[Nghề nào cho em] Tôi đã làm gì với ước mơ của đời mình?
Tôi từng mơ hồ tưởng tượng về ước mơ của đời mình kể từ khi nghe cô giáo khen “em vẽ đẹp lắm”, năm đó tôi học lớp 2. Tôi đã nghĩ khi lớn lên mình sẽ trở thành một họa sĩ, ấy vậy mà,…
Hình tác giả
Mơ ước vỡ vụn…
Tôi có một cô bạn, cô ấy học trung bình, ngay từ khi còn nhỏ, cô ấy đã được gia đình hướng đến học y, chị hai cô ấy là một bác sĩ giỏi, còn bố mẹ thì làm công nhân viên chức bình thường, cô ấy luôn dõng dạc tuyên bố với mọi người rằng: “Sau này, tớ sẽ làm bác sĩ”. Tôi từng hỏi cô ấy có thích làm bác sĩ không, ngập ngừng một chút nhưng rất nhanh cô ấy trả lời: “Tớ không biết, chắc là có”, khi đó, chúng tôi học lớp 9. Bẵng đi mấy năm, sau hai kỳ thi lại đại học chật vật, cô ấy cũng vào được trung cấp dược, rồi lại mất thêm ba năm nữa để liên thông lên đại học. Tôi không biết cô ấy đã lấy bằng chưa, nhưng mới đây tôi thấy cô ấy đăng bán hàng online. Có lần, tôi hỏi: “Vì sao lại nhất định phải học dược?”, cô ấy chỉ cười nhẹ: “Vì dược có liên quan đến y”. Tới đây, tôi không hỏi thêm gì nữa, đúng hơn là không biết phải hỏi điều gì.
Có những ước mơ thật sự đã vỡ nát, thậm chí còn vỡ vụn trước khi mà chúng được hình thành. Để rồi ở cái tuổi chông chênh nhất của tuổi trẻ, ta chới với với những sự lựa chọn về một tương lai, đứng giữa những ngã rẽ của cuộc đời mà không biết được: đâu là con đường phù hợp cho mình?!
Hình vẽ tay của tác giả
Câu chuyện niềm tin hóa thành bọt biển…
“Thời này ai còn đi vẽ tranh nữa mà mày đòi theo họa sĩ, mày thấy được mấy người vẽ vời mà giàu? Thực tế lên con ạ. Ước mơ nhưng nó phải nuôi được mình trước đã.” - Đó là câu mà ba ném cho tôi khi tôi hăm hở xin đi học năng khiếu, ở độ tuổi 17, tôi nuôi ước mơ được thi vào Đại học Mỹ Thuật. Nhưng những lời của ba tôi chẳng khác nào như một gáo nước lạnh tạt thẳng vào suy nghĩ non nớt của một đứa trẻ đã nuôi dưỡng ước mơ hơn 10 năm. Năm đó tôi đã nghĩ, ba tôi không phải là không nói đúng, với một xã hội hiện đại, người ta thường vẽ trên máy tính hơn là tỉ mỉ với từng đường nét trên cọ, để rồi tay chân lấm lem hết cả sau hàng giờ đồng hồ ngồi trẹo cả xương sống. Bây giờ, người ta quan trọng năng suất hơn là những giá trị tinh thần nhiều. Vì thế mà tôi đã thôi nghĩ về những bức tranh đầy màu sắc, thay vào đó tôi bắt đầu nghĩ về ngành học nào có thể đem lại thu nhập cao. Ước mơ của tôi cũng theo đó mà dần bị lãng quên theo năm tháng.
Tôi biết, không chỉ ba tôi mà nhiều phụ huynh vẫn luôn nghĩ thời đại này sống theo thực tế chứ làm sao sống theo ước mơ được. Họ cho rằng công việc đó không kiếm được nhiều tiền, hay điều kiện kinh tế gia đình không cho phép con theo đuổi đam mê. Một người anh đã có gia đình từng bảo tôi: “Mình có ước mơ, mình có thể đam mê một công việc nào đó, mình yêu nó, nhưng nó có yêu mình hay không đã. Ước mơ trước tiên phải đáp ứng được cái mình cần, đó là cơm – áo – gạo – tiền ở hiện tại”. Người anh đó của tôi bây giờ phải nuôi cả gia đình, chật vật từng đồng nuôi 4 miệng ăn thì làm gì còn thời gian mà suy nghĩ cho những ước mơ thuở thiếu thời nữa. Nhìn một hiện thực khắc nghiệt, tôi không đủ dũng cảm để theo đuổi đam mê dù cho nó đã được ấp ủ hơn một thập kỷ qua.
Ảnh minh họa của tác giả
Vậy có chăng, người ta không thể sống đúng với đam mê của đời mình ?
