[Nghề nào cho em] Kiến trúc sư – Nghề hay nghiệp ?
Kiến trúc, đồ họa, thời trang hay như nhiều ngành nghề sáng tạo khác là sự lựa chọn của muôn vàn bạn trẻ có cái nhìn nhạy cảm với cái đẹp. Chúng tôi sinh ra với nỗi khát khao được cầm bút, cầm cọ và vẽ từng nét được trau chuốt luyện tập hàng ngày. Từ những ngày còn đi học, vẽ vời bất cứ thứ gì mình muốn. Khi đi luyện vẽ và háo hức lần đầu được học bài bản những kỹ năng về hình khối và sáng tối đậm nhạt. Cho đến khi ngồi trong giảng đường đại học vẽ những đồ án nối tiếp nhau với độ khó tăng dần.
Tôi đã từng nghe nhiều tiền bối nói rằng Kiến trúc là cái nghề rất “bạc”. Công sức bỏ ra thì nhiều nhưng nhận lại chẳng bao nhiêu. Hiện nay còn có nhiều người phá giá, chỉ cần chọn thi công thì được miễn bản vẽ. Tiền công trên mỗi mét vuông ngày càng giảm, nhưng vì mưu sinh nên đè cái tôi xuống mà nhận công trình. Mà cái đau nhất là khi thấy bản vẽ của mình mà chẳng nhận ra được sau khi thi công. Người ta thay chỗ này một chút vì bà hàng xóm nói màu này quê, người ta lách chỗ kia một tẹo vì ông thầy phong thủy nói không hợp hướng. Rồi đáng buồn thay người ta lại chẳng trọng lời của người đã dày công thiết kế ra nó. Khách hàng hay than vãn rằng có cái bản vẽ "thế thôi" mà tận mấy triệu, "nhanh mà em", "dễ mà em", chúng tôi chỉ có thể im lặng lắc đầu. Chẳng ai rỗi hơi quan tâm đến những gì chúng tôi cố tích lũy và mài giũa từng ngày trong suốt 5 năm trời.
Có ai biết được để vẽ được cái bản vẽ "chẳng có đáng gì" đó đã tiêu tốn biết bao nhiêu tiền bạc, thời gian, mồ hôi, nước mắt, và thậm chí là cả máu nữa. Những đêm thức trắng, những lần làm mô hình đến rộp cả tay vì keo dán sắt, những tờ giấy canson trải dài khắp phòng chờ được lấp kín hay những chuyến xe cồng kềnh với đồ án được bảo vệ hơn cả bản thân.
Bút chì mà sinh viên ngành khác xài có thể chỉ vài ngàn đồng, nhưng bút chì của sinh viên Kiến trúc ít nhất cũng mất 30 ngàn, đủ các thể loại kích thước nét. 0.1, 0.3, 0.5; chưa kể bút kim và màu vẽ. Máy tính phải mạnh, phải đắt thì may ra mới mở nổi mấy phần mềm cần thiết. Mớ họa cụ và tiền giấy, tiền in ấn bào mòn túi tiền của đám sinh viên vốn đã chẳng giàu có gì. Thế mà chỉ cần nghĩ ra được sáng kiến gì để bài vẽ của mình đẹp hơn, thì cũng nhịn ăn mà mua họa cụ để thể hiện nó.
Lên xe buýt thì quá dễ để nhận ra sinh viên ngành này, “tay xách nách mang” nào là bản vẽ, bộ cọ, hộp màu, bảng pha màu, đồ đựng nước rửa cọ, giẻ lau. Thi thoảng còn mang cả cái ống vẽ dài cả mét mà trong đó là những tờ giấy đối với người khác là vô dụng mà với người cầm là vô giá.
Chúng tôi nâng niu từng sản phẩm của mình như con đẻ, như thầy tôi từng nói "mặt em có thể dơ, người em có thể dơ, nhưng bản vẽ phải sạch" và chúng tôi ai cũng tự khắc tuân theo điều đó mà chẳng cần nhắc nhở.
Có một quy luật mà tôi chắc rằng Kiến trúc sư nào cũng sẽ hiểu, một khi đồ án đã tới mùa cao điểm, mọi chuyện khác sẽ tự dưng bớt quan trọng. Mỗi một học kỳ sẽ có 2 đồ án, một dài 6 tuần và một dài 8 tuần. Sinh viên sẽ đi khảo sát hiện trạng và ghi nhận các sơ đồ tách lớp cũng như điều kiện tự nhiên, giao thông, tiếng ồn, điểm mạnh yếu của khu vực. Đồng thời lên ý tưởng thiết kế và sửa bài với giáo viên hướng dẫn mỗi tuần 2 lần. Và thứ gọi là mùa cao điểm chính là giai đoạn cuối cùng, lên bài. Toàn bộ ý tưởng cuối cùng sau cả chục phương án sửa đi sửa lại sẽ được thể hiện bằng tay ( cho sinh viên năm nhất năm hai) và bằng máy (cho những năm cao hơn). Khổ cái là chúng tôi chẳng bao giờ lên bài cho vừa kịp mà thường hay dồn đến khi nước đến cổ mới bơi luôn là vì cái tính cầu toàn. Sợ sai, sợ xấu, sợ hư…mãi đến khi quá muộn rồi thì nỗi sợ trễ hạn mới thúc đẩy chúng tôi bất chấp mà vẽ. Vẽ ngày vẽ đêm vẽ từ tối đến sáng mà có thể không cần ngủ. Nếu có ai nói thức khuya mới biết đêm...ngắn, thì đích thực là sinh viên Kiến trúc đã thức trắng đêm mà vẫn lên bài không kịp.
