Những nghề nghiệp phù hợp nhất và không phù hợp nhất dành cho người thấu cảm
Có một số công việc đem lại nhiều sự thỏa mãn và ít gây căng thẳng cho người thấu cảm. Vì bản thân là một người thấu cảm, nên tôi biết rằng, để tận hưởng và trở nên nổi trội trong công việc, ta phải tận dụng tối đa sự nhạy cảm của mình. Ta phải thể hiện năng lực trực giác, sự chu đáo, bình tĩnh và khả năng sáng tạo của bản thân hơn là cố gắng để trở thành một ai khác. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này nhé!
“Là một người thấu cảm nhạy cảm cũng tuyệt đẹp như trở thành một người nghệ sĩ vậy”
Alanis Morissette
Những nghề nghiệp tốt nhất dành cho người thấu cảm
Nhiều bệnh nhân của tôi là người thấu cảm thích tự kinh doanh thay vì làm thuê để tránh bị kiệt sức và quá tải bởi những đồng nghiệp cùng cơ quan, từ các sếp và từ lịch làm việc quá tải. Người thấu cảm có xu hướng làm tốt công việc trong khoảng thời gian cá nhân của họ hơn là ở các cuộc họp nhóm thường niên, thường được yêu cầu ở những doanh nghiệp lớn (trừ khi nhóm có tính tích cực và sự gắn kết nào đó rất đặc biệt). Nếu bạn làm việc cho một doanh nghiệp, bạn có thể thu xếp và hoàn thành hầu hết công việc văn phòng bán thời gian tại nhà, với quyền truy cập ổn định vào mạng internet, email, tin nhắn và các cuộc gọi trực tuyến qua Skype. Càng ngày, ta càng ít bị bó buộc phải ngồi liên tục ở văn phòng để giải quyết tốt công việc của mình, đây là một lợi thế cho phép người thấu cảm có thêm nhiều lựa chọn hơn về địa điểm họ làm việc. Tuy nhiên, nếu bạn làm việc ở nhà hoặc làm một mình ở văn phòng, nên thận trọng tránh để bị cô lập hoặc tự thúc ép bản thân quá mức. Cân đối thời gian rảnh của bạn với thời gian dành cho những người khác giữa đồng nghiệp và bạn bè.
Làm thế nào để những điều cần lưu tâm ở trên trở thành hiện thực? Người thấu cảm sẽ làm tốt những công việc như tự kinh doanh riêng, nhà văn, biên tập, chuyên viên lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, nghệ sĩ và các ngành nghề khác yêu cầu tính sáng tạo. Nhiều diễn viên và nhạc sĩ như Claire Danes, Alanis Morissette, Scarlett Johansson và Jim Carrey đều thừa nhận họ thuộc tuýp người “siêu nhạy cảm”.
Những công việc khác dành cho nhóm người thấu cảm bao gồm: nhân viên thiết kế web và thiết kế đồ họa, trợ lý ảo, kế toán hoặc luật sư có văn phòng tại nhà, hoặc thợ sửa đồ điện tử và thợ sửa đường ống nước hành nghề tự do có thể sửa chữa bất cứ khi nào họ muốn. Trở thành một đại lý bất động sản hoặc nhân viên tư vấn kinh doanh lưu động cũng tốt, miễn là bạn xác định được những ranh giới thích hợp về thời điểm bạn có thể đạt được mà không vượt ra ngoài kế hoạch của bạn. Nhân viên thiết kế cảnh quan, chăm sóc sân vườn, cán bộ kiểm lâm hoặc những công việc khác đưa bạn hòa mình vào thiên nhiên, cũng như những công việc giúp bảo tồn trái đất và hệ sinh thái đều thích hợp cho người thấu cảm.
