[Nghề nào cho em] Công nghệ 4.0 - Bầu trời nào cho em
Cứ mỗi năm đến ngày 27/2 - Ngày thầy thuốc Việt Nam, nó lại nhận được rất nhiều lời chúc mừng sinh nhật và đôi khi, cũng có những lời chúc như: “Chúc con mau ăn chóng lớn, sau này trở thành một bác sỹ tương lai.” Đúng vậy, ngay từ khi lọt lòng mẹ, nó đã bắt đầu nghe những câu chuyện về ông tổ. Ông trước kia vừa là thầy lang, vừa là thầy đồ có tiếng nhất vùng, khi ông mất, di sản ông để lại chỉ là tiếng thơm muôn đời và kho tàng học thuật y học bằng chữ Nôm. Tiếc thay, các thế hệ về sau dần mai mọt chữ Nôm, chiến tranh xảy ra, cũng chẳng mấy ai biết quý trọng kho tàng tri thức ấy, nghề y dần mai một, chỉ còn lại đại gia đình đa phần là các thầy cô giáo, giảng viên,….
Lớp lớp con cháu lớn lên, khi nghe kể câu chuyện ấy, mọi người đều mong rằng sẽ có một thành viên trong gia đình tiếp nối truyền thống của ông. Tuy nhiên, đã qua bao nhiêu thế hệ, vẫn chưa có một ai lựa chọn con đường Y học. Và tới tôi, sinh ngay ngày 27/2, thế là bao nhiêu ước mơ của mọi người đều đặt vào tôi.
Thuở bé, nó cũng rất mong mình sẽ là 1 cô bác sĩ xinh đẹp, giỏi giang, Nó vào bệnh viện, nhìn những tà áo bluouse trắng mà lòng cứ lâng lâng, tưởng tượng rằng nó mặc vào sẽ như thế nào, nó lớn lên sẽ như thế nào,…
Và rồi công nghệ số phát triển, khi mà các trang mạng xã hội bùng nổ, cũng là lúc nó bắt đầu bước qua tuổi 12. Những suy nghĩ tuổi thơ ấu, câu hỏi về tương lai của nó, sự tò mò về nghề, sự hấp dẫn bởi các tin tức mạng xã hội, nó dần dần bị choáng ngợp. Mình sẽ làm gì đây, mình có yêu thích nghề y không, mình có muốn làm bác sĩ không?
Nó hỏi chị nó, chị là một người vô cùng tâm lý, chị bảo: “Đừng để ai đặt mình vào vị trí nào, mọi thứ xuất phát từ trái tim, niềm đam mê của em. Và một ngày nào đó, em sẽ bừng sáng trí tuệ, tìm được niềm đam mê, và khi đó em sẽ trả lời được, em là ai tương lai. Nếu muốn biết, hãy thử, cố gắng và em sẽ nhận ra.”
Dần thoát mình ra khỏi cái mớ bòng bong suy nghĩ ấy, nó vẫn đến trường đều đặn, cố gắng đạt thành tích đều đặn, nhất lớp, nhì lớp các năm, và nó cũng nhanh chóng trở thành cô thiếu nữ xinh đẹp trong tà áo dài trắng. Năm nay nó lớp 10, có ước mơ, có hoài bão và niềm tin vào tương lai. Vậy nó đã làm gì để tìm ra con đường ấy.
Nhiều người nói rằng mạng xã hội là con dao hai lưỡi, và liệu rằng thế hệ trẻ có thể sử dụng mạng xã hội đúng mục đích, biết cách sử dụng chúng đúng đắn hay không? Ba mẹ, anh nó đều nói rằng hãy sử dụng điện thoại để học thật tốt. Chỉ vậy thôi. Năm lớp 6, chiếc điện thoại đầu tiên nó được tặng là chiếc điện thoại cũ mà anh nó đã dùng. Nó bắt đầu biết về facebook, youtube. Nó nghiện.
Nghiện xem facebook, chat với bạn bè trong messenger, viết status, comments bài viết bạn bè cùng trang lứa. Nó cũng quên luôn nó muốn làm gì, quên thời gian, quên việc học. Ba mẹ nó lo lắng, anh nó cấm sử dụng điện thoại, còn chị nó lại nói: “Hãy sử dụng điện thoại như một công cụ của em, đừng để em biến thành nô lệ của điện thoại. Sẽ khó để thoát ra khỏi cơn nghiện, vậy nên, lên kế hoạch thời gian sử dụng, sử dụng cho những mục đích gì, và bao lâu. Quyết tâm để xa những lúc không dùng đến.”
