[Nghề nào cho em] Mười tám và Hai mươi hai
Cột mốc kỳ lạ
Sẽ luôn có những cột mốc quan trọng đánh dấu chặng đường mà mỗi người bước qua.
Đó là tiếng khóc chào đời, ngày khai giảng đầu tiên, đêm sinh nhật thứ 18, giây phút cùng người ấy bước và lễ đường,…
Những cột mốc ấy đều thật đẹp và kỳ diệu, mang cho chúng ta những cung bậc cảm xúc từ bất ngờ đến vỡ òa trong hạnh phúc.
Ảnh do tác giả sưu tầm và chỉnh sửa
Thế nhưng cũng sẽ có vài cột mốc sẽ khiến hầu hết mỗi người cảm thấy chơi vơi, lạc lõng bởi họ không biết rằng ngày mai rồi sẽ ra sao.
Và những cột mốc ấy mang tên “tuổi mười tám’’ và “tuổi hai mươi hai’’.
Ảnh do tác giả sưu tầm
Cầm trên tay giấy báo trúng tuyển đại học hay tấm bằng tốt nghiệp, ai mà không vui chứ! Nỗ lực của bốn năm, không, phải là của mười sáu năm ngồi trên ghế nhà trường giờ cũng đã được đáp đền xứng đáng.
Thế nhưng niềm vui chưa kéo dài được bao lâu thì nỗi lo lại ập đến bởi vô số những câu hỏi nhạy cảm nghe có vẻ mang tính quan tâm từ những người xung quanh như “Ngành này đang nổi lắm, con vào học là rất tốt’’, “Con của chú nhà đầu xóm học ngành này ra kiếm được cả nghìn đô, con cũng phải theo ngành nhé’’, “Con đi làm chưa? Lương chắc cũng được mấy chục triệu hả?’’, “Con giỏi vậy chắc làm sếp rồi nhỉ?’’, “Cỡ con thì chẳng mấy chốc lại giàu nhất khu này cho xem!’’,…
Một số sẽ im lặng, vài người sẽ lảng đi đó đâu để tránh bị hỏi, còn phần lớn thì cứ ậm ừ cho qua câu chuyện. Dù khác nhau trong hành động nhưng có lẽ điểm chung duy nhất giữa họ là câu đáp chưa bao giờ được nói thành lời “Dạ con cũng chưa biết bản thân hợp ngành gì’’ hay “Dạ, thật ra con chưa có việc và con cũng chưa biết phải làm công việc gì nữa’’.
Thiếu định hướng, lạc lõng giữa thực tại
Mười hai năm cắp sách đến trường, chúng ta có rất ít và cũng có rất nhiều. Rất ít điều kiện để theo đuổi loại nhạc cụ yêu thích, rất ít thời gian để thử tham gia một sự kiện cộng đồng, rất ít cơ hội để kết thân với những người bạn mới, những anh chị đi trước. Nhưng rất nhiều bài tập cần hoàn thành, rất nhiều môn học phải chuẩn bị, rất nhiều áp lực điểm số phải gánh chịu.
Ảnh do tác giả sưu tầm
Học chưa bao giờ là một điều không cần thiết, thế nhưng điều mà chúng ta thiếu đi chính là cơ hội được khám phá chính bản thân mình – thứ không thể đạt được nếu học sinh chỉ ngồi một chỗ mà cặm cụi học và thiếu đi những tương tác bên ngoài. Và cũng chính vì vậy mà đã có vô số người chọn sai chuyên ngành khi bước vào ngưỡng cửa đại học.
Dành cho những ai đang phân vân giữa hàng nghìn chuyên ngành mà cái nào cũng được cho là “rất HOT’’
Thi đại học không khó bằng chọn ngành học bởi hãy tưởng tượng xem bốn năm thanh xuân tiếp theo sẽ héo tàn thế nào nếu chúng ta chọn sai.
Tôi có một cậu bạn học chung từ lớp mẫu giáo và nó có một cô bạn gái học rất giỏi. Năm ấy, cô bạn đậu vào đại học y dược thành phố trong sự ngưỡng mộ của bạn bè và thầy cô. Nhưng rồi sau hai năm học hành miệt mài, cô ấy đã ra một quyết định vô cùng táo bạo, thi lại đại học để chọn cho bản thân một chuyên ngành khác.
Ai cũng bất ngờ, vài người trong số đó còn cho rằng quyết định đó thật ngốc và tiếc nuối thay cho cô ấy. Nhưng mấy ai hiểu được câu chuyện phía sau.
Ở thành phố, phần lớn phụ huynh nào cũng tâm niệm “nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách Khoa’’ và câu nói ấy đã vô tình trở thành tiêu chuẩn chung cho tất cả những đứa trẻ dù lớn hay nhỏ.