Nhiều người thấu cảm cũng tham gia vào lĩnh vực chăm sóc và giúp đỡ với mong muốn được phục vụ người khác. Là một bác sĩ tâm lý, tôi rất hài lòng với công việc giúp đỡ những bệnh nhân của mình, miễn là tôi có thể tự chăm sóc nguồn năng lượng của bản thân và không để bản thân bị lây nhiễm năng lượng tiêu cực từ bệnh nhân. Tương tự, nhiều người thấu cảm cũng trở thành bác sĩ, y tá, nha sĩ, nhà vật lý trị liệu, nhà tâm lý trị liệu, nhân viên công tác xã hội, giáo viên, giảng viên dạy Yoga, thầy thuốc Đông y, nhà xoa bóp trị liệu, giáo sĩ, nhân viên nhà tế bần, người khai vấn cuộc sống (life coaches), hoặc tình nguyện viên hay nhân viên của các tổ chức phi lợi nhuận giữa những công việc thiện nguyện khác. Các công việc như giải cứu động vật, chăm sóc bộ lông cho cún cưng hay như bác sĩ thú y cũng là những lựa chọn tốt cho người thấu cảm.
Vậy nhưng, để thành công trong những lĩnh vực nói trên, người thấu cảm phải học cách ngừng thu nhận những căng thẳng và các triệu chứng từ bệnh nhân và khách hàng của họ. Để đạt được điều đó, họ có thể lên lịch nghỉ giải lao giữa các buổi tiếp xúc với khách hàng để thiền định, đặt ra những giới hạn và ranh giới với mọi người và dành ra những khoảng thời gian thích hợp ngoài thời gian dành cho công việc để thư giãn và nạp lại năng lượng. Tuy nhiên, với những ngành nghề như làm cảnh sát hay lính cứu hỏa, dù rất dũng cảm và thường được coi như những người hùng, nhưng những công việc này có thể gây ra nhiều căng thẳng cho một người thấu cảm vì nó kích thích mọi giác quan phải đề cao cảnh giác, cùng những chấn thương về thể chất và thương tổn cảm xúc vốn có và xảy ra liên tục ở những nghề nghiệp như thế này.
Mọi ngành nghề đều cần đến những giá trị mà người thấu cảm có thể đem lại. Tuy nhiên, bạn cần tìm ra công việc phù hợp có thể hỗ trợ phát triển những kỹ năng, tính khí và món quà vốn có của mình. Đặc điểm thấu cảm có thể không được đánh giá cao ở những vị trí như trong các tập đoàn, học viện, thể thao chuyên nghiệp, quân đội hay tổ chức chính phủ. Sự kết hợp tốt nhất có lẽ là những ngành nghề trong lĩnh vực chăm sóc và giúp đỡ, nghệ thuật và các tổ chức có nhận thức theo chủ nghĩa nhân đạo. Vậy nên, lúc nào bạn để tâm đến một công việc, hãy dùng trực giác của mình để cảm nhận xem liệu bạn có phù hợp với nhiệm vụ, mục tiêu chung, con người, không gian và năng lượng môi trường ở nơi làm việc đó hay không. Chỉ vì một công việc có hình thức đẹp trên giấy không đồng nghĩa nó cũng phù hợp với bạn. Bạn cần cảm thấy phù hợp với công việc từ hình thức bên ngoài lẫn cả nội dung bên trong nó.
Những ngành nghề nên tránh nếu bạn là người thấu cảm
Một trong những cách tốt nhất để chăm sóc nguồn năng lượng của bạn là chọn công việc tận dụng và phát triển món quà thấu cảm độc đáo của bạn và tránh xa những công việc khiến bạn kiệt sức.
Vậy những nghề nghiệp nào tốt nhất là nên tránh? Bán hàng đứng đầu trong danh sách này. Không nhiều người thấu cảm thích trở thành người bán hàng, nhất là nếu họ là người hướng nội. Đối phó với công chúng lấy đi quá nhiều năng lượng của họ. Một bệnh nhân của tôi, người làm việc ở bộ phận hỗ trợ kỹ thuật nói rằng: “Tôi cực nhạy cảm với việc phải liên tục đối phó với sự giận dữ của khách hàng, thậm chí cả khi họ nói đúng.” Đồng thời, việc thu nhận cảm xúc và căng thẳng của người khác có thể khiến người thấu cảm thấy phát ốm. Một bệnh nhân từng nói: “Việc trở thành một thu ngân ở siêu thị Walmart khiến tôi hầu như luôn trong cơn lo lắng. Những đám đông, sự ồn ào từ tiếng mọi người nói chuyện và tiếng loa phát thanh, đèn đóm sáng trưng và thời gian kéo dài hàng giờ khiến tôi kiệt sức.” Dù là bán xe hơi, nhẫn kim cương hay làm quảng cáo đi nữa, người thấu cảm nhìn chung đều không thấy ổn với việc phải làm chúng cả ngày.
