Những suy nghĩ sai lầm mà sinh viên thường mắc phải
Đại học là khoảng thời gian để bạn hoàn thiện tính cách và các kỹ năng phục vụ cho công việc sau này. Mặc dù đây là thời gian đặc biệt quan trọng nhưng rất nhiều sinh viên đã không nhận ra điều đó và có những suy nghĩ sai lầm khiến thời gian trôi qua uổng phí. Trong bài viết dưới đây, Hướng nghiệp GPO sẽ đưa ra 4 suy nghĩ sai lầm phổ biến ở sinh viên mà bạn không nên mắc phải.
1. “Cần cù là sẽ học giỏi”
Phương pháp học là điều quan trọng để giúp bạn tìm ra hướng học tập cho riêng mình. Những phương pháp học khi còn ngồi trên ghế nhà trường sẽ không còn phù hợp với môi trường đại học và lúc này bạn cần có sự điều chỉnh để tìm cho mình cách học hiệu quả nhất.
Kiến thức tại bậc đại học khá nặng và nếu bạn chỉ chăm chăm vào việc ghi chép bài giảng của thầy cô sẽ luôn là không đủ để trang bị cho mình kiến thức phục vụ cho kỳ thi cuối kỳ và công việc sau này. Đối với môi trường học mới này, sinh viên cần chủ động hơn trong việc nghiên cứu và tìm hiểu các vấn đề khác nhau. Nếu bạn gặp khó khăn đối với việc thay đổi phương pháp học tập mới thì bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ của những anh chị có thành tích học tập tốt về phương pháp mà họ đã áp dụng.
Ngoài ra nếu bạn muốn chuyên tâm hay hứng thú với bất kỳ môn học thì bạn cũng nên tìm đến các giảng viên của mình khi gặp những vấn đề khúc mắc, điều này không chỉ giúp nâng cao vốn kiến thức của bạn mà nó còn giúp bạn gây được thiện cảm trong mắt thầy cô và được thầy cô chú ý, giúp đỡ nhiều hơn trong việc học tập.
2. “Chỉ học ở trường là đủ”.
Chắc hẳn bạn đã từng nghe người thân nói rằng: “Khi còn là học sinh, sinh viên, bố mẹ còn lo được cho mình nên điều quan trọng nhất là phải tập trung vào việc học và phải cố gắng học thật tốt thì tương lai mới bớt khổ được”.
Học giỏi, học tốt ở trường chắc chắn sẽ giúp tương lai của bạn bớt vất vả hơn nhưng đây lại không phải là yếu tố đảm bảo tương lai của bạn sẽ thành công như bạn mong muốn. Bởi khối lượng kiến thức lý thuyết ở trường đại học thường khá nặng nhưng chỉ có khả năng vận dụng khoảng 30%. Chính bởi vậy nếu bạn dành cả 4 năm đại học chỉ tập trung cho việc học kiến thức tại trường là chưa đủ, mà thêm vào đó bạn cần áp dụng kiến thức này vào thực tế bằng cách tìm kiếm các công việc làm thêm liên quan đến ngành học của mình.
3. “Đỗ đại học là một thành tích”.
Hầu hết các bạn sinh viên năm nhất đều bước vào cánh cổng trường đại học với một một tâm thế đầy tự hào vì mình vừa trải qua một kỳ thi lớn trong cuộc đời. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng, ngoài bạn ra mỗi năm có tới hơn 400.000 sinh viên khác cũng đỗ đại học điều này đồng nghĩa với việc sau 4 năm nữa, không chỉ bạn mà tất cả các sinh viên này đều sẽ bắt đầu tìm kiếm việc làm cho mình trong khi số lượng vị trí công việc ở các công ty lại nhỏ hơn nhiều so với con số 400.000 kia.
Vậy nên nếu bạn dành năm nhất đại học để xả hơi và tự hào về thành tích mình vừa đạt được thì sẽ là một sự lãng phí rất lớn bởi trong thời gian ấy rất nhiều người bạn đã bắt đầu tham gia các câu lạc bộ, hội nhóm, tìm kiếm các công việc làm thêm để trau dồi những kỹ năng và hoàn thiện bản thân.
