[Nghề nào cho em] Thanh xuân với việc chọn nghề
Nghề nào cho tôi…
Tôi tốt nghiệp với chuyên ngành ngôn ngữ Anh - tiếng Anh Khoa học Công nghệ và Kỹ thuật. Nhưng hiện tại tôi đang làm một ngành nghề khác: không phải một phiên dịch, không phải là thông dịch viên. Dưới đây là hành trình tôi chọn nghề.
Thời gian trôi đi cũng rất nhanh, đã xong 4 năm học đại học. Và rồi cũng đến ngày tôi ra trường, tôi và bạn bè tôi cũng đều chung một câu hỏi trong đầu rằng: Mình sẽ làm gì? Tại vì, mình chỉ học có mỗi ngôn ngữ thôi thì có thể làm được gì nhỉ? Và sau này, tôi nghĩ rằng: nhiều em cũng sẽ hỏi tôi câu hỏi này ngay kể từ giai đoạn các em chuẩn bị thi vào đại học, thi vào vào trường nào, và chuyên ngành nào và ngay cả khi các em mới ra trường.
Hồi mới tốt nghiệp, tôi đang có việc làm thêm là trợ giảng tại một trường cấp 3 Dân lập Lê Văn Thiêm ở Long Biên, cách cũng gần 15 cây số. Hàng ngày, chiều tan học trên trường, tôi phi nhanh đến bến xe bus gần cổng trường, và phải bắt chuyển tuyến 3 tuyến xe bus mới đến trường. Đi lại xa xôi vậy, nhưng cũng rèn luyện sức khỏe cho tôi và rèn kinh nghiệm cho tôi đứng lớp trước bạn học sinh lớn, vô cùng nghịch ngợm, và có những bạn trong đầu, “không biết một chữ tiếng Anh nào cả’’ mặc dù đã gần học tốt nghiệp cấp 3. Nhưng tôi vẫn luôn dặn mình, sau khi tốt nghiệp, tôi sẽ tìm một công việc gần nhà trọ và sử dụng chuyên ngành chứ không đi dạy với những học sinh như trên sẽ khiến tôi mai một đi mất kiến thức chuyên sâu mà tôi đã học được trong trường từ mấy năm rồi.
Lại nhắc về chuyện đi trợ giảng. Trước đó, tôi là một gia sư, tôi đến nhà các bạn nhỏ kèm các bạn học. Ngày đó, phương tiện chủ yếu là chiếc xe đạp của bố tôi sửa cho đến dăm bảy lần trong một năm vì do xe chạy đi lại xa quá. Chiếc xe đạp đó cũng là bạn tri kỷ với tôi, vì tôi đạp xe từ quê sang đến Hà Nội với quãng đường 40 km. Và những lần đi về quê, tôi cũng thong dong cùng người bạn thân đó để về nhà. Nhà học sinh cách nhà trọ cũng xa toàn 7km, 10km, và còn gần 15km cũng có. Nhưng tôi cũng không hiểu sao những ngày đó, mình lại có động lực đến thế. Một phần là do cuộc sống sinh viên khó khăn, cần trang trải cuộc sống và muốn phụ giúp bố mẹ. Thời gian đầu mới lên Hà Nội học, tôi lạ nước lạ cái, nhìn mọi thứ xung quanh đều rất xa lạ và tôi cũng rất lo sợ. Hơn nữa, tôi rất nhớ gia đình, nhớ ba nhớ mẹ. Nhìn những người lao động bên ngoài chợ, người ta chở hàng, sửa xe, ngồi đánh giày, rồi nhặt những bao tải, chai nhựa, túi nilon mà tôi không kìm được nước mắt vì những con người đó bằng tuổi bố mẹ tôi. Hình như bố mẹ tôi cũng vất vả như vậy đó để con cái được đi học đại học ngoài này. Nghĩ vậy, tôi quyết tâm tìm việc làm thêm, các loại việc làm thêm để có thể có tiền đi học và đỡ gánh nặng cho bố mẹ. Tôi có đi phát tờ rơi, rồi đến nhà dọn dẹp nhà cho người ta, rồi trông cửa hàng ở trên các cửa hàng bán đồ mỹ nghệ trên phố cổ. Những công việc đó, tôi làm được chóng vánh qua vài ngày rồi lại thôi vì người ta không bán được hàng và người ta chỉ cần thuê trong thời gian ngắn ngày. Làm công việc gì cũng được, vẫn mang lại cho chúng ta sự trải nghiệm.
Thế rồi, khi tôi lên năm 2 đại học, có một cô giáo trong khoa tiếng Anh của tôi đã giới thiệu cho một nhà bạn của cô để đến kèm tiếng Anh cho con ở đường Nguyễn An Ninh. Em Hưng là một học sinh thông minh nhưng khá là nghịch và cũng gọi là mất gốc tiếng Anh. Hồi tôi mới gặp em, tiếng Anh em được 6 phẩy nhưng sau khi tôi dạy em được 2 tháng, điểm tổng kết của em là hơn 8 phẩy tiếng Anh, một con số cũng khá ấn tượng.
