[Nghề nào cho em] Ước mơ làm cô giáo
Mỗi người chắc hẳn đều có ước mơ cho riêng mình. Nhưng mỗi một giai đoạn cuộc đời có thể những ước mơ sẽ dần dần thay đổi sao cho phù hợp với bản thân. Bạn có còn nhớ ước mơ hồi nhỏ của bạn là gì không? Còn tôi vẫn nhớ rất rõ. Khi còn là một cô bé tiểu học tôi đã ước mơ sau này trở thành cô giáo.
Rất nhiều năm trôi qua, tôi thay đổi từ ước mơ là cô giáo tiểu học, rồi chuyển qua muốn làm giáo viên dạy văn khi lên cấp hai, lên cấp ba lại muốn làm giáo viên dạy sinh học. Chỉ có điểm chung là vẫn muốn được trở thành một người dạy học. Cuối cùng, tôi đã thi vào một trường đại học sư phạm với chuyên ngành Giáo dục Tiểu học. Có những lúc tôi tự tin nói với bố mẹ, bạn bè rằng tôi thực ra là một người rất kiên định với ước mơ của mình. Đôi khi cũng nên tự khích lệ, tán dương bản thân chứ, đúng không?
Sau những năm học hành chăm chỉ cuối cùng ước mơ của tôi cũng đã đạt được. Khi bước vào cánh cổng đại học, thứ tôi nhận được không hẳn là kiến thức mà là được truyền cho nhiệt huyết và lý tưởng nghề nghiệp. Tôi nghiệm ra một điều rằng con người ta chỉ có thể làm tốt công việc của mình khi người đó thật sự yêu nghề mình đang làm. Nếu như bạn làm việc chỉ để mưu sinh, chỉ để tìm chỗ đứng trong xã hội thì bạn khó mà làm nó với 100% khả năng và sức lực của mình. Nhưng sau khi ra trường thì vẫn chưa phải là ngừng học tập mà còn bao nhiêu thứ mới mẻ đang chờ đợi tôi học hỏi. Rồi còn phải biết áp dụng lý thuyết vào thực tế, tích lũy kinh nghiệm giảng dạy nữa. Nhưng mỗi lần nghĩ đến được tốt nghiệp ra trường và được đi làm, được thực hiện lý tưởng nghề nghiệp tôi thấy hào hứng lắm.
Với một cô gái có vốn sống ít như tôi thì sau khi ra trường bước vào xã hội thì những khó khăn sẽ nhiều hơn người khác. Tôi vẫn nhớ đến tận năm hai mươi hai tuổi mới học đi xe máy, có nghĩa là ra trường đi làm mới biết đi xe máy một cách chưa thuần thục. Rồi tôi thi công chức, tôi nhận được quyết định sẽ công tác ở một trường vùng cao cách nhà hai mươi kilomet. Khi nhận được quyết định tôi thực sự sốc lắm, tôi còn chưa biết xã đó là ở đâu, như thế nào. Đã vậy, bố còn nói đường đó quanh co khó đi lắm. Thế là tôi khóc luôn. Ngày ấy, tôi mới ra trường nên rất yếu đuối, mít ướt. Ngày mà tôi không thể nào quên là ngày tôi đến trường nhận công tác. Vì không biết đường nên bố đã hộ tống tôi đi. Vì bố muốn tôi phải thực hành đi xe để sau này có thể chủ động đi lại nên mỗi bố con một xe máy. Bố tôi đi trước, tôi lẽo đẽo theo sau hệt như một đứa trẻ lớp Một ngày đầu tới trường. Tôi đi xe không quen nên cứ tốc độ 10km/h như một con rùa trên đường mặc sức cho bao xe vượt qua. Chốc chốc, bố lại dừng xe đợi tôi. Có lẽ cả đời này tôi cũng không thể quên được ngày hôm đó, cô gái hơn hai mươi tuổi đầu mà chẳng khác gì một đứa trẻ con trong hình hài người lớn.
