Nhân lực ngành khoa học cơ bản: Trầy trật tuyển sinh vẫn không đủ người học
Việc tuyển sinh, đào tạo nhân lực nhóm ngành này đang gặp nhiều khó khăn và thách thức...
Nhóm ngành khoa học cơ bản không chỉ giữ vai trò trọng yếu trong phát triển các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật, mà còn gián tiếp tạo ra những thay đổi có tính dẫn dắt và thúc đẩy giá trị của quốc gia. Tuy nhiên, một thực trạng đáng buồn hiện nay là việc tuyển sinh, đào tạo nhân lực nhóm ngành này đang gặp nhiều khó khăn và thách thức.
Tỷ lệ tuyển sinh thấp
Kết thúc mùa tuyển sinh 2022, thống kê từ Bộ GD&ĐT cho thấy: Khoa học tự nhiên, Khoa học sự sống, Nông lâm nghiệp và thủy sản, Dịch vụ xã hội là 4 lĩnh vực tỷ lệ tuyển sinh đầu vào đại học thấp nhất. Đáng nói, đây là năm thứ 3 liên tiếp, 4 nhóm ngành học này có tỷ lệ thấp nhất trong 23 lĩnh vực đào tạo mà các trường tuyển sinh.
Thực trạng trên còn minh chứng rõ nét bằng con số tuyển sinh tại các nhóm ngành khoa học cơ bản ứng dụng như: Hóa học, Kỹ thuật địa chất, Vật lý, Công nghệ sinh học, Hải dương học, Khí tượng và khí hậu học, Tài nguyên và môi trường nước… ở trường đại học là vô cùng thấp, chỉ đạt 30 - 65%/tổng chỉ tiêu từng ngành.
Ở Trường ĐH Tài nguyên & Môi trường TPHCM, nhóm ngành thuộc truyền thống và thế mạnh như: Địa chất học (49 chỉ tiêu), Thủy văn học (49 chỉ tiêu), Kỹ thuật trắc địa - bản đồ (99 chỉ tiêu), Quản lý tài nguyên và môi trường biển đảo (49 chỉ tiêu) nhưng vẫn không thể tuyển đủ. Tương tự, Trường ĐH Nha Trang nhóm ngành khoa học cơ bản như: Kỹ thuật hóa học (30 chỉ tiêu), Kỹ thuật môi trường (50 chỉ tiêu), Công nghệ sinh học (60 chỉ tiêu) dù xét tuyển bổ sung 2 đợt nhưng vẫn trong cảnh thiếu người học.
TS Trịnh Văn Định, Phòng Quản lý Nghiên cứu khoa học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội, nhìn nhận: 5 năm qua (2017 - 2021), tỷ lệ xét tuyển vào các ngành khoa học cơ bản của trường có xu hướng giảm rõ rệt. Nếu như năm 2019, ngành Triết học, Ngôn ngữ học, Nhân học, Việt Nam học có chỉ tiêu từ 70 - 90/ngành thì đến năm 2021 - 2022 giảm xuống còn 50 - 60/ngành.
Nguyên nhân gây khó khăn trong xét tuyển và đào tạo nguồn nhân lực nhóm ngành này, theo TS Định, do nền kinh tế thay đổi dẫn đến nhu cầu ngành nghề thay đổi, ngành học không hấp dẫn, thu hút người học ở tên gọi.
“Tỷ lệ nhập học/trúng tuyển của các ngành này rất thấp và không ổn định qua mỗi năm. Điều đáng lo, qua các mùa tuyển sinh, tỷ lệ sinh viên đăng ký ngành khoa học cơ bản không phải là lựa chọn thứ nhất, dẫn đến ngay từ đầu sự gắn bó và cam kết học tập không cao.
Thống kê từ phòng đào tạo cho thấy, sinh viên đăng ký nguyện vọng 1 chỉ tuyển được 20 - 30% chỉ tiêu, số còn lại phải tuyển nguyện vọng 2. Điều này là thách thức lớn vì để đào tạo ngành khoa học cơ bản, sự hứng thú, say mê của người học là điều kiện tiên quyết để có thể phát triển thành chuyên gia”, TS Định nói.
Tên gọi và thu nhập không hấp dẫn
PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Minh, Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội, nhìn nhận, khoa học ứng dụng có vai trò quan trọng và cần thiết cho sự phát triển, tiên phong quan trọng của nhân loại. Tuy nhiên, khoa học ứng dụng không thể đứng riêng mà phải dựa vào khoa học cơ bản trong mỗi bước phát triển. Khoa học cơ bản đóng góp cho văn hóa, tạo khả năng phát hiện có tầm quan trọng to lớn về kinh tế và thực tiễn. Khoa học cơ bản là động lực cho sự phát triển và kích thích ngành công nghiệp, có tác động hai chiều với giáo dục và đào tạo.
“Thực tế, các tập đoàn công nghiệp và doanh nghiệp tư nhân thường có xu hướng thiên về khoa học ứng dụng nhằm mang lại giá trị thực tế. Trong khi đó, trường đại học coi trọng cả khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng để có thể cung cấp ra xã hội nguồn lực đảm bảo sự hài hòa, cân đối giữa các ngành nghề, lĩnh vực. Tuy vậy, thực trạng tuyển dụng và đào tạo nhân lực nhóm ngành này hiện rất quan ngại khi người học ngày càng không có hứng thú theo đuổi.
Đơn cử, tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội), tỷ lệ sinh viên ngành khoa học cơ bản nhập học và tốt nghiệp giai đoạn 2014 - 2018 chỉ đạt 60%. Bên cạnh số lượng, chất lượng người học cũng là thách thức lớn với các trường nhằm cân đối nhân lực ngành nghề cho sự phát triển chung của xã hội”, PGS.TS Hồng Minh nói.