Chúng ta thường được khuyên rằng hãy chọn những chuyên ngành mà bản thân yêu thích nhưng chúng ta lại không biết rằng cái mà chúng ta thích có thật là cái mà chúng ta yêu thích hay chỉ đơn thuần là một niềm tin mù quáng được tạo ra bởi tiêu chuẩn vô lý của mọi người xung quanh.
Cô bạn gái của cậu bạn tôi là nạn nhân trong câu chuyện đó. Cô ấy thích trở thành bác sĩ, hay nói cách khác là “cuồng’’ trở thành bác sĩ. Nhưng vấn đề lại nằm ở chỗ không phải cô ấy thật sự yêu việc trở thành một bác sĩ mà đơn giản chỉ vì câu nói “nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách Khoa’’ đã luôn lặp đi lặp lại bên tai cô từ thuở tấm bé, ăn sâu vào trong tiềm thức khiến cô nghĩ rằng chỉ có nghề bác sĩ mới đáng được kính trọng trong xã hội này. Hậu quả là dù năng lực của cô rất giỏi, đủ điểm thi đậu và ngành y, đủ sức gánh cả sáu năm học, nhưng cô lại chán cảnh mài lưng sớm tối để viết báo cáo, mệt mỏi với những kiến thức trong sách mà theo cô là khô khan. Ngược lại, cô lại tìm thấy sự hứng thú khi đọc một quyển sách về Marketing, phấn khởi khi góp ý cho một đứa bạn về việc lên kế hoạch nhằm quảng cáo sản phẩm trên Facebook.
Ảnh do tác giả sưu tầm
Thông qua câu chuyện trên, chúng ta có thể thấy rằng thay vì chọn một ngành học mà bản thân cố tình thích để chạy theo tiêu chuẩn vô lý của xã hội, theo xu hướng nhất thời của thời đại, chúng ta nên chọn cho mình một ngành học thật sự phù hợp. Sự phù hợp đến từ năng lực của bản thân hòa quyện với tình cảm thật sự với ngành nghề đó sẽ mang lại cho chúng ta một ngành nghề phù hợp.
Đến đây, có thể một vài người sẽ cho rằng việc chọn ngành học cũng phụ thuộc rất lớn vào tiềm năng công việc trong tương lai. Tôi cũng đã từng có suy nghĩ như vậy khi còn nhỏ, nhưng khi lớn hơn, có cơ hội đi xa hơn, tiếp xúc được với nhiều người hơn thì tôi nhận ra rằng không có ngành học nào là không có triển vọng trong tương lai cả. Nếu có thì chỉ là do chúng ta chưa tìm hiểu kỹ về những cơ hội xung quanh. Ví dụ, một người học khảo cổ có thể được cho là ít có cơ hội việc làm hoặc có nhưng lương thấp tại Việt Nam nhưng tại Mỹ thì khảo cổ được cho là một trong những ngành nghề dễ kiếm tiền bởi bởi nó liên quan đến nghiên cứu khoa học, một lĩnh vực mà nước Mỹ rất quan tâm đến.
Dành cho những ai đang lạc lõng nơi ngưỡng cửa tuổi hai mươi hai
Không phải ai cũng may mắn như cô bạn gái của bạn tôi, nhận ra được con đường của bản thân và dũng cảm bắt đầu lại. Có nhiều người mãi đến tận lúc tốt nghiệp ra trường, họ mới nhận ra họ không thực sự phù hợp và yêu thích thật sự chuyên ngành mà họ đã học. Vậy thì có lối thoát nào cho họ?
Ảnh do tác giả sưu tầm
Vào năm thứ ba đại học, tôi may mắn được đi tham quan một ngân hàng khá lớn và điều mà tôi ấn tượng nhất sau buổi tham quan này chính là câu chuyện mà tôi nghe được trong lúc gặp mặt các lãnh đạo của ngân hàng. Giám đốc quản lý các chi nhánh khu vực miền Nam không tốt nghiệp chuyên ngành tài chính mà là chuyên ngành kỹ sư tại trường Bách Khoa. Anh ấy chia sẻ với tôi và các bạn sinh viên khác rằng mãi cho đến khi tốt nghiệp và vô tình đọc qua các báo cáo tài chính thường niên của một số công ty trên mặt báo, anh mới nhận ra rằng bản thân yêu thích những con số, dòng tiền hoạt động của công ty, lời lỗ như thế nào,… Và thế là anh đã quyết định nộp đơn ứng tuyển vào ngân hàng. Dù chưa có các kiến thức nền về lĩnh vực tài chính nhưng bằng sự nỗ lực không ngừng để theo đuổi niềm yêu thích, đam mê thật sự của bản thân, anh đã vượt qua tất cả những khó khăn ban đầu và hiện giờ trở thành giám đốc khu vực miền Nam. Hay câu chuyện của chị tôi, một cô gái tốt nghiệp chuyên ngành kế toán, sau ba năm chán nản với những con số khô khan, những lần kê khai thuế mệt mỏi, chị đã quyết định nghỉ việc để đi theo đam mê và năng khiếu của bản thân và giờ đây chị đã trở thành một bà chủ tiệm bánh ngọt và đại lý phân phối các sản phẩm làm bánh cao cấp tại miền Nam.
