[Nghề nào cho em] Học tiếng Trung: Trào lưu dễ thực hiện hay con đường đầy chông gai?
Trong thời kỳ hội nhập quốc tế nhanh như vũ bão hiện nay, các ngành học ngoại ngữ ngày càng khẳng định vị thế và thu hút nhiều bạn trẻ lựa chọn, trong đó Tiếng Trung trở nên thịnh hành hơn bao giờ hết. Là cường quốc kinh tế đứng thứ hai thế giới, Trung Quốc ngày một ảnh hưởng đến các quốc gia khác thông qua các phương tiện truyền thông, đặc biệt là mạng xã hội được đa số giới trẻ Việt chào đón và hưởng ứng nhiệt liệt như Tik Tok. Nhu cầu học Tiếng Trung không ngừng tăng lên, điều đó thể hiện ở đầu vào của ngành này tại các trường đại học ngày càng cao.
Học tiếng Trung có khó không? (Ảnh tác giả cung cấp)
Nhiều người quan niệm rằng ngoại ngữ không sao so bì được với khối ngành kỹ thuật, chỉ cần chăm chỉ là có thể học được. Thật ra, bất kì ngành nào cũng đều có những trở lực nhất định mà người theo đuổi nó phải đối mặt và vượt qua. Chính vì lẽ đó, việc xác định ngành nghề trước khi bắt đầu là rất bức thiết. Bởi xác định được tính cách, khả năng phù hợp với việc học Tiếng Trung thì đó là bước đà trong tiến trình lĩnh hội ngôn ngữ của bạn, xuất phát điểm của bạn sẽ cao hơn khối người chọn ngành chỉ theo trào lưu. Đầu tiên (theo những gì tôi quan sát), những người xuất chúng về ngoại ngữ nói chung có một khả năng bắt chước, mô phỏng giọng nói một cách tuyệt vời, nghĩa là tốc độ lĩnh hội ngôn ngữ của họ rất tốt. Thứ hai, bạn phải có hứng thú hay tình cảm đặc biệt với đất nước, văn hóa hay con người, cũng có thể là điện ảnh hay phong cảnh tuyệt mĩ của quốc gia đó. Bởi vì tiếp cận với một ngoại ngữ đồng nghĩa với việc tiếp cận với một nền văn hóa mới, một lối tư duy mới. Thứ ba,là tính linh hoạt, sẵn sàng mắc lỗi sai và sửa sai, tự tin khi đứng trước đám đông vì mục đích đơn giản nhất chẳng phải là chúng ta có thể dùng ngôn ngôn ngữ đó để giao tiếp, trao đổi công việc và phát biểu ý kiến hay sao? Thứ tư, là sự kiên trì theo đuổi ngoại ngữ, bất chấp hoàn cảnh, luôn ưu tiên thói quen học ngoại ngữ hàng ngày. Sử dụng ngoại ngữ là một loại kỹ năng mà kỹ năng thì cần được trau chuốt, rèn luyện từng bước một, từ ngày này qua ngày khác.
Giai đoạn đầu tiếp xúc với Tiếng Trung chứa nhiều những khó khăn. Nắm vững “phát âm và bộ thủ” (bộ phận cấu tạo thành chữ tiếng Trung) là tiền đề cho việc tự học và nghiên cứu sau này. Tìm được một ngôi trường, một giáo viên, một người dày dặn kinh nghiệm hướng dẫn bạn như là cá voi tìm được vùng nước ấm để sinh con vậy, vô cùng quan trọng. Đối với bất kỳ một ngôn ngữ nào, muốn giao tiếp được thì không khó nhưng khi nó đã là chuyên ngành thì hoàn toàn khác. Định hướng nghề nghiệp sau này liên quan đến Tiếng Trung sẽ giúp chúng ta đặt mục tiêu rõ ràng hơn, bạn muốn làm hướng dẫn viên du lịch, phiên dịch viên, hay một nhân viên giao dịch mảng Logistics,… từ đó có thể xác định nguồn thông tin, tài liệu liên quan để tự tìm tòi và hơn hết là hãy hỏi những người đi trước tương đối có kinh nghiệm, họ có thể cho bạn những lời khuyên đắt giá không thể nào tìm được trên Internet.
