[Nghề nào cho em] Học nghề, Tại sao không?
Hôm nay, Bộ giáo dục chính thức cho phép các thí sinh được quyền thay đổi nguyện vọng đã đăng kí của mình mấy tháng trước. Vì đây là lần điều chỉnh và thay đổi duy nhất nên tất cả các thí sinh vừa tham gia kì thi THPT vừa qua đang hết sức đắn đo và thận trọng, nhất là trong bối cảnh kết quả thi vừa qua khá cao. Và phần nhiều trong các sĩ tử đó đang đắn đo và tự lượng sức mình để có thể đặt chân vào được một trường mà số điểm mình đã đạt được chắc chắn cao hơn mức điểm sàn xét tuyển. Đại đa số các bạn sẽ lựa chọn, cân nhắc thật cẩn thận để có thể vào được Đại học, hoặc cùng lắm là một trường Cao đẳng, rất ít bạn sẽ mạnh dạn chuyển hướng sang các trường Cao đẳng nghề, đừng nói là sẽ lựa trung cấp nghề vào nguyện vọng đăng ký mới của mình.
Thật sự, chọn học đại học hay học nghề sau khi tốt nghiệp THPT luôn là vấn đề được nhiều học sinh lẫn các bậc phụ huynh quan tâm. Trong xã hội Việt Nam, quan niệm “trọng thầy hơn thợ” của rất nhiều bậc làm cha làm mẹ và cả chính bản thân người học đã gây trở ngại lớn trong việc thu hút thí sinh dự thi vào các trường đào tạo nghề, từ Cao đẳng đến Trung cấp hoặc các trung tâm đào tạo riêng lẻ.
Ngày hôm qua, tôi xem chương trình thời sự 24/7 trên tivi ở kênh VTV1. Và tôi nghe được một câu chuyện thật sự thú vị về một chàng trai đã vượt qua sự chông chênh mất định hướng khi từng trượt cả 6 nguyện vọng đại học để trở thành người đạt giải nhất trong một kì thi nghề quốc gia. Cậu ấy chuẩn bị đại diện cho Việt Nam để tranh tài ở kì thi nghề quốc tế.
Con đường cậu đi là học nghề chứ không phải học đại học theo như số đông các bạn học sinh hiện giờ đang theo đuổi, và cậu ấy đã đạt được những thành công mà rất nhiều bạn trẻ mơ ước. Thật sự khi nhìn thấy vóc dáng nhỏ bé, gương mặt hiền lành nhưng ánh mắt đầy sự cương nghị, quả quyết, tôi khâm phục và ngưỡng mộ em ấy thật nhiều.
Thật sự không phải ai cũng đủ mạnh mẽ để có thể có sự lựa chọn học nghề khi bị cánh cửa đại học từ chối. Rất nhiều bạn trẻ đã chọn ôn thi lại hoặc có khi chọn bừa, chọn đại một trường mà điểm thi của mình vừa đủ để xét tuyển. Con đường rẽ ngang học nghề, rất nhiều người cho là “kém sang”, là không phù hợp và họ cứ cắm đầu lao vào tìm một tấm bằng đại học. Có thể làm được như chàng trai nọ thật không có mấy người.
Tôi đã từng nghe rất nhiều lần câu nói chua chát về tình hình thị trường nước nhà: thừa thầy, thiếu thợ. Học nghề? Tại sao không nhỉ? Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, đi cùng với sự phát triển ngày càng cao của xã hội, càng ngày càng có nhiều ngành nghề mới được mở ra và cơ hội phát triển là rất lớn cho tất cả mọi người, nhất là các bạn trẻ.
Ngày nay, có một thực tế vẫn được nhắc đến nhiều là số sinh viên các trường đại học, thậm chí Thạc sĩ thất nghiệp khá lớn. Còn các sinh viên trường nghề, cao đẳng, trung cấp kỹ thuật vẫn có nhiều khả năng tìm kiếm được việc làm tốt, đảm bảo về tài chính. Những nghề như: Đầu bếp, Bartender, Barista, Đầu bếp bánh, Giám sát F&B, Quản lý nhà hàng… là những nghề được xuất thân từ các trường dạy nghề chuyên nghiệp đã và đang khẳng định được chỗ đứng cũng như tầm quan trọng của mình trong xã hội. Những người học nó còn có thể có cơ hội nhận được những cơ hội việc làm hấp dẫn từ các khách sạn, nhà hàng, cơ sở lưu trú hay dịch vụ ăn uống. Chỉ cần có tay nghề cao, họ sẽ có sự thăng tiến tốt và mức thu nhập rất cao mà không phải cử nhân tốt nghiệp Đại học nào cũng có được ngay sau khi tốt nghiệp. Vậy tại sao các bạn học sinh lại vẫn đắn đo và không chọn con đường học nghề để tự tin đi vào đời?