4. “Ham học hỏi là đủ khác biệt”
Rất nhiều người cho rằng tinh thần ham học hỏi và sự nhiệt tình là một điểm mạnh giúp sinh viên ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Tuy nhiên những yếu tố này lại gần như đều xuất hiện ở mọi sinh viên trong thời điểm hiện nay, họ rất năng động và nỗ lực cố gắng để tìm kiếm cho mình những cơ hội.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế xã hội, khác với giai đoạn trước, những yếu tố trên là chưa đủ để bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng bởi một điều họ đặc biệt quan tâm đó là sự cẩn thận và chỉn chu. Bởi không phải ai cũng có tính cách này trong học tập cũng như trong công việc và thông qua những tính cách này các nhà tuyển dụng có thể xác định được bạn có phải là người có tinh thần trách nhiệm hay không và có đủ năng lực để thực hiện những công việc mà đôi khi có thể ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của công ty.
Tạm kết
Bạn nên đầu tư khoảng thời gian rảnh rỗi của mình để học hỏi thêm các kỹ năng khác cho bản thân, những kỹ năng này có thể là sở thích của bạn và chắc chắn nó cũng sẽ là ưu thế cạnh tranh của bạn với những người khác. Ngoài việc trau dồi khả năng học ngoại ngữ bạn cũng có thể học thêm các kỹ năng khác như: edit video, chỉnh sửa ảnh, xây dựng powerpoint, excel …
Đọc thêm: Tư duy phản biện - Đa số học sinh, sinh viên thiếu sót điều này
Minh Châu
Bài viết khác
Ngành học không lo thất nghiệp nhưng ít người lựa chọn, ra trường "hái ra tiền", thị trường luôn khát nhân lực
Ngày đăng: 13/05/2025 - Lượt xem: 20
Ngành học không lo thất nghiệp nhưng ít người lựa chọn, ra trường "hái ra tiền", thị trường luôn khát nhân lực
Xem thêm [+]Học Công nghệ thông tin hay Khoa học máy tính dễ xin việc hơn?
Ngày đăng: 13/05/2025 - Lượt xem: 18
Học Công nghệ thông tin hay Khoa học máy tính dễ xin việc hơn?
Xem thêm [+]5 ngành nghề khó thất nghiệp trong 10 năm tới, “khát” nhân lực trẻ có tay nghề cao, thu nhập 70 triệu đồng/tháng
Ngày đăng: 13/05/2025 - Lượt xem: 22
5 ngành nghề khó thất nghiệp trong 10 năm tới, “khát” nhân lực trẻ có tay nghề cao, thu nhập 70 triệu đồng/tháng
Xem thêm [+]Sự thật về một ngành học mà cứ 10 người chọn thì 9 người nghĩ là "dễ"
Ngày đăng: 13/05/2025 - Lượt xem: 36
Sự thật về một ngành học mà cứ 10 người chọn thì 9 người nghĩ là "dễ"
Xem thêm [+]Vùi đầu học để lấy bằng giỏi, nhiều sinh viên vỡ mộng không xin được việc
Ngày đăng: 08/05/2025 - Lượt xem: 82
Vùi đầu học để lấy bằng giỏi, nhiều sinh viên vỡ mộng không xin được việc
Xem thêm [+]ChatGPT cảnh báo: 3 năm nữa có thể là "bong bóng việc làm", nguy cơ thất nghiệp cực cao
Ngày đăng: 08/05/2025 - Lượt xem: 57
ChatGPT cảnh báo: 3 năm nữa có thể là "bong bóng việc làm", nguy cơ thất nghiệp cực cao
Xem thêm [+]Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2025 kèm đáp án
Ngày đăng: 05/05/2025 - Lượt xem: 220
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2025 kèm đáp án
Xem thêm [+]Trẻ 'không nói chuyện được với cha mẹ', phải làm sao?
Ngày đăng: 05/05/2025 - Lượt xem: 90
Trẻ 'không nói chuyện được với cha mẹ', phải làm sao?
Xem thêm [+]Tuyển sinh 2025: Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường rà soát tổ hợp xét tuyển lạ
Ngày đăng: 03/05/2025 - Lượt xem: 61
Tuyển sinh 2025: Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường rà soát tổ hợp xét tuyển lạ
Xem thêm [+]Trường nghề nâng cao giá trị thực hành nghề nghiệp cho người học
Ngày đăng: 02/05/2025 - Lượt xem: 69
Trường nghề nâng cao giá trị thực hành nghề nghiệp cho người học
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công