[Nghề nào cho em] Học giỏi - Nỗi khổ chọn nghề và áp lực thành công
"Học giỏi vậy sau này học ngành nào, làm nghề gì chả được."
"Học giỏi vậy sau này kiểu gì chả thành công."
Đó là những câu nói tôi thường xuyên nhận được từ mọi người xung quanh. Những câu nói tưởng chừng như lời khen vô hại ấy lại là những cục đá đè nặng lên tâm trí tôi. Tôi không trách những người đã nói câu nói ấy, bởi tôi biết họ không hiểu được nỗi lòng của tôi và những thử thách tôi đang trải qua. Sinh ra trong một gia đình khá giả, được cha mẹ yêu thương và tạo điều kiện để phát triển; may mắn có được sự thông minh và bản tính chăm chỉ, tôi "vô tình" trở thành một "con nhà người ta" chính hiệu: học giỏi, ngoan và nhiều tài lẻ. Người khác nhìn vào nghĩ rằng tôi đang sống một cuộc sống rất đỗi êm đềm và vô tư; rằng tôi đã, đang và sẽ thành công. Nhưng sự thật không phải vậy…
Trước tiên hãy làm rõ một số định nghĩa. Thế nào là học giỏi? Ở Việt Nam, học giỏi là phải giỏi đều, là được điểm cao tất cả các môn, là điểm trung bình năm trên 9.0; là xếp hạng cao trong lớp, trong trường. Thế nào là thành công? Ở Việt Nam, thành công là có công việc lương cao, mua được biệt thự siêu xe; là có chỗ đứng trong xã hội, được người người ngưỡng mộ, kính trọng.
Nếu xét theo những tiêu chí trên thì quả thực tôi là một học sinh giỏi, thậm chí có thể nói là tiêu biểu và xuất sắc. Vậy vấn đề ở đây là gì? Là việc học giỏi đều.
Sự thật là học giỏi đều cũng khó chọn ngành, chọn nghề như học kém đều. Và đây là trở ngại lớn nhất của một học sinh giỏi như tôi đây, là nỗi khổ thầm kín mà tôi khó lòng giải thích cho những người xung quanh hiểu được. Vì sao ư? Đơn giản thôi, không ai nghĩ đây là một "khuyết điểm". Bản thân tôi cũng từng có suy nghĩ như vậy. Suốt các năm cấp 1 và cấp 2, tôi tự hào mình là một học sinh giỏi toàn diện. Tôi chăm chỉ, phấn đấu học giỏi đều các môn và điều đó đã giúp tôi đứng nhất lớp suốt 9 năm! Nhìn lại quãng thời gian huy hoàng đó, tôi quả thực cảm thấy rất tự hào và cũng rất phục sự cố gắng của bản thân, nhưng cũng rất tiếc nuối và hối hận.
Kể từ khi bước vào cấp 3, cách cánh cửa Đại học không xa, xung quanh là những người bạn dù điểm không cao bằng tôi, xếp hạng thấp hơn tôi nhưng đều có một ước mơ và hướng đi, tôi mới bắt đầu nhận thức được vấn đề.
Rốt cuộc thì tôi đang phấn đấu vì điều gì? Vì những con điểm 10, vì vị trí nhất lớp hay vì tương lai của bản thân? Rốt cuộc thì tại sao tôi phải ngày đêm học tập khi những đứa bạn xung quanh mình đang vui chơi giải trí? Vì để cha mẹ vui lòng hay vì chuẩn bị cho sự nghiệp và cuộc sống sau này? Rốt cuộc thế mạnh của tôi là ở đâu? Là các môn tự nhiên hay các môn xã hội? Ngành nghề nào rồi sẽ dành cho tôi? Liệu tôi sẽ trở thành bác sĩ như cha mẹ tôi mong muốn? Tôi không biết, thú thật là vậy.