Tới đó, bố bảo tôi vào đi mà tôi cứ bẽn lẽn ngoái lại nhìn bố không dám vào. Sau này, tôi nhận ra một điều rằng những năm đại học tôi chỉ biết học và học cũng không phải chuyện tốt. Đáng ra, tôi nên đi làm thêm các công việc khác để rèn luyện các kỹ năng mềm của mình thì sau này ra trường sẽ đỡ bỡ ngỡ. Nhưng không sao, học tập rèn luyện không bao giờ là muộn cả. Ở ngôi trường mới, tôi là người trẻ nhất ngoài ra có hai chị nữa hơn tôi một tuổi. Có một chị cùng vào trường với tôi một ngày. Và tôi cũng là người Kinh duy nhất ở trong trường, đôi khi việc giao tiếp cũng khá khó khăn khi mọi người trò chuyện quen dùng tiếng dân tộc mình. Nhưng vì tôi hiền lành, có tinh thần học hỏi nên đều được mọi người yêu quý, giúp đỡ. Những ngày đầu, tôi hầu như đi xe cũng bị ngã không đoạn này thì đoạn kia. Nhất là những ngày trời mưa, tôi sợ đi qua con đường đất trơn trượt để vào trường kinh khủng, lúc nào cũng ám ảnh chuyện ngã bị lấm lem hết bùn đất. Rồi cô đồng nghiệp nhiều tuổi nhất trường khích lệ tôi “Cháu cứ đi đi, không sợ gì cả. Phải rèn luyện chứ.” Lời động viên của cô khiến tôi cảm thấy phấn chấn và quyết tâm hơn, chỉ là đi xe máy thôi mà có gì ghê gớm đâu chứ. Phải cố lên! Lúc nào tôi cũng niệm câu thần chú đó cho tới khi tôi đi xe máy thành thạo hơn. Có thể đối với mọi người chuyện đi xe máy quãng đường hơn 20km đường vùng cao không có gì khó khăn nhưng đối với tôi khi vượt qua nó lại là cả một kì tích. Suy cho cùng chúng ta không cần so sánh với bất kì ai cả, chỉ cần chúng đang dần tốt lên, tiến bộ hơn vậy là tốt rồi. Chúng ta của hôm nay tốt hơn chúng ta ngày hôm qua thì đó chính là điều đáng được chúc mừng, đáng được tán dương.
Nói về tình cảm mọi người dành cho tôi trong ngôi trường vùng cao này khiến trái tim nhỏ bé của tôi không ít lần cảm động. Tôi nhớ nhất một chuyện liên hoan ngày 8-3 năm đó, vì tôi là đứa khá kén ăn lại không ăn được món này món kia nên nhiều khi mọi người phải đặc biệt làm món riêng cho tôi. Hôm đó, trong khi tất cả mọi người đã ngồi vào bàn ăn, uống rượu chúc tụng nhau thì chú Hân vẫn cứ lúi húi làm gì trong bếp. Nhà ăn của chúng tôi nhỏ và nóng liền luôn với bếp. Cô Hiền cứ thắc mắc không hiểu chú đang làm thêm món gì nữa, không phải xong hết rồi sao. Lát sau, chú đem lên cho bàn tôi một đĩa thịt nướng và nói “Đây, chú làm riêng cho cháu món này đấy.” Rồi chú cười vui vẻ. Nhìn khuôn mặt chú đầy mồ hôi, tôi thấy thương chú quá! Tôi cảm ơn chú rối rít mà mắt long lanh như muốn khóc. Các chú bàn bên thấy vậy thì lại được thể trêu chọc tôi “Hoài là công chúa của trường rồi đấy nhé.” Thật sự là mọi người cưng chiều tôi hết mực, dạy tôi những công việc dù là nhỏ nhất như rửa chén, pha trà mời nước. Ở ngôi trường đó, tôi đã học được rất nhiều điều cũng nhận được rất nhiều tình cảm yêu thương của mọi người. Chúng tôi không những là đồng nghiệp mà như một gia đình thứ hai luôn đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ trồng người.
Còn về phía học sinh, có thể vì tính tôi khá trẻ con nên học sinh rất quý tôi. Tuy nhiên bình thường những lúc lớp mất trật tự hoặc bạn nào hư tôi đều rất nghiêm khắc. Nhiều người nhận xét tôi ngoài đời thường và trên lớp như hai con người khác nhau vậy. Tôi cũng không biết nữa, hoặc giống như bạn thân cấp ba của tôi hay nói tôi sinh ra đã có dáng dấp của một giáo viên. Năm cấp ba, ngày đầu tôi đột ngột bước vào lớp khiến cả lớp nháo nhào vì giật mình tưởng cô giáo. Nghĩ lại chuyện này tôi vẫn thấy buồn cười mãi. Tôi thật sự sinh ra để làm cô giáo thật sao?