Sau đó mẹ em giới thiệu cho tôi một nhà cô bạn thân khác ở Nguyễn Trãi để tôi kèm tiếng Anh cho em My học lớp 6. Là một em gái, cũng ghét tiếng Anh, rất bướng và không chịu học, khi tôi dạy thì em im thin thít không phản ứng gì trong 1, 2 ngày đầu. Rồi đến buổi thứ 3, em My bắt đầu hòa nhập với tôi hơn. Em My tương tác với tôi hơn trong khi học bài và dần từ đó, tôi dạy My những bài thuyết trình mini bằng tiếng Anh. Tôi vẫn còn nhớ, tôi dạy em ấy cầm những bức ảnh để bàn của gia đình để kể về những bức ảnh đó. Bài nói đầu tiên là bài nói về từng thành viên của gia đình em. Tôi quay lại video và gửi cho mẹ em ấy, cô Ngân xem. Cô ấy vui sướng khi nhận được và mở ra ngay khoe với mọi người. Cô Hà cười nắc nẻ: “Ông nhà ơi, ra đây mà xem con nó nói tiếng Anh này, con ông nói tiếng Anh hay chưa này. Trông con có buồn cười không? Con ai mà nói tiếng Anh hay thế này. Đúng là con nhà ông đấy?’’. Họ vừa nói, vừa cười trong sung sướng vì lần đầu tiên con họ chịu nói tiếng Anh mà lại còn miêu tả kể về chính gia đình của mình. Lúc đó, bản thân tôi vui mừng khôn tả, tôi tự cười một mình mà không ai biết và kể cả khi về nhà rồi, tôi tự cười với bản thân một mình. Tôi cảm thấy bản thân mình đã làm được một việc có ích, có thể giúp một đứa trẻ từ ghét học tiếng Anh, không thể nói một từ tiếng Anh nào mà rồi có thể nói một bài để kể về gia đình.
Cũng từ những sự tiến bộ đó, tôi cảm thấy mình có sự gắn kết với người học hơn. Để rồi, những buổi khi vừa tan học dạy xong, em My chạy theo tôi ra tận xe bến xe bus mà bến xe đó cách nhà đến 1km, em ấy vẫn lẽo đẽo đi theo sau. Đi theo sau tôi, như một cái bóng mà tôi không hề hay biết, đến khi tôi quay lại nhận ra, em ấy chạy phì cười hà hà lên khoác tay và đưa ra tận bến xe bus, đợi khi tôi lên xe rồi mới chịu đi về. Hoặc là có những ngày, rủ thêm “đồng bọn’’ với những chiếc xe mini siêu đáng yêu, để đuổi theo một cô gia sư đang đi bộ ra bắt xe bus, và cô gia sư đó ngoảnh lại thì 3 tên siêu xe nhí đó cười khúc khích và bảo rằng: “Chị bị chúng em theo dõi từ nãy đến giờ đó, mà chị không biết được đâu? Chào chị nhé, chúng em đi về đây’’.
Cậu học sinh ở Hồng Hà đang say mê mở cuốn album ảnh của gia đình để kể về những thành viên của gia đình bằng tiếng Anh cho cô giáo nghe.
Khi tôi ra trường, tôi nghỉ dạy em My để kiếm một công việc toàn thời gian. My rất nhớ tôi, My thi thoảng mượn được điện thoại của bố, gọi cho tôi cả tối để kể về cuộc sống học tập, kể về những điều hay điều lạ cho tôi. Và đôi khi, em còn gửi những dòng thư cho tôi, đọc những dòng chữ nhỏ nhắn, những lời văn hồn nhiên làm tôi cứ sống dậy những ngày đi gia sư với bạn đó. Và còn với vẫn nhiều bạn nhỏ khác ở các con đường khác nhau như Trần Khát Chân, Vĩnh Tuy, Yên Ninh, Trần Đăng Ninh, Hàng Thùng, Hàng Gai, Văn Miếu, Linh Đàm, Nguyễn Đức Cảnh. Mỗi một bạn là một kỷ niệm, là một đối tượng học sinh, là một tính cách, là một tình cảm là một sự gắn kết, là một sự trải nghiệm để thay đổi một đối tượng người học và đối mặt với phụ huynh. Còn nhớ những ngày đội mưa, đội nắng, vừa đi học về xong, đạp xe thật nhanh đến nhà học sinh, hoặc có những hôm đang đi ngang đường, cơn mưa to đùng chợt ập đến. Tôi đứng trú tại một cửa hàng thú y và cũng may mắn thay tôi được cô chú chủ quán đi ra và cho mượn chiếc áo mưa và buộc giúp tôi khiến tôi cảm ơn cuộc đời có rất nhiều tốt. Tôi tự nhủ bản thân mình rằng mình cũng cần giúp đỡ những mảnh đời như thế. Có nhiều dịp quay lại con đường đó để nói lời cảm ơn mà quầy thuốc đó đã chuyển sang địa điểm khác rồi.