Biết rằng nghề này chẳng dễ theo đến cùng, nhưng thứ đã dẫn dắt chúng tôi lao vào và bám trụ chính là đam mê. Mà đã mê rồi thì thật là khó bỏ. Luôn muốn đem đến ý tưởng vừa táo bạo vừa thiết thực, muốn nhận được con A sau bao nhiêu cố gắng, và khát khao tìm ra được cái đẹp đáp ứng được nhu cầu chân thiện mỹ của bản thân mình. Chúng tôi luôn dành hết tâm huyết cho mọi thứ mà chúng tôi tạo nên. Thay vì nghỉ một lát để ăn ổ bánh mì thì tôi chọn điểm thêm vài nét bút cho bài vẽ hoàn hảo hơn. Thay vì chọn đại một phương án an toàn thì chúng tôi cố tìm cho ra ý tưởng có thể làm bản thân thỏa mãn. Như tôi đã từng nằm mơ thấy phương án đang dở dang của mình.
Mỗi buổi chấm bài cuối cùng tôi luôn chứng kiến những nụ cười vui sướng của bạn mình khi được điểm A. Và tôi chẳng thể quên cô bạn đã khóc nức nở khi nhận được số điểm quá thấp so với mong muốn.
Mỗi một bản vẽ mà chúng tôi dựng trong phòng chấm bài, mang theo trong đó không chỉ là từng nét cọ, những mảng màu, những đường kim (bút kim). Mà còn là những nụ cười và những giọt nước mắt, kỉ niệm cùng nhau làm bài, sự giúp đỡ trong lúc khó khăn nhất và những bài học quý giá mang chúng tôi đến trưởng thành trải qua từng mùa đồ án.
Nghề nào cũng đều có cái khổ cực, chẳng ai có thể ngồi mát mà đòi ăn bát vàng. Tôi có thể kể ra vô số khuyết điểm của nghề, nhưng nếu có ai hỏi rằng tôi liệu sẽ học gì nếu được quay về ngày thi đại học, thì tôi vẫn sẽ trả lời rằng, tôi chọn Kiến trúc, và chỉ có thể là Kiến trúc mà thôi.
Nguyễn Thị Minh Nguyệt
Được biên tập bởi - Hướng nghiệp GPO
Bài viết khác
Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
Ngày đăng: 07/01/2022 - Lượt xem: 3027
Theo đó thí sinh thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm 2021-2022 ở 3 môn: Vật lý, Hóa học và Sinh học sẽ không thi thực hành
Xem thêm [+]Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
Ngày đăng: 23/11/2021 - Lượt xem: 2661
Nguyễn Quốc Huy, lớp 12 THCS-THPT Nguyễn Tất Thành, Hà Nội, giành huy chương vàng Microsoft Word 2016 tại cuộc thi Tin học văn phòng thế giới. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Xem thêm [+]Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
Ngày đăng: 16/10/2021 - Lượt xem: 2598
Với ý tưởng mang đến những bộ đồ với kiểu dáng mới lạ, sang trọng và thoải mái cho nữ giới thừa cân, sinh viên Khoa Văn hóa Du lịch, Trường ĐH Thủ đô Hà Nội đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo dành cho nữ sinh viên năm 2021”. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu thêm về thông tin trên nhé.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
Ngày đăng: 03/10/2020 - Lượt xem: 3852
Cuộc vật lộn về việc định hướng sự nghiệp, về con đường học vấn đã trở thành vấn đề của toàn xã hội.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 4596
Mình sẽ kể cho mọi người nghe về một tình yêu...”ngộ” của mình.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 3261
Trẻ thơ như những chiếc mầm non mới nhú, trong trí óc chúng là những thứ bay bổng, bay bổng như những đám mây - bay mãi, bay mãi trên những nền trời xanh.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 5113
Tôi ngồi phịch xuống bên bãi cỏ, nhắm mắt rõ chặt, tâm hồn lơ tơ mơ khi đó. Theo một bản năng được học của những hình tượng nghề nghiệp trong lớp Lá mầm non.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 4712
Ngày nhập học, tôi háo hức và hồi hộp điền vào đơn xin nhập học. Dường như, tôi đã đặt tất cả niềm tin và hy vọng vào con đường mà tôi đã chọn.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Để tôi kể bạn nghe về nghề tôi đang làm nhé!
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 1938
Tôi không phải một người giỏi viết, và tôi đã lưỡng lự khá nhiều trước khi quyết định tham gia cuộc thi này, chia sẻ câu chuyện của mình.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Nghề từ tâm
Ngày đăng: 30/09/2020 - Lượt xem: 1540
Tôi rất cảm ơn bản thân vì đã có dũng khí lựa chọn nghề này, đã đủ kiên định giữ lập trường khi bị ngăn cản. Chợt bên cửa sổ, tôi thấy bà mạnh khỏe, mọi người đều hạnh phúc, vây quanh cô gái mặc áo blouse trắng, cổ đeo ống nghe, mỉm cười với tôi.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công