Những công việc và tố chất cần có của một người Đạo diễn
Trong bài viết trước, chúng ta đã cùng đi tìm hiểu về định nghĩa và phân loại đạo diễn. Để tìm hiểu sâu hơn về đạo diễn, về công việc và những tố chất cần có của người trong nghề. Hãy cùng Career.gpo.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Công việc của một người đạo diễn
Có rất nhiều người hiểu nhầm rằng công việc của một người Đạo diễn chính là việc quay phim. Điều đó đúng, nhưng chưa đủ, quay phim chỉ là một quá trình, một giai đoạn trong quá trình hoàn thiện một tác phẩm mà thôi.
Tùy theo từng đối tượng tác phẩm khác nhau mà công việc của người đạo diễn có thể sẽ có những đặc thù riêng. Nhưng thông thường, một người Đạo diễn sẽ chịu trách nhiệm với những công việc sau:
- Lựa chọn kịch bản: Đây là bước đầu tiên trong quá trình tạo ra một tác phẩm. Người đạo diễn có thể lựa chọn kịch bản đã có sẵn từ các nhà biên kịch hoặc làm việc với hộ để tạo ra kịch bản theo ý mình. Hoặc đôi khi, họ cũng tự tạo ra kịch bản.
- Thành lập đoàn làm phim: Người đạo diễn sẽ liên hệ với nhà sản xuất, quay phim, đạo cụ, phục trang, hậu cần… để mời họ cùng hợp tác để tạo ra các bộ phim. Hoặc được mời làm đạo diễn cho một tác phẩm nào đấy của khách hàng.
- Casting - Tuyển diễn viên: Đạo diễn sẽ làm việc cùng Nhà sản xuất, khách hàng.. để tuyển chọn diễn viên cho tác phẩm của mình. Sao cho người được chọn sẽ là người phù hợp nhất với vị trí nhân vật.
- Chỉ đạo làm phim: Đây là bước gần như quyết định tới sự thành bại của tác phẩm. Với các chất liệu đã có, người đạo diễn sẽ tiến hành chỉ đạo dàn dựng, dàn cảnh, các bộ phận kỹ thuật trong từng cảnh quay để tạo ra những thước phim hay nhất.
- Chỉ đạo diễn xuất: Hướng dẫn diễn viên làm sao để nhập tâm vào nhân vật, chính mình là nhân vật đó để truyền tải được ý đồ, cái hồn của kịch bản.
- Biên tập hậu kỳ: Sau khi hoàn thành toàn bộ công việc với đoàn làm phim, đạo diễn, biên kịch cùng với những kỹ thuật viên sẽ tiến hành dựng phim và biên tập chúng. Thực hiện tráng phim, chỉnh sửa, sắp xếp, điều phối các phân cảnh, điều chỉnh màu sắc, hình ảnh kết hợp cùng các hiệu ứng, kỹ xảo...
Vai trò của người đạo diễn bắt đầu từ trước khi bộ phim bắt đầu quay cho đến khi tiến hành quay và đóng máy quay và cả giai đoạn hậu cần. Chưa dừng lại ở đó, đôi khi người đạo diễn cũng sẽ tham gia vào cả giai đoạn truyền thông, hỗ trợ truyền thông cho bộ phim.
Những tố chất cần có của một người đạo diễn
Người đạo diễn giữ một vai trò không nhỏ tới mức độ thành công của tác phẩm. Bộ phim đó có tạo ra tiếng vang hay không, bộ phim đó có hấp dẫn và lôi cuốn hay không… là nhờ phần lớn vào vai trò của người Đạo diễn.
Chính vì vậy mà bất kỳ người đạo diễn nào cũng cần có những tố chất, kỹ năng nhất định để có thể tạo ra những tác phẩm thành công, nổi tiếng. Một vài tố chất thiết yếu bao gồm:
- Khả năng lãnh đạo: Công việc của người đạo diễn là chỉ đạo. Do đó, khả năng lãnh đạo là một trong những tố chất hàng đầu mà người đạo diễn nào cũng phải có. Tuy nhiên, họ cũng cần phải mềm mỏng vào những lúc cần thiết.
- Tư duy, sáng tạo: Người đạo diễn luôn phải tư duy, sáng tạo để tạo ra những thước phim độc đáo, mới lạ nhưng vẫn mang tính hấp dẫn, thu hút
- Am hiểu kiến thức và văn hóa: Để truyền tải được nội dung kịch bản, người đạo diễn phải có một nền tảng kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực, cả về đời sống, xã hội, lịch sử…
Career.gpo.vn hy vọng với những thông tin hữu ích trong bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu thêm được phần nào về công việc đạo diễn. Giúp bạn nhận ra được xem liệu bản thân có phù hợp với công việc này hay không.
Thùy Leah
Bài viết khác
Thành công trong ngành bảo hiểm với những kỹ năng tại nơi làm việc
Ngày đăng: 21/01/2021 - Lượt xem: 27
Nhắc đến ngành bảo hiểm là nhắc đến một môi trường liên tục thay đổi theo sự phát triển của công nghệ và xu hướng. Để thành công trong ngành này, bạn cần có sự linh hoạt để thích nghi với những sự thay đổi mới. Đã qua rồi cái thời chỉ cần kỹ thuật để khởi nghiệp. Điều cần thiết nhất giúp bạn nổi bật giữa đám đông và xây...
