[Nghề nào cho em] Sứ mệnh nghề giáo
Nghề nghiệp không biết tự bao giờ đã trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu của hầu hết tất cả mọi người. Trước khi rời khỏi trường cấp 2 hay cấp 3, chúng ta băn khoăn lựa chọn cho mình một hướng đi, một ngã rẽ. Sau khi lựa chọn xong, chúng ta lại không biết lựa chọn của mình là đúng hay sai. Chúng ta không hiểu nghề nghiệp nào là thực sự phù hợp với chính bản thân mình. Lí do quan trọng là bởi vì chúng ta không hiểu rõ được ý nghĩa công việc mà mình đang theo đuổi.
Ngay chính bản thân tôi cũng vậy. Khi tôi quyết định theo ngành sư phạm, không phải vì đây là một nghề cao quý, đáng trọng vọng, mà là vì nhà tôi nghèo. Nếu không theo sư phạm thì không thể có tiền đóng học phí, không thể đi hết được chặng đường nghề nghiệp tương lai.
Năm nhất, năm hai đại học, tôi chỉ học vì biết mình cần phải học. Tôi không hiểu rõ được cái hay, cái đẹp của môn học, không hiểu được sứ mệnh của bản thân, cũng như niềm vui, ý nghĩa công việc của mình sau này.
Đến năm ba, năm tư, khi tôi đã đủ “trưởng thành”, tôi cũng hiểu hơn về môn học của mình, về những điều hấp dẫn tôi. Tôi hiểu được người anh hùng Phan Đình Giót đã phải chịu đau đớn đến cỡ nào khi nguyện lấy thân mình lấp lỗ châu mai cho đồng đội xông lên tiêu diệt giặc, hay như Bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ có chín người con trai đã hi sinh mình cho dân cho nước. Thử hỏi những đứa con mà mình đứt ruột đẻ ra, nuôi lớn, dành bao sự yêu thương, dạy dỗ, tất cả đều đã hi sinh, chắc hẳn Mẹ phải đau đớn lắm nhưng cũng tự hào lắm vì những sự hi sinh ấy.
Một ai đó đã từng nói: “Lòng yêu nước không phải là những cơn bùng phát cảm xúc cuồng nhiệt, mà đó là sự cống hiến, hy sinh thầm lặng suốt cả đời”. Thương lắm những người con đã ngã xuống cho sự an yên của quê hương, cho nền hòa bình tươi sáng của hôm nay. Trong khả năng của mình, tôi mong muốn sẽ giúp học sinh hiểu hơn về những cái hay, cái đẹp của môn học. Uyliam Batơ Dit đã từng nói: “Nhà giáo không phải là người nhồi nhét kiến thức, mà đó là công việc của người khơi dậy ngọn lửa cho tâm hồn”. Câu nói đã cho thấy rõ sứ mệnh của người thầy đó là truyền lửa, truyền tình yêu môn học đến với trò, khơi dậy sự đam mê, yêu thích môn học trong trò, hình thành sợi dây vô hình gắn kết giữa trò với môn học, tạo ra sự phát triển toàn diện cho những thế hệ học sinh thân yêu.
Ngoài tình yêu môn học, trong tôi cũng đã dần hình thành tình yêu đối với nghề dạy học. Tôi thích được dạy các em, tôi cảm nhận được niềm vui từ công việc của mình. Tôi muốn nhìn thấy các em trưởng thành hơn qua từng trang vở, tôi thích được các em yêu quý, tôi muốn sau này các em sẽ trở thành những con người vừa hồng vừa chuyên. Tôi sẽ dùng cái tâm trong sáng và dịu dàng của nhà giáo để uốn nắn các em, giúp các em hoàn thiện nhân cách của bản thân. Những lúc rảnh rỗi, tôi sẽ suy nghĩ về các em, suy nghĩ về cái hay, cái dở của học trò để từ đó giúp các em phát huy điểm mạnh cũng như khắc phục được những hạn chế. Đối với những học sinh khác nhau thì sẽ có những phương pháp khác nhau. Nhà giáo phải coi từng học sinh như con em mình, phải bao quát hết được chúng. Nhà giáo vừa phải gần gũi, vừa phải tạo được cái uy với học sinh, có cả nhu lẫn cương thì mới là một thành công của nhà giáo.
Tất cả chúng đều được xem là những nỗi nhọc lòng khó ai hiểu thấu được của nghề giáo. Nhưng bù lại, ta thấy được niềm vui, thấy được ý nghĩa cuộc sống, cảm nhận được những giá trị do mình tạo ra, để rồi bất chợt ta lại nở một nụ cười vu vơ mà không thể nào hiểu hết được nguồn gốc, bản chất của nụ cười kia, nụ cười của niềm hạnh phúc. Hơn hết, nghề giáo còn được bù đắp bởi sự được nghỉ ngơi, thảnh thơi suốt tầm hai tháng hè. Không nghề gì trên đời lại có một đặc ân lớn lao đến như vậy. Đó là một sự trân quý của xã hội dành cho nghề giáo, bù đắp xứng đáng cho những cố gắng, nỗ lực của họ trong suốt cả một năm học. Biết đâu khi ấy ta lại nhớ da diết ánh mắt thơ ngây, sự dễ thương cùng những chiêu trò ma quái của học trò.