Nó học sa sút một học kỳ, nó hoảng, và nó nghe lời chị. Điện thoại để tìm hiểu bài mới, nghiên cứu những bài toán khó, tìm thêm sách tham khảo, và giải trí vào khoảng thời gian mỗi chập tối, trước khi đi ăn cơm. Nó dần lấy lại thành tích học tập, dần lấy lại kế hoạch và mục tiêu. Nhưng nó lạc quên niềm đam mê làm bác sĩ từ khi nào.
Một ngày đẹp trời, vào kỳ nghỉ hè, nó cùng bạn, sau khi tìm hiểu, suy nghĩ và bàn bạc rất kỹ, nó và bạn đến nói với chị nó: “Chị hai có thể cho bé vay một ít tiền hay không?”
Chị nó hỏi: “Em vay để làm gì?”
Nó trả lời: “Bé muốn sử dụng tiền để làm một ít vốn, bé thấy mấy anh chị bán hàng trên facebook, bé cũng tìm được một số nhà bán với giá sỉ, bé thấy bạn bè bé có nhu cầu mua tất, dụng cụ học tập, in ảnh, … bé sẽ dùng tiền để đi buôn.”
Chị hai nó phì cười: “Bé là học sinh lớp 8 đó hả? Xong cười hỏi tiếp: Bé cần bao nhiêu?”
Nó nhỏ tiếng đáp: “Bé mượn chị Hai 200.000 đồng. Bé viết sổ nợ cho chị Hai, sau này bán có lời, bé trả lại. Trong thời điểm đó, với nó 200.000 là số tiền rất lớn.”
Chị hai nó không ngần ngại đưa cho nó 200.000 đồng, không quên dặn thêm: “Hãy trả lại cho chị Hai khi bé có lãi. Và đảm bảo việc học vẫn tiếp tục tốt.”
Thế là nó bắt đầu kinh doanh. Nó làm ăn thuận lợi, nhận đơn, đặt hàng, nhận hàng, giao hàng và thu tiền. Đôi khi nó còn thu tiền cọc trước, mọi chuyện xảy ra suôn sẻ. Tới kỳ thi, bạn bè nó cũng thi, nó tạm dừng, dịp Tết, bạn bè nó có nhiều tiền lì xì, nó lên đơn nhiều hơn, bán nhiều hơn, và có tiền trả chị Hai. Nó thành công.
Nó bắt đầu nhận ra, nó có niềm đam mê với kinh doanh, maketing, giới thiệu, quảng bá sản phẩm. Nó cũng tự hỏi, tại sao thế giới có nhiều nhãn hàng nổi tiếng, Việt Nam lại không có. Việt Nam cũng có những thương hiệu nổi tiếng, sản phẩm chất lượng, nhưng lại không vươn xa. Nó bắt đầu mơ tới ước mơ viễn đông.
Nó thi bồi dưỡng, tạm gác lại những kế hoạch bán buôn. Bạn kinh doanh cũng vào lớp 10, nó dừng lại. Nhưng trong đầu vẫn là những câu hỏi ấy quanh quẩn. Nó vẫn cứ thế, từng ngày trôi qua. Dịch Covid-19 tới ngay học kỳ cuối cấp, nó học online, thi nhanh chóng và cũng không cần thi chuyển cấp. Và thế là hết cấp hai. Nó dần nhận ra niềm đam mê công nghệ số càng lớn, đam mê với các câu chuyện quảng cáo của Pepsi và Coca, nó thích thú, thì ra nó thích kinh doanh, và trong kinh doanh thì có những nghề nào nhỉ?
Kỳ nghỉ hè 3 tháng trước khi vào lớp 10, nào là tiền áo dài, tiền sách, tiền học, mua xe, mua máy laptop, đè nặng lên ba mẹ nó – Hai người nông dân chân chính. Nó đi làm thêm. Một công việc được chị nó giới thiệu, bán hàng trong một tiệm văn phòng phẩm trong thành phố. Nó vào sống với gia đình chị nó.
Nó tập dần với đường phố, xe cộ qua lại tấp nập, tập dần với việc chạy ra chạy vào bán cho khách này khách nọ, tập dần với việc nhận hàng sắp xếp hàng hóa lên kệ, ngót ngét gần một tháng, dịch Covid lần 2 lại diễn ra. Nó thất nghiệp (theo cái cách mà nhiều người bông đùa lúc đó).
Một tháng đi làm thêm, nhưng nó cũng nhận ra nó thay đổi nhiều đến mức nào. Nó tự tin hơn, rành đường, quen nhiều anh chị cùng làm, có thêm kỹ năng bán hàng trực tiếp, niềm đam mê của nó càng lớn, nó quyết định thi vào trường đại học Kinh tế. Nó tìm hiểu, tham khảo chị nó, và giờ đây, học sinh lớp 10 như nó chỉ ước mong có thể là tân sinh viên của Trường Đại học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh. Nó bắt đầu lên kế hoạch chinh phục.