Những nghề nghiệp gây nhiều căng thẳng khác cho người thấu cảm bao gồm quan hệ công chúng, chính trị, người điều hành quản lý những nhóm lớn và luật sư tranh tụng. Những ngành nghề với cường độ cao này đánh giá cao tính hướng ngoại, khả năng thu hút sự chú ý trong các cuộc nói chuyện xã giao và năng nổ, hơn là việc chu đáo, nói năng nhỏ nhẹ, nhạy cảm và hướng nội.
Xu hướng chi phối đến doanh nghiệp trên thế giới cũng là vấn đề nan giải. Trạng thái tâm lý của một doanh nghiệp theo kiểu “đây là cách nó được thực hiện” sẽ gây khó khăn cho người thấu cảm, bao gồm cả bản thân tôi. Câu trả lời này luôn khiến tôi chán nản vì chẳng có ở đâu phù hợp được với điều này, và rõ ràng nó không đề cao nhu cầu cá nhân của bạn. Những người thấu cảm là những người suy nghĩ độc lập và luôn đặt câu hỏi trước hiện trạng ở nơi làm việc nếu cảm thấy nó không đúng. Họ muốn biết lý do đằng sau mỗi quyết định để hiểu rõ giá trị của quyết định ấy. Thêm vào đó, những cuộc họp nhóm thường niên và những đồng đội khao khát quyền lực sẽ rút cạn nguồn năng lượng của người thấu cảm, họ sẽ làm việc tốt hơn nếu một mình họ tự thực hiện.
Ngay cả khi nếu nghề nghiệp của bạn không như ý muốn-và bạn không thể rời bỏ nó-bạn vẫn có thể ứng biến để tìm ra giải pháp khiến công việc trở nên thoải mái hơn. Khi người thấu cảm thấy hạnh phúc với công việc, họ có thể thành đạt và tạo ra nhiều đóng góp quan trọng cho công việc mà họ làm.
Dựa theo cuốn “Cẩm nang sống cho người thấu cảm: Chiến lược sống cho tuýp người nhạy cảm” của Bác sĩ Judith Orloff, một cuốn sách hướng dẫn cho người thấu cảm và tất cả những người quan tâm muốn mở cửa trái tim trong một thế giới-luôn thường trực thiếu nhạy cảm.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Thanh Phương
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Không có bằng cấp 3 thì học nghề gì? Lựa chọn phù hợp cho nam và nữ?
Người nhút nhát nên học nghề gì là thích hợp?
Bài viết khác
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Ngày đăng: 13/01/2025 - Lượt xem: 45
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Xem thêm [+]“Chạy đua” IELTS từ tiểu học, học sinh vất vả, phụ huynh tốn kém ra sao?
Ngày đăng: 07/01/2025 - Lượt xem: 70
Nhiều phụ huynh cho con học IELTS sớm để vào trường tốt, nhưng việc này có thể gây căng thẳng, vì học sinh ở độ tuổi này chưa đủ kiến thức và sức bền.
Xem thêm [+]Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Ngày đăng: 06/01/2025 - Lượt xem: 81
Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Xem thêm [+]Nhiều trường đại học top đầu ở Tp.HCM "chốt" phương án tuyển sinh 2025
Ngày đăng: 04/01/2025 - Lượt xem: 200
Các trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM và nhiều trường đại học khác đã công bố phương án tuyển sinh 2025.
Xem thêm [+]Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi phải hạn chế khả năng "đoán mò" của thí sinh
Ngày đăng: 14/12/2024 - Lượt xem: 176
Liên quan đến Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, lần đầu tiên được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tăng thời gian làm bài thi của các môn lựa chọn và có giải pháp hạn chế khả năng "đoán mò" trong dạng thức câu hỏi đúng, sai.
Xem thêm [+]Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Ngày đăng: 02/12/2024 - Lượt xem: 179
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 216
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 197
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 156
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 203
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công