Tôi đã từng đọc một bài viết "Đừng cố học giỏi tại Việt Nam" và lần đầu tiên tôi thấy bản thân mình được thực sự thấu hiểu: "…học giỏi tất cả các môn, đầu tư thời gian dàn trải để giỏi tất cả các môn đồng nghĩa là rất khó cho bạn để có chặng nghỉ nghĩ về những gì mình yêu thích nhất và có tiềm năng phát triển nhất. Rất nhiều học sinh giỏi cái gì cũng giỏi nhưng chẳng thật sự giỏi cái gì". Điều này quả thực rất đúng, đúng đến đau lòng. Giá mà tôi nhận ra đam mê và ước mơ của bản thân sớm hơn thì tôi đã không phải mất thời gian học những môn học mình không thích, nhồi nhét vào đầu những kiến thức mà tôi không nghĩ là mình sẽ cần đến cho sự phát triển của chính mình trong tương lai, cho cả sự nghiệp và cuộc sống.
Khoảnh khắc tôi nhận ra sự thật phũ phàng đó, tôi lo sợ vô cùng. Liệu 3 năm cấp 3 có đủ để tôi kịp thời nhận ra chính mình, nhận ra đam mê và thế mạnh của bản thân và đầu tư cho nó? Câu hỏi này chỉ có thể chờ thời gian trả lời… Nhưng có một điều tôi chắc chắn, rằng tôi không thể chần chừ được nữa!
Hiện tôi 16 tuổi, sắp trở thành học sinh lớp 11. Năm học vừa rồi, tôi không còn đứng nhất lớp nữa. Nhưng tôi không cảm thấy quá buồn hay thất vọng. Bởi tôi biết tôi đang đi đúng hướng: tôi đang đi trên con đường sẽ giúp tôi đạt được ước mơ và hoài bão của bản thân. Tôi nhận ra thế mạnh của mình đối với Tiếng Anh và đam mê trở thành một nữ doanh nhân thành đạt. Sau đó tôi bắt đầu tìm hiểu về các ngành học có liên quan và phấn đấu thi vào ngành Kinh doanh Quốc tế. Tôi quyết định sẽ thi khối A1 và bắt đầu đầu tư cho ba môn Toán – Lý – Anh từ giữa năm lớp 10. Tôi không thể nói trước rằng đây là một con đường đúng đắn, rằng tôi sẽ thành công; nhưng ít ra đó là con đường tôi tự mình lựa chọn và tôi cảm thấy hài lòng với quyết định của mình.
Áp lực trong học tập là điều không thể tránh khỏi và tôi tin rằng đó là chuyện không chỉ của riêng tôi. Một định kiến đã ăn sâu vào tâm trí của các bậc cha mẹ Việt Nam rằng một đứa trẻ học giỏi sẽ thành công. Cũng vì suy nghĩ ấy, biết bao thế hệ phụ huynh Việt Nam đã thúc ép con mình học hành. Nhưng đương nhiên chúng ta cũng không thể tránh họ được; bởi lẽ cha mẹ làm điều ấy cũng xuất từ lòng thương con, muốn con có tương lai xán lạn; chỉ tiếc rằng cha mẹ nhiều khi bỏ quên sự thật rằng học tập nơi giảng đường không phải là con đường duy nhất đi đến thành công và rằng con trẻ sẽ rất hạnh phúc nếu cha mẹ tôn trọng và ủng hộ đam mê của con.
Tôi biết rằng khi mọi người xung quanh nhìn nhận tôi là một học sinh giỏi, họ cũng sẽ mong chờ nhiều hơn từ tôi và điều đó đã trở thành một áp lực vô hình. Khoa học không chứng minh điều này nhưng nhiều người tin rằng học giỏi hôm nay đồng nghĩa với việc thành công ngày mai. Và vì vậy, những đứa trẻ đứng nhất lớp được kỳ vọng sẽ trở thành bác sĩ hay kĩ sư. Nếu chúng thành công, đó là sự hiển nhiên. Nếu chúng thất bại, chúng sẽ bị "chỉ trích" và sẽ xuất hiện trên các mặt báo một cách không mấy vẻ vang thông qua những tiêu đề gây tranh cãi như "Thủ khoa thất nghiệp ở nhà nuôi lợn", "Tốt nghiệp loại Giỏi mà thất nghiệp" hay "Nhiều sinh viên giỏi chuyên môn nhưng thất nghiệp". Tôi cho rằng điều này sẽ mang đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng: những đứa trẻ lười học sẽ coi đây là cái cớ hoàn hảo cho sự lười biếng của mình còn những đứa trẻ chăm học sẽ dần trở nên tự ti và tự hỏi liệu sự cố gắng của mình có xứng đáng?