Rất mong rằng càng ngày sẽ càng có nhiều những câu chuyện truyền cảm hứng như chàng sinh viên Cao đẳng nghề Hà Nội đi đến đỉnh vinh quang ấy được giới thiệu rộng rãi trên các phương tiện truyền thông. Những tấm gương đi vào đời với con đường khác hành trình trường học ấy sẽ có thể cổ vũ, động viên một bộ phận người trẻ trên hành trình vào đời của mình. Đó là những động lực để khuyến khích họ hãy dũng cảm và tự tin tìm một hướng đi mới thay vì cố gắng để vào được đại học bằng mọi giá.
Cuộc sống có nhiều con đường và học đại học rồi có tấm bằng cử nhân không phải là con đường duy nhất, các bạn trẻ à! Học chữ hay học nghề cũng đều là những cách thức đưa mỗi người vào tương lai, mong rằng các bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường hoặc những sĩ tử mới vừa trải qua kì thi THPT căng thẳng sẽ có thêm những sự lựa chọn hợp lý để đi những bước chân đầu tiên của mình trên hành trình vào đời.
Nguyễn Hồng Minh
Bài viết khác
Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
Ngày đăng: 07/01/2022 - Lượt xem: 3027
Theo đó thí sinh thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm 2021-2022 ở 3 môn: Vật lý, Hóa học và Sinh học sẽ không thi thực hành
Xem thêm [+]Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
Ngày đăng: 23/11/2021 - Lượt xem: 2661
Nguyễn Quốc Huy, lớp 12 THCS-THPT Nguyễn Tất Thành, Hà Nội, giành huy chương vàng Microsoft Word 2016 tại cuộc thi Tin học văn phòng thế giới. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Xem thêm [+]Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
Ngày đăng: 16/10/2021 - Lượt xem: 2598
Với ý tưởng mang đến những bộ đồ với kiểu dáng mới lạ, sang trọng và thoải mái cho nữ giới thừa cân, sinh viên Khoa Văn hóa Du lịch, Trường ĐH Thủ đô Hà Nội đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo dành cho nữ sinh viên năm 2021”. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu thêm về thông tin trên nhé.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
Ngày đăng: 03/10/2020 - Lượt xem: 3852
Cuộc vật lộn về việc định hướng sự nghiệp, về con đường học vấn đã trở thành vấn đề của toàn xã hội.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 4596
Mình sẽ kể cho mọi người nghe về một tình yêu...”ngộ” của mình.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 3260
Trẻ thơ như những chiếc mầm non mới nhú, trong trí óc chúng là những thứ bay bổng, bay bổng như những đám mây - bay mãi, bay mãi trên những nền trời xanh.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 5113
Tôi ngồi phịch xuống bên bãi cỏ, nhắm mắt rõ chặt, tâm hồn lơ tơ mơ khi đó. Theo một bản năng được học của những hình tượng nghề nghiệp trong lớp Lá mầm non.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 4712
Ngày nhập học, tôi háo hức và hồi hộp điền vào đơn xin nhập học. Dường như, tôi đã đặt tất cả niềm tin và hy vọng vào con đường mà tôi đã chọn.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Để tôi kể bạn nghe về nghề tôi đang làm nhé!
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 1938
Tôi không phải một người giỏi viết, và tôi đã lưỡng lự khá nhiều trước khi quyết định tham gia cuộc thi này, chia sẻ câu chuyện của mình.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Nghề từ tâm
Ngày đăng: 30/09/2020 - Lượt xem: 1540
Tôi rất cảm ơn bản thân vì đã có dũng khí lựa chọn nghề này, đã đủ kiên định giữ lập trường khi bị ngăn cản. Chợt bên cửa sổ, tôi thấy bà mạnh khỏe, mọi người đều hạnh phúc, vây quanh cô gái mặc áo blouse trắng, cổ đeo ống nghe, mỉm cười với tôi.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công