Nhảy việc không thành công có nên quay lại công ty cũ làm việc không?
“Có nên quay lại công ty cũ làm việc không” là câu hỏi khiến nhiều người trăn trở, đặc biệt sau khi nhảy việc không thành công, hoặc khi bỗng nhiên nhận được lời gợi ý, lời mời làm việc từ sếp cũ, đồng nghiệp cũ. Vậy trong trường hợp nào nên quay lại công ty cũ? Làm thế nào để quá trình quay lại công ty cũ làm việc trở nên suôn sẻ và nhận được sự hỗ trợ của đồng nghiệp? Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu về thông tin này nhé!
Những điều cần xem xét trước khi ra quyết định có nên quay lại công ty cũ làm việc không
Quyết định có nên quay lại công ty cũ làm việc hay không là một quyết định cần được cân nhắc thận trọng từ nhiều khía cạnh. Bạn nên suy nghĩ kỹ càng một số điều dưới đây để tránh rơi vào những tình huống bất lợi nhé
- Quy định của công ty với trường hợp này
Không phải công ty nào cũng thoải mái với nhân viên cũ đã rời đi. Nhiều doanh nghiệp mặc định loại hồ sơ ứng viên nếu nhận thấy đây là nhân viên cũ. Tuy nhiên cũng có rất nhiều nơi lại khá thoải mái về vấn đề này. Do đó bạn cần tìm hiểu kỹ càng chính sách của công ty, trừ trường hợp bạn nhận được offer từ chính sếp cũ.
- Tại sao bạn nghỉ công ty gần nhất và muốn quay lại công ty cũ?
Hãy tự hỏi mình lý do thực sự khiến bạn rời công ty gần nhất và đột nhiên muốn quay lại công ty cũ? Liệu quyết định của bạn khi rời hai công ty này có sai lầm hay không? Có gì đảm bảo việc quay lại công ty từng rời đi của bạn lần này là chính xác? Trên thực tế có rất nhiều doanh nghiệp để bạn cân nhắc, đặc biệt khi bạn có năng lực tốt. Do đó, nếu không tìm được lý do thực sự hợp lý cho việc quay lại công ty cũ khiến bạn có thể cam kết gắn bó lâu dài, bạn nên nghĩ đến việc tiếp tục tìm một doanh nghiệp mới thay vì trở về nơi cũ.
- Lý do và cách thức nghỉ việc ở công ty cũ?
Đây cũng là một trong những khía cạnh quan trọng mà bạn cần chú ý cân nhắc khi muốn quay lại công ty cũ. Nếu trong thời gian làm việc bạn hoàn thành trách nhiệm của bản thân, nghỉ việc với lý do khách quan (ví dụ do cắt giảm nhân sự, do thay đổi nơi sinh sống), hoặc bạn rời đi suôn sẻ, bàn giao đầy đủ, không có mâu thuẫn nghiêm trọng với sếp hay đồng nghiệp, thì bạn hoàn toàn có thể cân nhắc việc quay lại công ty cũ tiếp tục công việc.
Ngược lại nếu bạn rời công ty cũ với lý do xích mích, hoặc cách ra đi có nhiều vấn đề, thì lời khuyên là bạn không nên quay lại.
- Mối quan hệ với đồng nghiệp và đội nhóm hiện tại ở công ty đó ra sao?
Nếu bạn đã từng cộng tác rất suôn sẻ và vẫn còn giữ mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp cũ, và những đồng nghiệp này cũng đang tiếp tục làm việc tại đây, thì bạn có thể cân nhắc việc quay lại. Bạn sẽ không mất nhiều thời gian để làm quen với việc teamwork. Ngược lại nếu mối quan hệ với đồng nghiệp cũ không tốt, hoặc team đó hiện tại có cả đồng nghiệp cũ lẫn mới và chưa rõ mối quan hệ trong team ra sao, bạn nên cân nhắc và tìm hiểu thêm.
- Nên làm gì để có thể quay lại công ty cũ thuận lợi?
Nếu sau khi suy nghĩ và cân nhắc, bạn thực sự muốn quay lại công ty cũ thì một số lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn có chặng đường mới suôn sẻ và thuận lợi hơn
- Thể hiện sự chân thành và mong muốn gắn bó với công ty
Trong quá trình phỏng vấn, bạn hãy thể hiện sự chân thành và mong muốn gắn bó với công ty. Việc bạn đã từng rời đi không thể thay đổi được, do đó hãy cố gắng thể hiện sự chân thành, cam kết gắn bó để có thể nhận được sự tin tưởng từ lãnh đạo
- Khiêm tốn và coi mình là người mới
Dù đúng là bạn đã từng làm việc tại đây, am hiểu quy trình công việc, cách sắp xếp đội nhóm cũng như quen với sếp và đồng nghiệp cũ, song để bắt đầu chặng đường mới tại công ty, bạn nên khiêm tốn và coi bản thân là một nhân viên mới với tinh thần ham học hỏi, không tỏ ra mình biết tuốt. Đặc biệt không nên quá vô tư trò chuyện, đặc biệt là những câu chuyện cũ với đồng nghiệp quen biết.