Chúng ta sẽ luôn phân vân về con đường sẽ đi sau khi tốt nghiệp. Nếu chúng ta thật sự yêu thích ngành mà chúng ta đã học và công việc theo sau thì mọi thứ thật hoàn hảo. Tuy nhiên, nếu chúng ta nhận chỉ ra đam mê thật sự của bản thân sau khi ra trường thì mọi thứ vẫn ổn bởi đam mê thật sự sẽ là ngọn lửa thúc đẩy bản thân cố gắng không ngừng để chạm đến công việc yêu thích. Không những vậy, công việc yêu thích và phù hợp với năng lực còn giúp cho chúng ta thoát khỏi những áp lực vốn có của môi trường làm việc như sự ganh ghét của đồng nghiệp, khó tính của sếp, tiếp thêm cho chúng ta những năng lượng tích cực để duy trì sự bền bỉ, không câu nệ thời gian, làm việc hết sức mình. Kết quả của những điều này chính là những thành tựu mà chúng ta sẽ gặt hái được trong công việc, góp phần đưa chúng ta lên những vị trí cao hơn cùng mức thu nhập tốt hơn.
Kết lại
Chọn ngành học và công việc là hai trong số những điều quan trọng nhất mà một người phải làm. Hãy bình tĩnh, nhìn vào bên trong bản thân để biết được rằng đâu là năng khiếu, điểm mạnh, đâu là đam mê cháy bỏng để có thể chọn ra một chuyên ngành và một công việc thật sự phù hợp.
Ảnh do tác giả sưu tầm
Chúc mọi người sẽ thành công và hạnh phúc!
Giảng Long Huy
Career.gpo.vn
Bài viết khác
Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
Ngày đăng: 07/01/2022 - Lượt xem: 3027
Theo đó thí sinh thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm 2021-2022 ở 3 môn: Vật lý, Hóa học và Sinh học sẽ không thi thực hành
Xem thêm [+]Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
Ngày đăng: 23/11/2021 - Lượt xem: 2661
Nguyễn Quốc Huy, lớp 12 THCS-THPT Nguyễn Tất Thành, Hà Nội, giành huy chương vàng Microsoft Word 2016 tại cuộc thi Tin học văn phòng thế giới. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Xem thêm [+]Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
Ngày đăng: 16/10/2021 - Lượt xem: 2598
Với ý tưởng mang đến những bộ đồ với kiểu dáng mới lạ, sang trọng và thoải mái cho nữ giới thừa cân, sinh viên Khoa Văn hóa Du lịch, Trường ĐH Thủ đô Hà Nội đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo dành cho nữ sinh viên năm 2021”. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu thêm về thông tin trên nhé.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
Ngày đăng: 03/10/2020 - Lượt xem: 3852
Cuộc vật lộn về việc định hướng sự nghiệp, về con đường học vấn đã trở thành vấn đề của toàn xã hội.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 4596
Mình sẽ kể cho mọi người nghe về một tình yêu...”ngộ” của mình.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 3261
Trẻ thơ như những chiếc mầm non mới nhú, trong trí óc chúng là những thứ bay bổng, bay bổng như những đám mây - bay mãi, bay mãi trên những nền trời xanh.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 5113
Tôi ngồi phịch xuống bên bãi cỏ, nhắm mắt rõ chặt, tâm hồn lơ tơ mơ khi đó. Theo một bản năng được học của những hình tượng nghề nghiệp trong lớp Lá mầm non.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 4712
Ngày nhập học, tôi háo hức và hồi hộp điền vào đơn xin nhập học. Dường như, tôi đã đặt tất cả niềm tin và hy vọng vào con đường mà tôi đã chọn.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Để tôi kể bạn nghe về nghề tôi đang làm nhé!
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 1938
Tôi không phải một người giỏi viết, và tôi đã lưỡng lự khá nhiều trước khi quyết định tham gia cuộc thi này, chia sẻ câu chuyện của mình.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Nghề từ tâm
Ngày đăng: 30/09/2020 - Lượt xem: 1540
Tôi rất cảm ơn bản thân vì đã có dũng khí lựa chọn nghề này, đã đủ kiên định giữ lập trường khi bị ngăn cản. Chợt bên cửa sổ, tôi thấy bà mạnh khỏe, mọi người đều hạnh phúc, vây quanh cô gái mặc áo blouse trắng, cổ đeo ống nghe, mỉm cười với tôi.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công