Trải qua nhiều công việc, vui có, buồn có, thất bại có, thành tích có. Và rồi, tôi lại đặt ra một câu hỏi: “Tại sao lại phải hòa chung giữa tài chính và ước mơ?”. Trong khi chúng ta hoàn toàn có thể theo đuổi ước mơ nếu như ta có một kinh tế “ổn”. Ước mơ và tài chính vẫn có thể là hai đường thẳng song song, là người bạn đồng hành nếu ta biết phấn đấu và nuôi dưỡng nó. Tôi dành thời gian cho đam mê của mình vào những ngày cuối tuần và dành thời gian trong tuần cho công việc kiếm ra thu nhập. Tôi cảm thấy hài lòng và lên kế hoạch thực hiện cho điều đó.
Tôi tự bảo rằng, sẽ chẳng có cái “phép màu” nào xảy ra với tôi cả, nếu muốn thành công, dù là lĩnh vực hay vị trí nhỏ nhất thì tự bản thân mình phải cố gắng, quay cuồng với nó, thậm chí nỗ lực gấp trăm, gấp ngàn lần người bình thường. Đúng vậy, khi tôi hứng thú với một công việc nào đó, khi tôi toàn tâm toàn ý làm một điều gì thì kiểu nào cũng sẽ có con đường và hướng giải quyết, đó mới thực sự là phép màu – do mình tạo nên.
Tôi biết rằng mình sẽ lại có hoài bão, lại có niềm tin, tôi lại là tôi của trước đây, cứ viết, cứ xây và “sống” cho hành trình chinh phục những ước mơ. Sẽ chẳng có ai “xây hộ” ước mơ cho bạn cả nếu bạn không nỗ lực, cố gắng vì nó. Ước mơ không thay đổi, chỉ là chúng ta thực hiện nó như thế nào mà thôi.
Ước mơ vẫn sẽ tỏa sáng nếu ta nuôi dưỡng đúng cách.
(Ảnh minh họa của tác giả)
Tôi mong rằng, với những ai đang “lạc đường” ngoài kia, sẽ tìm lại được ước mơ của đời mình và dám cho mình một lựa chọn, một cơ hội, dù ngắn, dù dài, hãy can đảm theo đuổi. Những ai đang hời hợt với con đường mình đang đi, hãy nhìn lại, vì thời gian không đủ dài để chờ đợi bất cứ ai. Khi bạn dám đối diện với những vấn đề của bản thân, dám nỗ lực hết sức mình, đó là khoảnh khắc mà bạn nhận ra mình đang đi đúng hướng.
Luu Ly Tran
Bài viết khác
Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
Ngày đăng: 07/01/2022 - Lượt xem: 3027
Theo đó thí sinh thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm 2021-2022 ở 3 môn: Vật lý, Hóa học và Sinh học sẽ không thi thực hành
Xem thêm [+]Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
Ngày đăng: 23/11/2021 - Lượt xem: 2661
Nguyễn Quốc Huy, lớp 12 THCS-THPT Nguyễn Tất Thành, Hà Nội, giành huy chương vàng Microsoft Word 2016 tại cuộc thi Tin học văn phòng thế giới. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Xem thêm [+]Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
Ngày đăng: 16/10/2021 - Lượt xem: 2598
Với ý tưởng mang đến những bộ đồ với kiểu dáng mới lạ, sang trọng và thoải mái cho nữ giới thừa cân, sinh viên Khoa Văn hóa Du lịch, Trường ĐH Thủ đô Hà Nội đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo dành cho nữ sinh viên năm 2021”. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu thêm về thông tin trên nhé.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
Ngày đăng: 03/10/2020 - Lượt xem: 3852
Cuộc vật lộn về việc định hướng sự nghiệp, về con đường học vấn đã trở thành vấn đề của toàn xã hội.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 4596
Mình sẽ kể cho mọi người nghe về một tình yêu...”ngộ” của mình.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 3261
Trẻ thơ như những chiếc mầm non mới nhú, trong trí óc chúng là những thứ bay bổng, bay bổng như những đám mây - bay mãi, bay mãi trên những nền trời xanh.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 5113
Tôi ngồi phịch xuống bên bãi cỏ, nhắm mắt rõ chặt, tâm hồn lơ tơ mơ khi đó. Theo một bản năng được học của những hình tượng nghề nghiệp trong lớp Lá mầm non.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 4712
Ngày nhập học, tôi háo hức và hồi hộp điền vào đơn xin nhập học. Dường như, tôi đã đặt tất cả niềm tin và hy vọng vào con đường mà tôi đã chọn.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Để tôi kể bạn nghe về nghề tôi đang làm nhé!
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 1938
Tôi không phải một người giỏi viết, và tôi đã lưỡng lự khá nhiều trước khi quyết định tham gia cuộc thi này, chia sẻ câu chuyện của mình.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Nghề từ tâm
Ngày đăng: 30/09/2020 - Lượt xem: 1540
Tôi rất cảm ơn bản thân vì đã có dũng khí lựa chọn nghề này, đã đủ kiên định giữ lập trường khi bị ngăn cản. Chợt bên cửa sổ, tôi thấy bà mạnh khỏe, mọi người đều hạnh phúc, vây quanh cô gái mặc áo blouse trắng, cổ đeo ống nghe, mỉm cười với tôi.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công