Giữ thái độ khiêm tốn là cách để bạn hòa nhập với team một cách nhanh nhất - Hướng nghiệp GPO
- Thể hiện sự chuyên nghiệp và sự tiến bộ trong năng lực
Điều quan trọng nhất khi đi làm chính là kết quả công việc. Do đó, trước những nghi ngờ, dèm pha về chuyện bạn quay lại công ty cũ, hãy cứ bình tĩnh, thể hiện sự chuyên nghiệp trong công việc, tự tin thể hiện năng lực cá nhân, đóng góp công sức cho tập thể và có tinh thần trách nhiệm. Đây sẽ là lời khẳng định mạnh mẽ nhất về quyết định quay lại công ty cũ của bạn.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn đổi việc - chuyển nghề, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!
Phan Ngọc
Theo blog.topcv.vn
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Ai nói nhảy việc không tốt?
Có nên nghỉ việc khi chưa có việc mới?
Có nên nhảy việc vì lương
Bài viết khác
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 234
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Ngành nào đang thiếu hụt nguồn nhân lực trầm trọng?
Ngày đăng: 24/08/2022 - Lượt xem: 1614
Đại dịch Covid-19 ập đến đã để lại cho ngành khách sạn sự thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực, cả về chất lượng lẫn số lượng.
Xem thêm [+]Người HƯỚNG NỘI có thể làm 5 ngành nghề sau: Mức thu nhập khá ổn, thích nhất là được làm một mình
Ngày đăng: 23/08/2022 - Lượt xem: 2037
Hướng nội là một cụm từ nói về khuynh hướng sống của con người. Khuynh hướng sống đó có phần cô độc theo một số người nghĩ, cũng có người cho rằng đó là một khuynh hướng sống cá nhân. Người hướng nội thường hướng đến chủ nghĩa cá nhân hơn là những thứ hình thức bên ngoài. Trong giao tiếp, họ thích nói sâu vào vấn đề hơn là nói...
Xem thêm [+]6 nghề lương cao không cần bằng cấp, vị trí thứ 3 đủ sức mua nhà sắm xe
Ngày đăng: 13/08/2022 - Lượt xem: 6174
Nếu bạn đang muốn tìm một công việc thời gian học nghề ngắn, chi phí học thấp. Đặc biệt, sau khi ra trường tìm được việc làm ngay với mức lương ổn định, hãy tham khảo những ngành nghề dưới đây nhé!
Xem thêm [+]5 ngành nghe tên sang chảnh, điểm đầu vào cao vót nhưng khó xin việc ra trường dễ thất nghiệp
Ngày đăng: 13/08/2022 - Lượt xem: 1330
Nếu bạn đang băn khoăn tìm một công ngành nghề phù hợp ra trường dễ xin việc thì nên tham khảo những ngành khó xin việc dưới đây.
Xem thêm [+]Thể dục Thể thao học gì? Ra trường làm gì?
Ngày đăng: 10/12/2021 - Lượt xem: 8717
Lĩnh vực thể thao ngoài các vận động viên chuyên nghiệp còn cung cấp một loạt những lựa chọn nghề nghiệp, cho phép những ai yêu thể thao có thể tìm kiếm công việc ưa thích. Trong khi công việc huấn luyện và đào tạo về chuyên môn yêu cầu các ứng cử viên tham gia tích cực trong việc đào tạo thể chất và kiến thức chuyên môn, các công việc như một...
Xem thêm [+]Gen Z và văn hóa đi làm “thích thì nghỉ”: “cái tôi” cao, sớm bỏ cuộc, hay vì ngoài kia nhiều cơ hội?
Ngày đăng: 08/12/2021 - Lượt xem: 5808
Một người bỏ việc thì có thể không đáng nói, nhưng khi rất nhiều trường hợp đại diện cho 1 nhóm người – cùng bỏ việc với 1 thái độ giống nhau, khiến người ta phải tự hỏi về văn hoá nghỉ việc của khá đông các bạn trẻ Gen Z bây giờ. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO đi tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé
Xem thêm [+]Đào tạo nghề giải quyết "điểm nghẽn" nguồn nhân lực và phục hồi kinh tế
Ngày đăng: 08/12/2021 - Lượt xem: 1103
Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho rằng, Việt Nam đang có lợi thế cơ cấu dân số vàng, với 55 triệu lao động, nhưng "điểm nghẽn" lại chính là chất lượng nguồn nhân lực. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu và cập nhập về thông tin này nhé!
Xem thêm [+]Hội thảo trực tuyến: Đọc vị Xu hướng việc làm – Chuẩn bị cho kỳ tuyển sinh 2022 thu hút được nhiều chú ý từ Phụ huynh Gen Z
Ngày đăng: 15/11/2021 - Lượt xem: 962
Chọn nghề thế nào để phù hợp với tính cách, đam mê? Chọn nghề thế nào để đáp ứng được xu hướng việc làm của xã hội tương lai? Cần chuẩn bị những gì để Gen Z có kỳ tuyển sinh 2022 suôn sẻ nhất? Đây là những câu hỏi được rất nhiều phụ huynh, học sinh quan tâm trong thời gian gần đây. Để giải đáp những băn khoăn này, Hướng nghiệp...
Xem thêm [+]Tại sao phải căng thẳng chen chân vào đại học khi trường nghề dễ vào lại bao việc đầu ra?
Ngày đăng: 03/11/2021 - Lượt xem: 1190
Qua từng năm, tỷ lệ đối chọi để kiếm được một vị trí trong đại học ngày càng gắt gao, tình trạng điểm cao mà vẫn trượt đại học khiến nhiều người ngỡ ngàng. Điều đó khiến ta đặt ra câu hỏi rằng, liệu trường đại học có còn là lối đi duy nhất cho thanh niên để kiếm được một công việc ổn định? Hãy cùng Hướng nghiệp...
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công