Nó tập trung học tiếng Anh, nhờ công nghệ, nó biết đến chứng chỉ IELTS, và giờ đây, mỗi ngày nó đều dành thời gian cho việc học IELTS với mục tiêu 7.0 vào hè năm lớp 11 vào lớp 12.
Nó cũng đang lên kế hoạch học thêm chứng chỉ tin học IC3 - nền tảng để nó tiếp xúc nhiều hơn với máy tính và tận dụng được các kỹ năng cần thiết.
Nó tập trung các môn học trên trường, tham khảo thêm sách, học chăm chỉ với mục tiêu được vào viện ISB.
Mới đầu học kỳ 1 lớp 10, giai đoạn chuyển cấp, nhiều vấn đề hơn nên nó chưa sắp xếp được quỹ thời gian, tuy nhiên, chắc chắn, trong một phần kế hoạch là tham gia ngoại khóa, hoạt động từ nguyện và đi làm thêm. Nó tin chắc, các hoạt động ấy sẽ cho nó thêm kỹ năng sống.
Rèn luyện sức khỏe là điều không thể thiếu. Dậy sớm vào lúc 5:00 mỗi sáng và đi ngủ vào lúc 23:00 hằng ngày, đó là những gì nó đã làm được trong thời gian qua. Nó tự hào về điều đó.
Nó tin rằng, dù là ở vùng quê Quảng Nam với những khắc nghiệt về thời tiết, về phương tiện và truyền thông, với ước mơ, với hoài bão của nó, nó có quyền được mơ, được đi tới những nước có nền kinh tế phát triển hơn, để học hỏi và trả lời câu hỏi, vì sao họ có thể có những thương hiệu nổi tiếng như vậy.
Biết đâu tương lai, nó sẽ là một marketer giỏi, hay nó sẽ là một nhà lãnh đạo, hay nó là một start up,.... Nó còn chờ thêm nữa, chờ để nhận ra liệu rằng ước mơ của mình ở đâu, và mình sẽ đi về đâu. Công nghệ 4.0, và bầu trời tương lai nào sẽ dành cho nó.
Ngô Nguyễn Hoài Duyên
Bài viết khác
Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
Ngày đăng: 07/01/2022 - Lượt xem: 3027
Theo đó thí sinh thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm 2021-2022 ở 3 môn: Vật lý, Hóa học và Sinh học sẽ không thi thực hành
Xem thêm [+]Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
Ngày đăng: 23/11/2021 - Lượt xem: 2661
Nguyễn Quốc Huy, lớp 12 THCS-THPT Nguyễn Tất Thành, Hà Nội, giành huy chương vàng Microsoft Word 2016 tại cuộc thi Tin học văn phòng thế giới. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Xem thêm [+]Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
Ngày đăng: 16/10/2021 - Lượt xem: 2598
Với ý tưởng mang đến những bộ đồ với kiểu dáng mới lạ, sang trọng và thoải mái cho nữ giới thừa cân, sinh viên Khoa Văn hóa Du lịch, Trường ĐH Thủ đô Hà Nội đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo dành cho nữ sinh viên năm 2021”. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu thêm về thông tin trên nhé.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
Ngày đăng: 03/10/2020 - Lượt xem: 3852
Cuộc vật lộn về việc định hướng sự nghiệp, về con đường học vấn đã trở thành vấn đề của toàn xã hội.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 4596
Mình sẽ kể cho mọi người nghe về một tình yêu...”ngộ” của mình.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 3260
Trẻ thơ như những chiếc mầm non mới nhú, trong trí óc chúng là những thứ bay bổng, bay bổng như những đám mây - bay mãi, bay mãi trên những nền trời xanh.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 5113
Tôi ngồi phịch xuống bên bãi cỏ, nhắm mắt rõ chặt, tâm hồn lơ tơ mơ khi đó. Theo một bản năng được học của những hình tượng nghề nghiệp trong lớp Lá mầm non.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 4712
Ngày nhập học, tôi háo hức và hồi hộp điền vào đơn xin nhập học. Dường như, tôi đã đặt tất cả niềm tin và hy vọng vào con đường mà tôi đã chọn.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Để tôi kể bạn nghe về nghề tôi đang làm nhé!
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 1938
Tôi không phải một người giỏi viết, và tôi đã lưỡng lự khá nhiều trước khi quyết định tham gia cuộc thi này, chia sẻ câu chuyện của mình.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Nghề từ tâm
Ngày đăng: 30/09/2020 - Lượt xem: 1540
Tôi rất cảm ơn bản thân vì đã có dũng khí lựa chọn nghề này, đã đủ kiên định giữ lập trường khi bị ngăn cản. Chợt bên cửa sổ, tôi thấy bà mạnh khỏe, mọi người đều hạnh phúc, vây quanh cô gái mặc áo blouse trắng, cổ đeo ống nghe, mỉm cười với tôi.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công