Xem thêm [+]Ngành Kỹ thuật hàng không
Ngày đăng: 21/01/2021 - Lượt xem: 60
Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường hàng không Việt Nam mang đến triển vọng việc làm rộng mở cho ngành Kỹ thuật hàng không, bảo trì, bảo dưỡng máy bay. Vậy ngành Kỹ thuật hàng không là gì? Hãy tìm hiểu cùng hướng nghiệp GPO nhé.
Xem thêm [+]Ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô
Ngày đăng: 21/01/2021 - Lượt xem: 60
Tại Việt Nam, Công nghệ kỹ thuật ô tô được đánh giá là ngành công nghiệp đang trong giai đoạn phát triển. Với những thành quả bước đầu, đây là ngành học đầy tiềm năng trong tương lai. Vậy, nếu bạn đang có ý định theo đuổi ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tham khảo những thông tin dưới đây nhé.
Xem thêm [+]Tìm hiểu về nghề Lễ tân
Ngày đăng: 11/01/2021 - Lượt xem: 64
Nếu bạn quan tâm đến nghề Lễ tân thì hãy tham khảo bài viết này của GPO để nắm bắt được các thông tin chi tiết về lĩnh vực này nhé!
Xem thêm [+]Tìm hiểu về nghề Trợ lý hành chính
Ngày đăng: 11/01/2021 - Lượt xem: 49
Nếu bạn quan tâm đến nghề Trợ lý hành chính thì hãy tham khảo bài viết này của GPO để nắm bắt được các thông tin chi tiết về lĩnh vực này nhé!
Xem thêm [+]Chiropractor - Bác sĩ chỉnh hình
Ngày đăng: 09/01/2021 - Lượt xem: 33
Bác sĩ chỉnh hình là những bác sĩ chuyên khoa điều trị cho bệnh nhân chú trọng đến sức khỏe tổng thể. Ngoài việc điều chỉnh và nắn chỉnh cột sống, chuyên môn của họ còn bao gồm điều trị các vấn đề sức khỏe của hệ thần kinh cơ xương bao gồm dây thần kinh, xương, cơ, dây chằng và gân. Vì lĩnh vực y học trị liệu thần kinh cột sống...
Xem thêm [+]6 Kỹ năng cần có để trở thành doanh nhân thành đạt
Ngày đăng: 31/12/2020 - Lượt xem: 105
Định nghĩa về kinh doanh có thể tập trung vào việc thành lập và điều hành một doanh nghiệp, nhưng hầu hết các công ty khởi nghiệp phải đóng cửa trong vòng một năm do thiếu vốn, nhu cầu của thị trường không đủ, quản lý tài chính và ra quyết định không hiệu quả. Bối cảnh kinh doanh vẫn luôn cạnh tranh nhưng cũng ngày càng trở nên khó đoán. Vậy...
Xem thêm [+]Dietitian - Chuyên gia dinh dưỡng
Ngày đăng: 08/12/2020 - Lượt xem: 283
Trong những năm gần đây, Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng kép về dinh dưỡng, trong khi tỷ lệ suy dinh dưỡng vẫn còn cao thì tỷ lệ thừa cân, béo phì và các bệnh mãn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng đang ngày càng gia tăng gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sức khỏe cộng đồng. Đứng trước thực trạng đó, nhu cầu về chuyên...
Xem thêm [+]Người thiết kế video game - Video game designer
Ngày đăng: 04/12/2020 - Lượt xem: 76
Các nhà thiết kế trò chơi kết hợp sự sáng tạo, kỹ năng kỹ thuật và niềm đam mê chơi game để tạo ra những trò chơi tiên tiến. Nếu bạn yêu thích chơi game và mong muốn tìm hiểu các kỹ năng lập trình, nghệ thuật và sản xuất phương tiện truyền thông mới nhất, thì nhà thiết kế trò chơi điện tử là con đường sự nghiệp dành cho bạn. Tùy thuộc...
Xem thêm [+]Lập Trình Game Mobile Chuyên Nghiệp
Ngày đăng: 03/12/2020 - Lượt xem: 98
Ngành công nghiệp trò chơi di động chiếm 51% toàn bộ doanh thu của ngành công nghiệp trò chơi và tỷ lệ này dự kiến sẽ chạm 59% vào năm 2019. Người ta nói rằng có tới 62% người dùng điện thoại thông minh tải xuống một hoặc nhiều trò chơi trong vòng một tuần kể từ khi bàn tay của họ trên một bộ mới.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
TIN MỚI
- Bí quyết giúp bạn làm việc hiệu quả với sếp nước ngoài
- Ngành ngôn ngữ học chưa bao giờ ngừng hot với mức lương lên đến 15 triệu đồng
- Thành công trong ngành bảo hiểm với những kỹ năng tại nơi làm việc
- Những thói quen xấu phá hỏng mối quan hệ của bạn
- Để Internet không "nuốt chửng" năng suất làm việc của bạn
- [Bài sưu tầm] Nhảy việc: Thời điểm nên không nên
- Ngành Kỹ thuật hàng không
- Ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô