Những sai lầm của phụ huynh khi hướng nghiệp cho con
Mong muốn con thành đạt là mong muốn chính đáng của bất kì bậc làm cha làm mẹ nào. Tuy nhiên, mong muốn chính đáng ấy nhiều lúc lại chính là khởi nguồn của những quyết định cảm tính và những áp đặt thiếu căn cứ.
Con cái viết ước mơ cho cha mẹ
Sinh thành và nuôi nấng, dù ít hay nhiều, cha mẹ nào cũng có những kì vọng nhất định ở con cái. Thế nhưng, không ít những bậc phụ huynh vì kì vọng ấy mà mong muốn con có thể trở thành người viết những ước mơ cho cha mẹ.
Những công việc còn dang dở khi trẻ, những thành công chưa thể chạm tới, tất cả những điều ấy được gửi gắm vào thế hệ sau mà nhiều khi cha mẹ quên rằng, chính con cũng có những ước mơ của riêng mình, và nhiều khi những ước mơ ấy không trùng khít với ước mơ của cha mẹ.
Kinh nghiệm của người lớn không phải lúc nào cũng đúng
Xuất phát từ mong muốn dành những điều tốt nhất cho con, không ít những bậc phụ huynh muốn dựa vào những sai lầm và kinh nghiệm của chính bản thân mình mà trực tiếp can dự, thay con quyết định mọi chuyện trong việc lựa chọn ngành nghề.
Kinh nghiệm của những người đi trước là quý báu, tuy nhiên với sự phát triển không ngừng của thời đại, việc lựa chọn dựa trên kinh nghiệm lại không phải một ý kiến hay. Thế giới tương lai sẽ khác rất xa thế giới hiện tại, chưa bàn đến quá khứ. Rất nhiều lĩnh vực phụ huynh biết trước đây sẽ bị biến đổi và thay thế bởi những ngành nghề, công việc mới. Bởi vậy, đừng để kinh nghiệm và định kiến trở thành rào cản ngăn bước tiến của con.
Ngành ổn định, ngành dễ xin việc, ngành kiếm nhiều tiền
Những cụm từ trên là suy nghĩ phổ biến của không ít các bậc phụ huynh và là những yếu tố được ưu tiên hàng đầu khi giúp con cái định hướng ngành nghề. Thế nhưng, một công việc không mang lại cho con nhiều cơ hội phát triển có phải tốt? Một công việc mà nhiều người theo đuổi thực chất tăng cơ hội hay tăng cạnh tranh và rủi ro? Hơn nữa, với sự phát triển nhanh chóng của thời đại, việc chăm chăm học những ngành “hot” của hiện tại chưa chắc đã đảm bảo một tương lai xán lạn.
Hai chữ “khả năng” bị phớt lờ
Trái ngược với các yếu tố được đề cao ở phía trên, “khả năng” là yếu tố thường bị phớt lờ trong quá trình hướng nghiệp. Đây là một từ mang tính bao quát rất rộng, từ năng lực trí tuệ, năng lực đặc thù của nghề, năng lực sức khoẻ của bản thân học sinh, cho đến cả năng lực tài chính của gia đình.
Nói đến giấc mơ, ai cũng muốn mơ lớn. Nhưng khi ước mơ ấy liên quan đến ngành nghề, tương lai cả đời của con, cha mẹ nên thực tế cùng con nhìn nhận những vấn đề trên, để quá trình học và làm không xảy ra tình trạng “đứt gánh giữa đường”.
Tất cả những sai lầm trên, tựu chung lại sẽ tạo rất nhiều áp lực cho các em học sinh từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Xa hơn, tương lai khi phải làm những công việc mình không thích hoặc không giỏi sẽ giới hạn khả năng phát triển, tiến xa của các em; dẫn đến sự lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc khi nhảy sang một ngành nghề khác; hoặc thậm chí là sự chán nản và thất nghiệp.
Career.gpo.vn
Bài viết khác
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Ngày đăng: 13/01/2025 - Lượt xem: 48
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Xem thêm [+]“Chạy đua” IELTS từ tiểu học, học sinh vất vả, phụ huynh tốn kém ra sao?
Ngày đăng: 07/01/2025 - Lượt xem: 72
Nhiều phụ huynh cho con học IELTS sớm để vào trường tốt, nhưng việc này có thể gây căng thẳng, vì học sinh ở độ tuổi này chưa đủ kiến thức và sức bền.
Xem thêm [+]Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Ngày đăng: 06/01/2025 - Lượt xem: 83
Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Xem thêm [+]Nhiều trường đại học top đầu ở Tp.HCM "chốt" phương án tuyển sinh 2025
Ngày đăng: 04/01/2025 - Lượt xem: 202
Các trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM và nhiều trường đại học khác đã công bố phương án tuyển sinh 2025.
Xem thêm [+]Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi phải hạn chế khả năng "đoán mò" của thí sinh
Ngày đăng: 14/12/2024 - Lượt xem: 182
Liên quan đến Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, lần đầu tiên được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tăng thời gian làm bài thi của các môn lựa chọn và có giải pháp hạn chế khả năng "đoán mò" trong dạng thức câu hỏi đúng, sai.
Xem thêm [+]Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Ngày đăng: 02/12/2024 - Lượt xem: 179
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 216
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 197
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 158
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 203
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công