Phương pháp dạy học của tôi là công tư thưởng phạt phân minh. Yêu vẫn yêu mà phạt thì vẫn phạt, chỉ có điều các bạn nhỏ dường như cảm nhận được tình cảm của tôi dành cho chúng nên chưa bao giờ ghét bỏ tôi hết. Nhiều lần, mấy bạn gái nhỏ trong lớp chờ hết giờ đến dúi vào tay tôi một bọc lớn. Tôi không biết là gì mở ra mới thấy đó là măng đắng. Ở vùng cao này, mắng đắng chính là một món đặc sản. Tôi đã rất cảm động, cảm ơn rồi cười vui vẻ đón nhận tấm lòng mà học sinh đã dành cho tôi. Bọn trẻ còn nói số măng đó do chính chúng đã lên rừng tự tay đào lấy về. Những đứa trẻ của tôi, chúng đáng yêu biết bao nhiêu!
Năm tháng qua đi, đến bây giờ tôi đã chuyển công tác được năm năm nhưng những kỉ niệm ở vùng cao đó tôi sẽ không bao giờ quên. Tôi thực ra vẫn hy vọng vào một ngày đẹp trời nào đó, chúng tôi sẽ gặp lại nhau, sẽ lại cười nói vui vẻ, hàn huyên đủ thứ chuyện như những ngày tháng năm ấy.
Trúc Xanh
Hướng nghiệp GPO
Bài viết khác
Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
Ngày đăng: 07/01/2022 - Lượt xem: 2974
Theo đó thí sinh thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm 2021-2022 ở 3 môn: Vật lý, Hóa học và Sinh học sẽ không thi thực hành
Xem thêm [+]Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
Ngày đăng: 23/11/2021 - Lượt xem: 2614
Nguyễn Quốc Huy, lớp 12 THCS-THPT Nguyễn Tất Thành, Hà Nội, giành huy chương vàng Microsoft Word 2016 tại cuộc thi Tin học văn phòng thế giới. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Xem thêm [+]Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
Ngày đăng: 16/10/2021 - Lượt xem: 2570
Với ý tưởng mang đến những bộ đồ với kiểu dáng mới lạ, sang trọng và thoải mái cho nữ giới thừa cân, sinh viên Khoa Văn hóa Du lịch, Trường ĐH Thủ đô Hà Nội đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo dành cho nữ sinh viên năm 2021”. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu thêm về thông tin trên nhé.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
Ngày đăng: 03/10/2020 - Lượt xem: 3790
Cuộc vật lộn về việc định hướng sự nghiệp, về con đường học vấn đã trở thành vấn đề của toàn xã hội.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 4543
Mình sẽ kể cho mọi người nghe về một tình yêu...”ngộ” của mình.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 3220
Trẻ thơ như những chiếc mầm non mới nhú, trong trí óc chúng là những thứ bay bổng, bay bổng như những đám mây - bay mãi, bay mãi trên những nền trời xanh.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 4971
Tôi ngồi phịch xuống bên bãi cỏ, nhắm mắt rõ chặt, tâm hồn lơ tơ mơ khi đó. Theo một bản năng được học của những hình tượng nghề nghiệp trong lớp Lá mầm non.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 4640
Ngày nhập học, tôi háo hức và hồi hộp điền vào đơn xin nhập học. Dường như, tôi đã đặt tất cả niềm tin và hy vọng vào con đường mà tôi đã chọn.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Để tôi kể bạn nghe về nghề tôi đang làm nhé!
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 1897
Tôi không phải một người giỏi viết, và tôi đã lưỡng lự khá nhiều trước khi quyết định tham gia cuộc thi này, chia sẻ câu chuyện của mình.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Nghề từ tâm
Ngày đăng: 30/09/2020 - Lượt xem: 1522
Tôi rất cảm ơn bản thân vì đã có dũng khí lựa chọn nghề này, đã đủ kiên định giữ lập trường khi bị ngăn cản. Chợt bên cửa sổ, tôi thấy bà mạnh khỏe, mọi người đều hạnh phúc, vây quanh cô gái mặc áo blouse trắng, cổ đeo ống nghe, mỉm cười với tôi.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công