Nhiều trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên khó tuyển sinh
Những năm qua, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) đã được đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, trang thiết bị. Tuy nhiên, công tác tuyển sinh đào tạo nghề tại các trung tâm này đang gặp rất nhiều khó khăn. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu về thông tin này nhé!
Thanh Hóa có 24 trung tâm GDNN-GDTX công lập đang hoạt động. Hàng năm, các trung tâm đã phối hợp với UBND xã, phường, thị trấn để điều tra, khảo sát, xây dựng kế hoạch tuyển sinh, chọn lựa nghề phù hợp với đặc điểm, thế mạnh của từng địa phương. Tuy nhiên, công tác tuyển sinh còn gặp nhiều khó khăn, khiến nhiều phòng học, trang thiết bị phục vụ dạy và học rơi vào tình cảnh “đắp chiếu”.
Trung tâm GDNN-GDTX huyện Quan Hóa hiện có 6 dãy nhà kiên cố, bao gồm các phòng học văn hóa, lý thuyết, thực hành, khu ký túc xá… Hạ tầng khang trang là vậy, nhưng trung tâm lại rơi vào tình cảnh thiếu vắng học viên. Ước tính, mỗi năm trên địa bàn huyện có khoảng 900-1.000 học sinh tốt nghiệp THCS, sau khi phân luồng, 70% học sinh vào THPT, còn khoảng 30% học sinh định hướng theo học các trường nghề và lựa chọn khác. Nhưng mỗi năm Trung tâm GDNN-GDTX huyện Quan Hóa chỉ tuyển sinh được 15-20 học viên. Năm học 2021-2022, trung tâm chỉ tuyển sinh được 14 học viên học văn hóa. Hiện tại, cả 3 khối chỉ có 50 học viên, vì vậy trung tâm không thể liên kết với các cơ sở đào tạo nghề để mở lớp. Cá biệt trong 2 năm: 2020 và 2021, trung tâm này không có học viên đăng ký hồ sơ tham gia học nghề.
Ông Phạm Thanh Tùng, Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX huyện Quan Hóa, cho biết: Mặc dù trung tâm đã tiếp cận với các trường THCS và học sinh lớp 9 để tư vấn hướng nghiệp cho học sinh lựa chọn trung tâm để vừa học văn hóa và vừa học nghề. Tuy nhiên, nhiều học sinh có tâm lý thích thi vào các trường THPT công lập, sau đó tiếp tục học lên đại học, cao đẳng, nên công tác tuyển sinh đạt hiệu quả thấp. Bên cạnh đó, các trường đại học, cao đẳng đang mở rộng đào tạo các ngành nghề, có nhiều chính sách thu hút người học, càng khiến các trung tâm GDNN-GDTX yếu thế hơn trong “cuộc đua” tuyển sinh.
Tương tự, Trung tâm GDNN-GDTX huyện Bá Thước cũng gặp nhiều khó khăn trong công tác tuyển sinh. Ông Phạm Văn Nghĩa, Giám đốc trung tâm, cho biết: “Hằng năm, trung tâm đều xây dựng kế hoạch đào tạo, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vai trò, sự cần thiết của việc học nghề sâu rộng trong quần chúng Nhân dân. Tuy nhiên, một bộ phận lớn người dân chưa nhận thức đúng đắn về vai trò của việc học nghề, nên không mặn mà cho con em học nghề. Những năm qua, trung tâm chủ yếu mở các lớp dạy nghề ngắn hạn cho người dân từ nguồn kinh phí của Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định 1956 ngày 27-11-2009 của Thủ tướng Chính phủ”.
Thiếu học sinh, nên nhiều phòng học kiên cố với trang thiết bị tương đối đồng bộ của Trung tâm GDNN-GDTX huyện Bá Thước trở nên trống rỗng. Hiện tại, huyện Bá Thước đang tạm thời sử dụng một số dãy nhà của trung tâm làm khu vực cách ly phòng, chống dịch COVID-19.
Cũng như các huyện Quan Hóa, Bá Thước, công tác đào tạo nghề tại Trung tâm GDNN-GDTX huyện Thường Xuân gặp muôn vàn khó khăn. Nhiều phòng học của trung tâm rơi vào tình cảnh cửa đóng, then cài. Đặc biệt là xưởng mộc dân dụng được xây dựng với kinh phí 300 triệu đồng nhưng chưa bao giờ sử dụng, do không có học viên đăng ký học nghề này.
Nhiều trung tâm GDNN-GDTX ở nhiều huyện miền xuôi cũng chung cảnh đìu hiu, thiếu vắng người học. Trong khi hàng năm ngân sách Trung ương và địa phương cấp hàng chục tỷ đồng chi trả lương cho cán bộ, giáo viên và mua sắm trang thiết bị, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ cho việc dạy. Đơn cử như Trung tâm GDNN-GDTX huyện Quảng Xương có 18 phòng học, phòng chức năng được đầu tư xây dựng khang trang, rộng rãi. Trung tâm đã đăng ký 7 ngành nghề đào tạo, nhưng nhiều năm qua chỉ tuyển sinh được rất ít học viên. Việc thu hút các học viên theo học các ngành nghề dưới 3 tháng, đối với Trung tâm GDNN-GDTX huyện Quảng Xương là vô cùng khó khăn.
Bà Nguyễn Thị Hương, Phó Trưởng phòng Giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động - Thương binh và xã hội, cho biết: Những năm qua, các trung tâm GDNN-GDTX được đầu tư xây dựng khang trang, mua sắm trang thiết bị. Tuy nhiên, các trung tâm này vẫn chưa thu hút được học viên, gây lãng phí nguồn vốn đầu tư của Nhà nước. Để khắc phục khó khăn trong tuyển sinh đào tạo nghề, trong thời gian tới, các trung tâm GDNN-GDTX trong tỉnh cần nỗ lực đổi mới phương pháp đào tạo, mở rộng chương trình liên kết với các đơn vị và doanh nghiệp để đào tạo, đáp ứng nhu cầu dạy và học. Trong đó, cần chú trọng những ngành thế mạnh của tỉnh như lọc hóa dầu, sản xuất thép, quản lý và vận hành các nhà máy nhiệt điện, thủy điện; các ngành nghề ngắn hạn chuyển giao khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp... Bên cạnh đó, cần có sự chung tay của các cấp, ngành, địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho các trung tâm hoạt động hiệu quả, đáp ứng nguyện vọng của học viên. Ngoài ra, về lâu dài mỗi trung tâm cần có giải pháp, lộ trình và hướng đi phù hợp để đổi mới công tác đào tạo nghề gắn với nhu cầu thị trường việc làm… Có như vậy các trung tâm GDNN-GDTX mới thu hút được nhiều người học, góp phần nâng cao chất lượng công tác đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh.
Thiết nghĩ đã đến lúc các ngành chức năng cần rà soát lại hiệu quả hoạt động của các trung tâm GDNN-GDTX để có giải pháp hữu hiệu, tránh tình trạng lãng phí nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, cũng như kinh phí duy trì bộ máy của các trung tâm này.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Nguyễn Giang
Theo vhds.baothanhhoa.vn
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Đón đầu kỳ tuyển sinh Đại học 2022: 'La bàn tuyển sinh' cho hội 2K4 nhiều tâm tư
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 19
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 52
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 58
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 83
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 159
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 107
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 217
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 275
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 199
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 250
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công