Chữ viết Tiếng Trung là chữ tượng hình nên nó gây ra nhiều khó khăn cho những người muốn chinh phục ngôn ngữ này. Đặc biệt hơn ở chỗ, nhiều chữ có cách phát âm y hệt nhau nhưng cách viết lại khác nhau hoàn toàn. Giải pháp chỉ có thể là học nhiều biết nhiều mà thôi. Không ai trả lời cho bạn một ngày học bao nhiêu thời gian là phù hợp, nó phụ thuộc vào nhu cầu và khả năng của bạn, vào tham vọng tiến thủ của bạn. Nhiều người nổi tiếng trong việc nói đa ngôn ngữ đã chỉ ra học từ vựng một cách đơn lẻ sẽ không đem lại hiệu quả cao. Học từ vựng không những để nhận biết nó trong bài đọc hiểu mà còn để sử dụng nó trong giao tiếp, trong viết bài, như vậy mới có hiệu quả. Đôi lúc hai từ dịch nghĩa Tiếng Việt giống nhau nhưng cách sử dụng của chúng là khác nhau, có thể phụ thuộc vào vị trí trong câu hoặc ngữ cảnh. Cách của tôi là học chúng theo câu cụ thể. Những câu đó ở đâu? Có thể tìm thấy chúng ở những đoạn văn trong giáo trình của bạn, trong bài báo Tiếng Trung trên Internet, trong các chương trình gameshow hay lời thoại của diễn viên trong phim (đây là cách nhanh vào đầu nhất vì có hình ảnh sinh động).
Học một ngoại ngữ cần phải trau dồi cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong quá trình học, không bỏ sót một cái nào. Hãy chọn những video hay tệp audio theo chủ đề bạn thích, không cần phải dài và phải có phần phụ đề. Phần phụ đề rất quan trọng. Việc vận dụng có hiệu quả khi bạn phải nghe rõ từng từ người ta nói, tua đi tua lại nhiều lần và lặp theo, như thế ta có thể luyện cả nghe và nói cùng một lúc, trong quá trình đó cũng tra từ điển những từ trong bài mà bạn chưa biết, nếu có thể thì hãy áp dụng trình độ Tiếng Việt tích lũy bao năm nay để tập dịch vài nói đó ra một cách lưu loát nhất có thể. Việc này tuy tốn thời gian nhưng về lâu dài, áp dụng thường xuyên sẽ cho bạn kĩ năng quý giá trước khi ra trường. Thế còn đọc viết, vẫn nên tiến hành với những chủ đề bạn thích, thật sung sướng khi thể hiện được những gì bạn yêu thích bằng một ngôn ngữ khác, sau đó mở rộng phạm vi đọc những bài trong giáo trình hay sách báo.
Du học ở Trung Quốc cũng là một lựa chọn hay trong việc tìm kiếm một môi trường hoàn hảo để rèn luyện. Nhưng nếu điều kiện không cho phép thì cũng không sao vì bản thân tôi cũng vậy. Một cánh cửa khép lại thì sẽ có những cánh cửa khác chờ bạn mở ra. Khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam tương đối nhiều trong những năm gần đây. Bạn có thể làm việc ở những nơi thường có khách Trung Quốc xuất hiện hay có thể tìm bạn Trung Quốc trên internet và điển hình là Facebook. Trên nhiều nhóm Facebook, đa phần người Trung sẵn sàng giúp bạn sửa những lỗi sai hay những giải thích những nội dung khó hiểu khi học Tiếng Trung, đừng ngần ngại nhờ họ giúp đỡ. Hãy trò chuyện một cách lành mạnh và không tiết lộ nhiều thông tin cá nhân với người mới quen.
Chỉ học những môn Tiếng Trung là không hề ổn. Không chỉ ngành Tiếng Trung nói riêng và tất cả các ngành khác và cuộc sống mỗi chúng ta nói chung chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố kinh tế chính trị, những thay đổi, cải biến hàng ngày xảy ra trên thế giới. Học ngoại ngữ, ta nên quan tâm và cập nhật các diễn biến cũng như các sự kiện vĩ mô liên quan đến quốc gia đó. Ví dụ, khi học Tiếng Trung, bên cạnh con vi-rút có nguồn gốc từ Vũ Hán (Hồ Bắc) gây ra hàng trăm nghìn cái chết làm cả thế giới rơi vào tình trạng trì trệ hiện tại thì chiến tranh thương mại Mỹ-Trung cũng có tầm ảnh hưởng lớn và khiến các tòa soạn tốn không ít giấy mực. Ngoài ra, kết quả bầu cử tổng thống Mỹ vào cuối năm 2020 này cũng mang tính chất quyết định cục diện, thay đổi tình hình hiện tại, ảnh hưởng đến miếng cơm của nhiều người trong số chúng ta bằng cách này hay cách khác.