Để đặt toàn bộ tâm tư vào học sinh không phải là điều đơn giản, bởi học sinh với những sự đa dạng vốn có trong tính cách, nhất là ở độ tuổi mới lớn hay cũng bởi giáo viên còn có nhiều mối quan tâm khác nữa. Nhưng tất cả sẽ không là vấn đề nếu chúng ta nắm rõ sứ mệnh của một nhà giáo, có sự nhiệt tình yêu trẻ, nhận được sự quý mến của học trò hay nghĩ đến việc chúng ta đang ra sức cứu vớt cho cuộc đời của một đứa trẻ thông minh, đáng yêu thì nó sẽ trở thành động lực thôi thúc chúng ta hành động và hành động một cách hiệu quả nhất.
Nghĩ đến một ngày không xa, những học trò ấy sẽ vì nhớ mà sẽ lại về thăm mình để kể cho mình nghe những câu chuyện lúc thầy trò cùng nhau, về sự biết ơn của chúng đối với những hy sinh, tình yêu thầm lặng của mình. Học trò đã và sẽ hiểu hết. Như vậy là đủ ấm lòng một người nhà giáo.
Có câu chuyện về một cậu học sinh tiểu học nọ, sau nhiều năm ra trường và đã trở thành một người thành đạt, cậu ấy viết một lá thư gửi thầy của mình vì thầy đã không nêu tên mình là kẻ cắp đồng hồ trước mặt các bạn, giúp cậu ấy không phải mặc cảm, xấu hổ hay bị bạn bè trêu chọc, có thể đến mức phải bỏ học. Nhưng thầy giáo cũng đã thú nhận rằng chính thầy cũng không biết ai đã lấy cắp chiếc đồng hồ vì khi thầy yêu cầu các học sinh nhắm mắt để thầy soát túi thì thầy cũng đã nhắm mắt.
Một câu chuyện cho thấy sự nhân văn của thầy đối với sai lầm của trò. Nó đã đem đến hai lợi ích quan trọng: một là ươm mầm cho một con người thành công của tương lai, hai là đã phát triển nhân cách trò, một con người có đạo đức, biết cách ứng xử trong xã hội. Không phải ngẫu nhiên mà nghề giáo lại nhận được những lời thơ ca ngợi lớn lao:
Có một nghề bụi phấn bám đầy tay
Người ta bảo đó là nghề sạch nhất
Có một nghề không trồng cây vào đất
Mà tặng cho đời những đóa hoa thơm.
Đỗ Thị Tuyết Mai
Hướng nghiệp GPO
Bài viết khác
Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
Ngày đăng: 07/01/2022 - Lượt xem: 3174
Theo đó thí sinh thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm 2021-2022 ở 3 môn: Vật lý, Hóa học và Sinh học sẽ không thi thực hành
Xem thêm [+]Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
Ngày đăng: 23/11/2021 - Lượt xem: 2881
Nguyễn Quốc Huy, lớp 12 THCS-THPT Nguyễn Tất Thành, Hà Nội, giành huy chương vàng Microsoft Word 2016 tại cuộc thi Tin học văn phòng thế giới. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Xem thêm [+]Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
Ngày đăng: 16/10/2021 - Lượt xem: 2736
Với ý tưởng mang đến những bộ đồ với kiểu dáng mới lạ, sang trọng và thoải mái cho nữ giới thừa cân, sinh viên Khoa Văn hóa Du lịch, Trường ĐH Thủ đô Hà Nội đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo dành cho nữ sinh viên năm 2021”. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu thêm về thông tin trên nhé.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
Ngày đăng: 03/10/2020 - Lượt xem: 3974
Cuộc vật lộn về việc định hướng sự nghiệp, về con đường học vấn đã trở thành vấn đề của toàn xã hội.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 4710
Mình sẽ kể cho mọi người nghe về một tình yêu...”ngộ” của mình.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 3391
Trẻ thơ như những chiếc mầm non mới nhú, trong trí óc chúng là những thứ bay bổng, bay bổng như những đám mây - bay mãi, bay mãi trên những nền trời xanh.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 5266
Tôi ngồi phịch xuống bên bãi cỏ, nhắm mắt rõ chặt, tâm hồn lơ tơ mơ khi đó. Theo một bản năng được học của những hình tượng nghề nghiệp trong lớp Lá mầm non.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 4842
Ngày nhập học, tôi háo hức và hồi hộp điền vào đơn xin nhập học. Dường như, tôi đã đặt tất cả niềm tin và hy vọng vào con đường mà tôi đã chọn.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Để tôi kể bạn nghe về nghề tôi đang làm nhé!
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 2058
Tôi không phải một người giỏi viết, và tôi đã lưỡng lự khá nhiều trước khi quyết định tham gia cuộc thi này, chia sẻ câu chuyện của mình.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Nghề từ tâm
Ngày đăng: 30/09/2020 - Lượt xem: 1628
Tôi rất cảm ơn bản thân vì đã có dũng khí lựa chọn nghề này, đã đủ kiên định giữ lập trường khi bị ngăn cản. Chợt bên cửa sổ, tôi thấy bà mạnh khỏe, mọi người đều hạnh phúc, vây quanh cô gái mặc áo blouse trắng, cổ đeo ống nghe, mỉm cười với tôi.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công