[Nghề nào cho em] Tôi chọn sư phạm không phải vì “chuột chạy cùng sào”
“Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm” là câu cửa miệng mà bậc phụ huynh khuyên con em mình mỗi khi bạn trẻ muốn dấn thân vào nghề cầm phấn. Nhưng điều đó với tôi không phải là trở ngại bởi tôi thật sự muốn bước đi theo con đường này. Và không phải là một chú chuột đồng chạy loanh quanh tìm lối thoát, tôi đi theo con đường của riêng tôi, đi theo ước mơ mà tôi ấp ủ qua bao năm từ khi còn là cô học trò ngồi trên ghế nhà trường.
Ước mơ ngô nghê khi còn nhỏ
Lúc còn bé, tôi cùng bạn bè ao ước trở thành cô giáo dịu hiền. Không chỉ chúng tôi, có lẽ rất nhiều người cũng đã từng mơ như thế. Nhưng khi lớn lên, giấc mơ ấy dần trở thành dĩ vãng. Tôi nghĩ chuyện này cũng dễ lí giải. Khi còn nhỏ, ngoài gia đình, chúng tôi thân thiết với thầy cô, vòng tròn nghề nghiệp be bé xoay quanh nghề của bố, của mẹ, và của cô thầy. Nhưng khi trưởng thành, va chạm nhiều và nhận ra quá nhiều mặt trái của ngành sư phạm, sức trẻ muốn vẫy vùng mà đi tìm những chân trời mới hơn để thử sức với những cơ hội và mức thăng tiến cao hơn.
Xét về gia cảnh thì tôi đích thị sinh ra trong một gia đình có truyền thống sư phạm. Bà tôi làm giáo thời còn bao cấp, bố mẹ theo nghề cũng hơn hai mươi năm nay, anh chị em cũng có người theo ngành này. Có lẽ vì thế, mà trong tôi cũng nuôi dưỡng một niềm yêu thích với sự nghiệp dạy học. Nhưng yêu thích thôi là chưa đủ để tôi quyết định theo một ngành nghề mà đa phần mọi người đều dè bỉu. Tôi không mê tín nhưng tôi luôn ngầm tin vào cái “duyên”, cũng vì “duyên” mà tôi dần đam mê với công việc đầy gian nan này.
Nhen nhóm ước mơ dạy học
Đầu cấp hai tôi rất thích tiếng Trung nên mua rất nhiều sách về học. Tôi lên mạng xem video miễn phí về ngữ âm, rồi mày mò đọc sách tự học nhưng rồi cũng từ bỏ vì không thể tự tiếp thu kiến thức, mà mua bài giảng đầy đủ thì tôi không đủ kinh tế. Đó là lần đầu tiên tôi mong ước có một giáo viên dạy ngôn ngữ, một người có “tâm” chỉ đường cho tôi học tập.
Cuối cấp hai tôi tham gia đội tuyển học sinh giỏi tỉnh môn tiếng Anh, nhưng việc ôn thi bị đứt gánh giữa chừng. Phần vì thầy cô hời hợt, ôn lan man, phần vì tôi cảm thấy kiến thức mình quá ít và cũng chẳng biết phải ôn thế nào. Đó là lần thứ hai tôi mong ước có một giáo viên dạy ngôn ngữ, một người có “tầm” chỉ đường cho tôi học tập.
Năm tháng ấy tôi cũng mày mò học phát âm tiếng Anh với phiên âm chuẩn chỉnh. Tôi đã rất vui khi câu cú của mình có ngữ điệu đã rõ ràng hơn, dễ nghe hơn khi tự so sánh với băng đĩa. Nhưng đáp lại sự vui mừng ấy là cái nhìn khinh khỉnh từ lũ bạn khi tôi đọc chẳng “ngang ngang giống tiếng Việt” như cô giáo dạy - thực tế thì cô dạy không đúng. Từ khoảnh khắc ấy, tôi nhận ra rằng mọi người đều đã đi sai con đường học ngoại ngữ. Tôi không còn mong ước có một giáo viên mà tự mình muốn trở thành một “thợ dạy” - phải, lúc này chỉ là một “thợ dạy” - để đưa mọi người đi trên con đường đúng đắn hơn.
