác.
Học Đại học được 3 học kỳ thì trường lại mở tuyển sinh ngành Thiết kế thời trang. Đây là lần thứ 2 tôi chặc lưỡi. Tiếc quá, lâu rồi không luyện vẽ không ngờ ngành học này tôi thấy rất thích. Nhưng rồi suy nghĩ lại cũng không dám và cũng không nỡ chuyển sang ngành học khác, còn đám bạn bè đang chơi với nhau rất vui. Chuyển ngành học sẽ bơ vơ lắm đây, mà trình độ vẽ đã bỏ lửng từ lâu rồi cũng không tự tin lắm. Thế là đành cắm cúi học Điện tử, cũng an ủi là được học bổng thường xuyên. Rồi lựa chọn làm đề tài tốt nghiệp, trường tôi có 2 hướng Sư phạm và Kỹ thuật. Cũng như mọi khi, tôi tiếp tục lựa chọn đề tài hướng Kỹ thuật với ý nghĩ, như thế mới tương xứng với sự học tập của mình, tôi cũng không xét tới sở thích. Có lẽ tôi đã quá lý trí. Và phải nói, khi học kỹ thuật, những thành tích khi phụ nữ đạt được sẽ được tôn vinh rất nhiều rất nhiều, nhưng thực sự tôi cũng mệt mỏi, vất vả lắm mới đạt được.
Và giờ bạn sẽ ngạc nhiên đó, vì tôi đang học Thạc sĩ thứ 2 ngành Giáo dục học. Ngoài ra tôi còn viết lách, đạt được vài giải thưởng. Tôi đang hạnh phúc với những gì mình chọn. Tôi còn vẽ vời nữa. Đây mới là những điều làm tôi cảm thấy dễ dàng khi thực hiện. Nhìn lại con đường nghề của mình tôi có những cảm nhận như sau:
- Thật ra, để có thể nhàn nhã làm những việc mình thấy dễ dàng, vui vẻ như viết lách, vẽ vời, sư phạm thì tôi đã phải cực lực học về kỹ thuật, có công việc về kỹ thuật ổn định. Phải đi làm có kinh tế trước mới có thể làm những điều mình thật sự yêu thích được.
- Có thể có nhiều ngã rẽ phù hợp hơn, nhưng dù chuyển hướng hay không chỉ cần kiên trì bạn vẫn có thể đạt được những thành tựu. Có thể không phải là thành tựu rực rỡ đâu, nhưng cũng đủ để bạn sống đầy đủ.
- Ngành Điện tử rất ít nữ học nhưng các nữ Phó giáo sư về ngành này vẫn có. Điều này cho thấy phụ nữ cũng có khả năng như nam giới.
Tóm lại, tôi đã trải qua những thử thách trên con đường học vấn. Điều gì cũng có giá của nó cả. Nếu bạn bỏ công sức ra đầu tư thì bạn sẽ đạt được kết quả như mơ ước. Chúc bạn thành công và cảm ơn vì đã đọc những tâm sự này của tôi.
Vũ Lam Hiền
Bài viết khác
Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
Ngày đăng: 07/01/2022 - Lượt xem: 3174
Theo đó thí sinh thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm 2021-2022 ở 3 môn: Vật lý, Hóa học và Sinh học sẽ không thi thực hành
Xem thêm [+]Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
Ngày đăng: 23/11/2021 - Lượt xem: 2881
Nguyễn Quốc Huy, lớp 12 THCS-THPT Nguyễn Tất Thành, Hà Nội, giành huy chương vàng Microsoft Word 2016 tại cuộc thi Tin học văn phòng thế giới. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Xem thêm [+]Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
Ngày đăng: 16/10/2021 - Lượt xem: 2736
Với ý tưởng mang đến những bộ đồ với kiểu dáng mới lạ, sang trọng và thoải mái cho nữ giới thừa cân, sinh viên Khoa Văn hóa Du lịch, Trường ĐH Thủ đô Hà Nội đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo dành cho nữ sinh viên năm 2021”. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu thêm về thông tin trên nhé.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
Ngày đăng: 03/10/2020 - Lượt xem: 3974
Cuộc vật lộn về việc định hướng sự nghiệp, về con đường học vấn đã trở thành vấn đề của toàn xã hội.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 4710
Mình sẽ kể cho mọi người nghe về một tình yêu...”ngộ” của mình.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 3391
Trẻ thơ như những chiếc mầm non mới nhú, trong trí óc chúng là những thứ bay bổng, bay bổng như những đám mây - bay mãi, bay mãi trên những nền trời xanh.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 5266
Tôi ngồi phịch xuống bên bãi cỏ, nhắm mắt rõ chặt, tâm hồn lơ tơ mơ khi đó. Theo một bản năng được học của những hình tượng nghề nghiệp trong lớp Lá mầm non.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 4842
Ngày nhập học, tôi háo hức và hồi hộp điền vào đơn xin nhập học. Dường như, tôi đã đặt tất cả niềm tin và hy vọng vào con đường mà tôi đã chọn.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Để tôi kể bạn nghe về nghề tôi đang làm nhé!
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 2058
Tôi không phải một người giỏi viết, và tôi đã lưỡng lự khá nhiều trước khi quyết định tham gia cuộc thi này, chia sẻ câu chuyện của mình.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Nghề từ tâm
Ngày đăng: 30/09/2020 - Lượt xem: 1628
Tôi rất cảm ơn bản thân vì đã có dũng khí lựa chọn nghề này, đã đủ kiên định giữ lập trường khi bị ngăn cản. Chợt bên cửa sổ, tôi thấy bà mạnh khỏe, mọi người đều hạnh phúc, vây quanh cô gái mặc áo blouse trắng, cổ đeo ống nghe, mỉm cười với tôi.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công