Bản thân tôi cũng từng nhiều lần hoài nghi về công sức mình bỏ ra đối với việc học tập, cảm thấy lạc lõng và không biết mình giỏi gì hay muốn làm gì. Mọi chuyện chỉ thực sự dừng lại khi tôi tìm ra con đường phù hợp cho chính mình và dần cảm thấy tự tin hơn. Kể từ đó tôi yêu thích việc học hơn và học tập hiệu quả hơn. Nếu như trước kia việc học đối với tôi là một nghĩa vụ thì giờ đây tôi học với tất cả sự đam mê và hứng thú; vì tôi biết mình đang học vì tương lai của chính mình, chứ không phải vì ai khác hay điều gì khác.
Hi vọng rằng thông qua bài viết các bạn sẽ nhận được chút gì đó, sự đồng cảm, an ủi, một cái nhìn mới hay chỉ đơn giản là vài giây phút nghiền ngẫm.
Xin cảm ơn.
Vũ Quỳnh Anh Thư
Hướng nghiệp GPO
Bài viết khác
Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
Ngày đăng: 07/01/2022 - Lượt xem: 3027
Theo đó thí sinh thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm 2021-2022 ở 3 môn: Vật lý, Hóa học và Sinh học sẽ không thi thực hành
Xem thêm [+]Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
Ngày đăng: 23/11/2021 - Lượt xem: 2661
Nguyễn Quốc Huy, lớp 12 THCS-THPT Nguyễn Tất Thành, Hà Nội, giành huy chương vàng Microsoft Word 2016 tại cuộc thi Tin học văn phòng thế giới. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Xem thêm [+]Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
Ngày đăng: 16/10/2021 - Lượt xem: 2598
Với ý tưởng mang đến những bộ đồ với kiểu dáng mới lạ, sang trọng và thoải mái cho nữ giới thừa cân, sinh viên Khoa Văn hóa Du lịch, Trường ĐH Thủ đô Hà Nội đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo dành cho nữ sinh viên năm 2021”. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu thêm về thông tin trên nhé.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
Ngày đăng: 03/10/2020 - Lượt xem: 3852
Cuộc vật lộn về việc định hướng sự nghiệp, về con đường học vấn đã trở thành vấn đề của toàn xã hội.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 4596
Mình sẽ kể cho mọi người nghe về một tình yêu...”ngộ” của mình.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 3261
Trẻ thơ như những chiếc mầm non mới nhú, trong trí óc chúng là những thứ bay bổng, bay bổng như những đám mây - bay mãi, bay mãi trên những nền trời xanh.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 5113
Tôi ngồi phịch xuống bên bãi cỏ, nhắm mắt rõ chặt, tâm hồn lơ tơ mơ khi đó. Theo một bản năng được học của những hình tượng nghề nghiệp trong lớp Lá mầm non.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 4712
Ngày nhập học, tôi háo hức và hồi hộp điền vào đơn xin nhập học. Dường như, tôi đã đặt tất cả niềm tin và hy vọng vào con đường mà tôi đã chọn.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Để tôi kể bạn nghe về nghề tôi đang làm nhé!
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 1938
Tôi không phải một người giỏi viết, và tôi đã lưỡng lự khá nhiều trước khi quyết định tham gia cuộc thi này, chia sẻ câu chuyện của mình.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Nghề từ tâm
Ngày đăng: 30/09/2020 - Lượt xem: 1540
Tôi rất cảm ơn bản thân vì đã có dũng khí lựa chọn nghề này, đã đủ kiên định giữ lập trường khi bị ngăn cản. Chợt bên cửa sổ, tôi thấy bà mạnh khỏe, mọi người đều hạnh phúc, vây quanh cô gái mặc áo blouse trắng, cổ đeo ống nghe, mỉm cười với tôi.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công