Ngoài ra, học nhóm cũng là phương pháp vô cùng hiệu quả. Hãy tìm cho mình một nhóm phù hợp để cùng nhau luyện khẩu ngữ, bổ sung kiến thức cho nhau, cùng nhau phát triển. Khi lên đại học, bạn sẽ nhận ra làm việc nhóm là một trong những kỹ năng rất quan trọng để làm việc sau này. Cách chúng ta lắng nghe, trao đổi, phân công, kết hợp, đánh giá trong một nhóm rất quan trọng, bản thân chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi tính cách các thành viên trong nhóm. Vì thế, bạn cần phải kỹ lưỡng và thận trọng trong việc chọn nhóm sao cho các bạn có thể kết hợp hài hòa và đi xa nhất có thể.
Trên đây là những gì tôi đúc kết được sau hai năm học Tiếng Trung, hi vọng nó sẽ có ích cho cộng đồng như tôi đã đặt niềm tin khi mới bắt đầu, đặc biệt là các em học sinh đang có nguyện vọng thi vào ngành Tiếng Trung. Bài viết có thể không đầy đủ và sâu sắc, không bao hàm kinh nghiệm khi ra trường nhưng tôi đã dùng toàn bộ tâm sức và truyền tải nó một cách bài bản nhất và hy vọng nhiều người có thể tiếp cận được nó.
Võ Thị Kim Xoàn
Bài viết khác
Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
Ngày đăng: 07/01/2022 - Lượt xem: 3027
Theo đó thí sinh thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm 2021-2022 ở 3 môn: Vật lý, Hóa học và Sinh học sẽ không thi thực hành
Xem thêm [+]Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
Ngày đăng: 23/11/2021 - Lượt xem: 2661
Nguyễn Quốc Huy, lớp 12 THCS-THPT Nguyễn Tất Thành, Hà Nội, giành huy chương vàng Microsoft Word 2016 tại cuộc thi Tin học văn phòng thế giới. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Xem thêm [+]Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
Ngày đăng: 16/10/2021 - Lượt xem: 2598
Với ý tưởng mang đến những bộ đồ với kiểu dáng mới lạ, sang trọng và thoải mái cho nữ giới thừa cân, sinh viên Khoa Văn hóa Du lịch, Trường ĐH Thủ đô Hà Nội đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo dành cho nữ sinh viên năm 2021”. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu thêm về thông tin trên nhé.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
Ngày đăng: 03/10/2020 - Lượt xem: 3852
Cuộc vật lộn về việc định hướng sự nghiệp, về con đường học vấn đã trở thành vấn đề của toàn xã hội.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 4596
Mình sẽ kể cho mọi người nghe về một tình yêu...”ngộ” của mình.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 3261
Trẻ thơ như những chiếc mầm non mới nhú, trong trí óc chúng là những thứ bay bổng, bay bổng như những đám mây - bay mãi, bay mãi trên những nền trời xanh.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 5113
Tôi ngồi phịch xuống bên bãi cỏ, nhắm mắt rõ chặt, tâm hồn lơ tơ mơ khi đó. Theo một bản năng được học của những hình tượng nghề nghiệp trong lớp Lá mầm non.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 4712
Ngày nhập học, tôi háo hức và hồi hộp điền vào đơn xin nhập học. Dường như, tôi đã đặt tất cả niềm tin và hy vọng vào con đường mà tôi đã chọn.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Để tôi kể bạn nghe về nghề tôi đang làm nhé!
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 1938
Tôi không phải một người giỏi viết, và tôi đã lưỡng lự khá nhiều trước khi quyết định tham gia cuộc thi này, chia sẻ câu chuyện của mình.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Nghề từ tâm
Ngày đăng: 30/09/2020 - Lượt xem: 1540
Tôi rất cảm ơn bản thân vì đã có dũng khí lựa chọn nghề này, đã đủ kiên định giữ lập trường khi bị ngăn cản. Chợt bên cửa sổ, tôi thấy bà mạnh khỏe, mọi người đều hạnh phúc, vây quanh cô gái mặc áo blouse trắng, cổ đeo ống nghe, mỉm cười với tôi.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công