Đến khi tôi ra trường, tôi bắt đầu lao vào mối lo công việc. Và tôi trở thành một biên dịch phiên như đã mong đợi. Sau 6 tháng ngồi làm văn phòng và ngồi làm dịch giấy tờ, tôi cảm thấy, công việc không phù hợp với bản thân vì tôi cảm thấy không có niềm vui khi làm công việc đó, tôi cảm thấy cứ ngồi với một đống giấy tờ, và ít đi lại, và cũng không tương tác, nói chuyện với nhiều người. Tôi cũng nhận thấy rằng, tôi nhút nhát với khả năng đứng trước đám đông để nói chuyện, để giới thiệu, và kĩ năng tin học văn phòng lại yếu kém nữa. Tất cả khiến tôi thấy rằng mình cần tìm công việc phù hợp với mình hơn. Công việc khiến bản thân có niềm vui hơn và thấy mình có giúp ích cho mọi người hơn. Tôi lại quyết định xin đi làm giáo viên dạy tiếng Anh tại trường.
Hình ảnh các học sinh lớp 4 của xóm quê tôi đang chăm chỉ viết bài
Và hiện giờ, tôi đã làm giáo viên được 3 năm rồi, nếu tính cả thời gian hồi còn sinh viên đi dạy thêm thì tôi cũng dạy được 7 năm rồi đấy. Trong thời gian tham gia giảng dạy ở trường, tôi cũng năng nổ tham gia các phong trào và cũng đạt được danh hiệu với nghề: Giải Nhì giáo viên dạy giỏi cấp trường, giải Nhì giáo viên dạy giỏi cấp Quận. Tôi thấy yêu quý học sinh, học sinh cũng yêu quý tôi. Quan trọng hơn cả, nhiều bạn học sinh sợ tiếng Anh nhưng đã có thể về nhà hát và tự đọc bài tiếng Anh cho bố mẹ nghe, tôi cũng cảm thấy mình cũng đã giúp gì cho tụi nhỏ.
Lớp 1V6M vô cùng đáng yêu và thú vị nhưng cũng không kém phần nhức đầu
Nhìn lại những thứ to tát mà tôi từng nghĩ ra với một nghề nghiệp mà tôi mong muốn đạt đến, tôi thấy mang lại niềm vui từ những thứ nhỏ nhất đơn giản nhất là điều quan trọng hơn. Khi bạn yêu thích những thứ mình làm, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và có giá trị.
Nguyễn Thị Mai
Bài viết khác
Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
Ngày đăng: 07/01/2022 - Lượt xem: 3027
Theo đó thí sinh thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm 2021-2022 ở 3 môn: Vật lý, Hóa học và Sinh học sẽ không thi thực hành
Xem thêm [+]Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
Ngày đăng: 23/11/2021 - Lượt xem: 2661
Nguyễn Quốc Huy, lớp 12 THCS-THPT Nguyễn Tất Thành, Hà Nội, giành huy chương vàng Microsoft Word 2016 tại cuộc thi Tin học văn phòng thế giới. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Xem thêm [+]Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
Ngày đăng: 16/10/2021 - Lượt xem: 2598
Với ý tưởng mang đến những bộ đồ với kiểu dáng mới lạ, sang trọng và thoải mái cho nữ giới thừa cân, sinh viên Khoa Văn hóa Du lịch, Trường ĐH Thủ đô Hà Nội đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo dành cho nữ sinh viên năm 2021”. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu thêm về thông tin trên nhé.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
Ngày đăng: 03/10/2020 - Lượt xem: 3852
Cuộc vật lộn về việc định hướng sự nghiệp, về con đường học vấn đã trở thành vấn đề của toàn xã hội.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 4596
Mình sẽ kể cho mọi người nghe về một tình yêu...”ngộ” của mình.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 3260
Trẻ thơ như những chiếc mầm non mới nhú, trong trí óc chúng là những thứ bay bổng, bay bổng như những đám mây - bay mãi, bay mãi trên những nền trời xanh.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 5113
Tôi ngồi phịch xuống bên bãi cỏ, nhắm mắt rõ chặt, tâm hồn lơ tơ mơ khi đó. Theo một bản năng được học của những hình tượng nghề nghiệp trong lớp Lá mầm non.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 4712
Ngày nhập học, tôi háo hức và hồi hộp điền vào đơn xin nhập học. Dường như, tôi đã đặt tất cả niềm tin và hy vọng vào con đường mà tôi đã chọn.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Để tôi kể bạn nghe về nghề tôi đang làm nhé!
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 1938
Tôi không phải một người giỏi viết, và tôi đã lưỡng lự khá nhiều trước khi quyết định tham gia cuộc thi này, chia sẻ câu chuyện của mình.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Nghề từ tâm
Ngày đăng: 30/09/2020 - Lượt xem: 1540
Tôi rất cảm ơn bản thân vì đã có dũng khí lựa chọn nghề này, đã đủ kiên định giữ lập trường khi bị ngăn cản. Chợt bên cửa sổ, tôi thấy bà mạnh khỏe, mọi người đều hạnh phúc, vây quanh cô gái mặc áo blouse trắng, cổ đeo ống nghe, mỉm cười với tôi.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công