Tôi thật sự muốn theo đuổi ước mơ
Cấp ba có lẽ là nơi lưu giữ thanh xuân đẹp đẽ nhất của đời người. Tuổi trẻ như con thuyền nhỏ dần đưa tôi đến bến đỗ ngành sư phạm tiếng Anh. Ba năm tuy ngắn ngủi nhưng lại giúp tôi trưởng thành với những cột mốc quan trọng cùng những người truyền cảm hứng cho tương lai sau này …
Lớp 10 - Nhổ neo bắt đầu chuyến hải trình
Cái duyên đến với tôi trong một lần tình cờ lướt Facebook để dò la tin tức. Phải cảm ơn thời đại công nghệ 4.0 vì đã đưa những livestream giảng dạy bổ ích của thầy cô đến với lũ học trò. Tôi dừng lại ở một video trên mạng và bị hút hồn bởi cách giảng cùng sự tận tâm của cô giáo. Điểm đặc biệt ở cô là sẵn sàng dạy học miễn phí, sẵn sàng giảng giải mà không đòi hỏi một đồng nào từ học trò. Lúc đầu tôi cũng ngờ ngợ, nhưng rồi cảm thấy như mình được khai sáng. Cái tâm và cái tầm ấy chính là điều tôi đang kiếm tìm. Tôi cũng muốn được như thế, đi theo con đường ấy để lan tỏa tri thức đến mọi người. Thế là tôi bắt đầu “vẽ tương lai” và mạnh dạn đứng trước mọi người để khẳng định rằng: “Tôi muốn trở thành một giáo viên tiếng Anh”.
Lớp 11 - Vượt phong ba và tìm kiếm vùng đất mới
Đầu năm lớp 11, một vài chuyện không hay xảy đến khiến những dự định tương lai ngành sư phạm Anh của tôi tưởng chừng như đổ vỡ. Mọi lo toan về tương lai dần hiện ra trước mắt: Ra trường thất nghiệp phải làm sao? Bị xã hội dè bỉu sẽ thế nào? Lương tháng có đủ để trang trải cho sinh hoạt? Và còn nhiều dấu chấm hỏi khác nữa.
Nhưng có lẽ “nghề chọn người”, lúc tôi định từ bỏ thì lại may mắn làm quen nhiều thầy cô để tiếp lửa đam mê. Khác với những giáo viên tốt nghiệp từ sư phạm chính quy, những người truyền động lực cho tôi lúc này lại là những người theo ngành học khác nhưng lại có đam mê với giáo dục. Cái hay của họ là dám làm khác, dám nghĩ khác để đi trên những con đường đầy chông gai nhưng cuối cùng thu về những quả ngọt. Cũng nhờ theo dõi những bài đăng, những chia sẻ, và chủ động tự tìm kiếm thông tin trên các báo đài, tôi dần dần biết đến nhiều phương pháp và hướng dạy học mới. Từ đó, tôi dần cảm thấy mình muốn học hỏi thêm và đi trên con đường dạy học mà mọi người xung quanh chưa từng đi.
Lớp 12 - Thuyền cập bến và sẵn sàng vươn ra biển lớn
Năm 12 là một năm học khó khăn với tôi khi nhận áp lực vô hình từ mọi người xung quanh và chính bản thân về tương lai nghề nghiệp của mình.
Tôi đã từng nghĩ gia đình ủng hộ mình cho đến khi tôi nghe bố mẹ bảo trình độ của tôi không đủ tốt.
Tôi đã từng nghĩ bạn bè ủng hộ mình cho đến khi tôi nghe họ ngầm chê bai và ghét bỏ ngành sư phạm.
Tôi đã từng nghĩ thầy cô ủng hộ mình cho đến khi tôi nhìn thấy cái lắc đầu ái ngại từ họ.
...
Trong thời đại hiện nay, chúng ta đều dễ dàng thay đổi để nhìn nhận và chấp nhận sự thật rằng không có ngành nghề nào “cao quý nhất trong tất cả các nghề” và cũng chẳng có nghề nào là “nghề ra trường dễ xin việc”. Nhưng có lẽ vẫn tồn tại một sự thật rằng ngành giáo đã in hằn trong tiềm thức nhiều người về một ngành nghề mà “tỷ lệ thất nghiệp cao”, “lương không đủ ăn”, “dễ bị xã hội ghét bỏ”,...
Giai đoạn ôn thi gấp rút, tôi lại đọc được rất nhiều tin tức về việc giáo viên lừa đảo hàng chục tỉ hay giả mạo bằng cấp để chuộc lợi trong nhiều năm. Mỗi ngày, khi dùng mạng xã hội, tôi sẽ đọc được vài bài viết bóc phốt, kể cả những người mà trước kia tôi từng ngưỡng mộ.