Khó khăn của công tác tuyển sinh và đào tạo nhân lực nhóm ngành khoa học cơ bản theo PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Minh đến từ 4 nguyên nhân chính gồm: Tính chất khó khăn của nghiên cứu khoa học cơ bản; Sức hút đối với xã hội và người học trong bối cảnh các ngành có tính ứng dụng cao luôn thu hút được thí sinh có chất lượng tốt trong các kỳ tuyển sinh; Vị trí việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành khoa học cơ bản chủ yếu là trong đơn vị hành chính, sự nghiệp nên mức thu nhập thấp. Đặc biệt, cơ sở nghiên cứu khoa học của ngành chủ yếu nằm ở khu vực công nên lộ trình nghề nghiệp tương đối dài, cần nhiều thời gian để thăng tiến và khẳng định cũng là rào cản không nhỏ.
Đồng quan điểm, TS Tô Văn Phương, Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Nha Trang, cho rằng, học sinh không chọn học những ngành khoa học cơ bản vì tên gọi và thu nhập không hấp dẫn. Mặt khác trong bối cảnh công nghệ phủ sóng mọi mặt của đời sống, việc tìm kiếm một ngành học đón đầu xu thế, đáp ứng tiêu chí năng động, nhẹ nhàng và thu nhập cao là điều có thể hiểu nơi các bạn trẻ hiện nay.
Theo giaoducthoidai.vn
Bài viết khác
Thí sinh chuộng ngành việc nhẹ, lương cao
Ngày đăng: 28/03/2023 - Lượt xem: 219
Với các ngành học đòi hỏi phải nghiên cứu - thí sinh thường không quan tâm, bởi khó tìm việc làm, mức lương thấp.
Xem thêm [+]Tuyển sinh 2023: Chấm dứt tình trạng đạt trên 30 điểm vẫn trượt nguyện vọng
Ngày đăng: 28/03/2023 - Lượt xem: 212
Khi kỳ tuyển sinh đại học 2023 đến gần, vấn đề cộng điểm ưu tiên theo quy chế mới nhận được sự quan tâm nhiều hơn. Theo Bộ GD&ĐT, cách tính điểm ưu tiên mới sẽ không còn tình trạng thí sinh có điểm xét tuyển trên ngưỡng tuyệt đối hoặc đạt hơn 30 điễm vẫn trượt nguyện vọng.
Xem thêm [+]Đủ điều kiện trúng tuyển đại học sớm, thí sinh cần làm gì?
Ngày đăng: 27/03/2023 - Lượt xem: 216
Để tăng cơ hội trúng tuyển đại học, thí sinh có thể sử dụng phương thức xét tuyển sớm. Tuy nhiên, kết quả trúng tuyển sớm chỉ là tạm thời.
Xem thêm [+]Sức bật ngành sư phạm
Ngày đăng: 27/03/2023 - Lượt xem: 212
Nhiều năm nay, Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên nằm trong tốp những lĩnh vực có tỉ lệ thí sinh nhập học cao nhất.
Xem thêm [+]Đa dạng phương thức tuyển sinh, trò vùng khó lo hẹp cửa vào đại học
Ngày đăng: 27/03/2023 - Lượt xem: 205
Trong khi nhiều trường đại học, nhất là các trường tốp đầu, đang có xu hướng giảm mạnh chỉ tiêu xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp thì đây lại là phương thức xét tuyển chính của học trò vùng khó.
Xem thêm [+]Thi tốt nghiệp THPT: Thay đổi để phù hợp – Bài 1: Kỳ thi '2 trong 1' bộc lộ nhiều bất cập
Ngày đăng: 27/03/2023 - Lượt xem: 207
Qua gần 10 năm tổ chức (kể từ năm 2015 đến nay), kỳ thi tốt nghiệp THPT “2 trong 1” với mục tiêu ban đầu là lấy kết quả xét tốt nghiệp đồng thời xét tuyển vào các trường đại học (ĐH) đã dần bộc lộ bất cập. Việc các trường sử dụng nhiều phương thức tuyển sinh đã khiến điểm thi tốt nghiệp THPT dần “lép vế”.
Xem thêm [+]Tuyển sinh năm 2023, mức độ cạnh tranh ngành Ngôn ngữ Hàn ra sao?
Ngày đăng: 26/03/2023 - Lượt xem: 210
Dự đoán, năm nay mức độ cạnh tranh vào ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc vẫn ở mức cao, tương đương năm ngoái.
Xem thêm [+]Tuyển sinh đại học: Chuyển dần sang sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực
Ngày đăng: 26/03/2023 - Lượt xem: 210
Khi kỳ thi tốt nghiệp THPT chủ yếu phục vụ cho xét tốt nghiệp THPT, nhiều trường ĐH chuyển dần sang sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực để xét tuyển
Xem thêm [+]Mùa tuyển sinh 2023: Điều gì là quan trọng nhất khi lựa chọn ngành học?
Ngày đăng: 24/03/2023 - Lượt xem: 223
Vào mùa tuyển sinh, câu chuyện về việc chọn ngành, chọn trường luôn là mối bận tâm của hầu hết thí sinh, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang phải chịu tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Xem thêm [+]Kỳ thi tuyển sinh Đại học năm 2023: Nhiều trường tổ chức thi trên máy tính
Ngày đăng: 22/03/2023 - Lượt xem: 208
Năm 2023 ghi nhận nhiều trường Đại học tổ chức kỳ thi riêng để tuyển sinh. Bên cạnh hình thức làm bài thi truyền thống, nhiều trường cũng tổ chức làm bài thi trên máy để nhanh chóng trả kết quả cho thí sinh.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công