Nhưng thật kì lạ, tôi không hề nhụt chí, mà còn quyết tâm nhiều hơn nữa. Vì sao? Vì trái tim dành cho nghề cầm phấn này đã cháy mãi nhiệt huyết. Và bởi có đầy đam mê, tôi muốn mình khiến mọi người có cái nhìn khác về ngành sư phạm. Nếu những “giáo dở” đang dần bị xã hội lên án, tôi sẽ đứng trong hàng ngũ “giáo giỏi” để làm đẹp hơn cho đời.
Chuẩn bị hành trang theo đuổi ước mơ
Ngành sư phạm mang tính đặc thù vì có sự thay đổi theo từng quốc gia và từng thời kỳ. Bà tôi kể rằng thời bao cấp ít người có được con chữ, giáo viên không cần bằng cấp mà chỉ cần có kiến thức tầm trung là có thể đi dạy. Tuy nhiên, trong thời đại hiện nay, người làm giáo dục chân chính không chỉ có nền tảng hay tâm huyết mà còn phải có thực lực thật sự để tự tin đứng trên bục giảng. Tốt nghiệp với tấm bằng sư phạm là chưa đủ, giáo viên còn phải trang bị nhiều kỹ năng mềm và các chứng chỉ khác, đặc biệt là giáo viên tiếng Anh.
Tôi có từng tâm sự về tương lai với vài người bạn, ai cũng bảo tôi nghĩ nhiều và lo xa quá. “Tính trước bước khó qua” nhưng “không tính thì chẳng thể qua được”. Tôi cũng có những dự định cho riêng mình, và dưới giảng đường Đại học bốn năm nữa, tôi hi vọng mình luôn giữ được bầu nhiệt huyết và sức trẻ để thực hiện ước mơ mà tôi hằng mơ ước.
“Every great dream begins with a dreamer. Always remember, you have within you strength, the patience, and the passion to reach for the stars to change the world”. - Harriet Tubman
Trương Nguyễn Bích Ly
Bài viết khác
Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
Ngày đăng: 07/01/2022 - Lượt xem: 3174
Theo đó thí sinh thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm 2021-2022 ở 3 môn: Vật lý, Hóa học và Sinh học sẽ không thi thực hành
Xem thêm [+]Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
Ngày đăng: 23/11/2021 - Lượt xem: 2881
Nguyễn Quốc Huy, lớp 12 THCS-THPT Nguyễn Tất Thành, Hà Nội, giành huy chương vàng Microsoft Word 2016 tại cuộc thi Tin học văn phòng thế giới. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Xem thêm [+]Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
Ngày đăng: 16/10/2021 - Lượt xem: 2736
Với ý tưởng mang đến những bộ đồ với kiểu dáng mới lạ, sang trọng và thoải mái cho nữ giới thừa cân, sinh viên Khoa Văn hóa Du lịch, Trường ĐH Thủ đô Hà Nội đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo dành cho nữ sinh viên năm 2021”. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu thêm về thông tin trên nhé.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
Ngày đăng: 03/10/2020 - Lượt xem: 3972
Cuộc vật lộn về việc định hướng sự nghiệp, về con đường học vấn đã trở thành vấn đề của toàn xã hội.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 4710
Mình sẽ kể cho mọi người nghe về một tình yêu...”ngộ” của mình.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 3390
Trẻ thơ như những chiếc mầm non mới nhú, trong trí óc chúng là những thứ bay bổng, bay bổng như những đám mây - bay mãi, bay mãi trên những nền trời xanh.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 5265
Tôi ngồi phịch xuống bên bãi cỏ, nhắm mắt rõ chặt, tâm hồn lơ tơ mơ khi đó. Theo một bản năng được học của những hình tượng nghề nghiệp trong lớp Lá mầm non.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 4840
Ngày nhập học, tôi háo hức và hồi hộp điền vào đơn xin nhập học. Dường như, tôi đã đặt tất cả niềm tin và hy vọng vào con đường mà tôi đã chọn.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Để tôi kể bạn nghe về nghề tôi đang làm nhé!
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 2057
Tôi không phải một người giỏi viết, và tôi đã lưỡng lự khá nhiều trước khi quyết định tham gia cuộc thi này, chia sẻ câu chuyện của mình.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Nghề từ tâm
Ngày đăng: 30/09/2020 - Lượt xem: 1628
Tôi rất cảm ơn bản thân vì đã có dũng khí lựa chọn nghề này, đã đủ kiên định giữ lập trường khi bị ngăn cản. Chợt bên cửa sổ, tôi thấy bà mạnh khỏe, mọi người đều hạnh phúc, vây quanh cô gái mặc áo blouse trắng, cổ đeo ống nghe, mỉm cười với tôi.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công