Những thách thức Kiến trúc sư Việt Nam phải đối mặt
Trong mắt chúng ta, Kiến trúc sư luôn là một công việc hào nhoáng với những bản thiết kế, công trình vĩ đại, thế kỷ và mức lương hấp dẫn… Tuy nhiên, đó chỉ là phần nổi rất nhỏ của tảng băng trôi khổng lồ. Những gì chúng ta thấy chỉ là một phần rất nhỏ so với những điều, những khó khăn, thách thức mà Kiến trúc sư Việt Nam vẫn đang phải đối mặt từng ngày, từng ngày.
Bước khởi đầu “chênh vênh”
Để bước đi trên con đường kiến trúc sư thì cho dù có bước ra trường với một tấm bằng đại học danh giá với danh hiệu xuất sắc, bạn vẫn phải đặt những bước chân đầu tiên trên con đường ấy, đó sẽ là nơi có nhiều cản trở, chông gai sắc bén nhất.
Điện Hoa sen tại Ấn Độ
Có lẽ chúng ta đều hiểu rằng những gì chúng ta được học trên giảng đường dù cho có hay đến mấy thì vẫn có những điều khác xa so với thực tế. Rất nhiều quy tắc, quy chuẩn, văn hóa doanh nghiệp… mà người Kiến trúc sư “tập sự” phải đối mặt.
Trong những khoảng thời gian đầu tiên này, Kiến trúc sư cũng chưa được thực hiện những bản vẽ, thiết kế của chính mình mà thường chỉ thực hiện những công việc dưới sự chỉ đạo của người khác, thiết kế theo ý đồ của người khác.
Và một điều quan trọng nữa, hầu hết Kiến trúc sư mới ra trường có mức lương khởi điểm “không cao” với một khối lượng công việc “chất cao như núi”. Vậy nên để Kiến trúc sư nhận được mức lương xứng đáng, thường phải có ít nhất là 5 năm kinh nghiệm trở lên.
Thế giới thay đổi từng ngày
Chúng ta không thể phủ nhận được rằng giáo dục, trường học là nơi đào tạo tốt với mức chi phí thấp nhất. Tuy nhiên, lại có một sự thật rằng những kiến thức chuyên môn mà chúng ta được học đã được tổng hợp, biên tập từ rất lâu trước đó.
Trung tâm Thương mại Thế giới tại Mỹ
Trong khi thế giới thì đang thay đổi từng ngày với mức độ chóng mặt. Và công việc của Kiến trúc sư thì ngày càng liên kết chặt chẽ đến công nghệ, sinh học… Nhiều khái niệm, kỹ thuật, vật liệu mới ra đời…
Bên cạnh đó, nghề kiến trúc sư hiện nay không chỉ đơn thuần là thiết kế mỹ thuật, mà còn gắn liền với kinh tế, văn hóa - xã hội, môi trường… Chính vì thế mà Kiến trúc sư phải không ngừng học hỏi và trau dồi, bổ sung thêm những kiến thức mới để nâng cao hiểu biết và năng lực của bản thân.
Cạnh tranh cao
Kiến trúc sư là một ngành nghề có sự cạnh tranh rất cao. Ngay từ khi bạn còn đang ngồi trên ghế giảng đường, đã có rất nhiều sinh viên khác đang bước đi chập chững những bước đi đầu tiên trên con đường sự nghiệp của mình.
Bảo tàng Nghệ thuật Denver tại Mỹ
Cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa bạn với những người bạn cùng trường, cùng thành phố, cùng trong một nước. Nó còn mở rộng ra giữa kiến trúc sư Việt Nam và kiến trúc sư nước ngoài đến từ các doanh nghiệp, tập đoàn tư vấn thiết kế.
Cạnh tranh là một con dao hai lưỡi. Nó sẽ trở thành động lực giúp bạn tiến lên về phía trước, nó cũng là tấm gương để bạn tự soi xét lại bản thân mình nếu như bạn điều khiển được nó. Trái lại, nó sẽ “dìm chết” bạn nếu như bạn mãi mãi đắm chìm trong sự so sánh bản thân mình với người khác.
Tiền - Quyền - Quan hệ
Đây là một vấn đề mà chỉ những người trong nghề mới có thể thấu hiểu và cảm thông. Trong nghề Kiến trúc, có rất nhiều điều phũ phàng, và thậm chí là bạo bẽo. Chính vì thế mà hãy luôn nhẫn nại và biết cúi mình vào những lúc cần thiết.
Tạm kết
Career.gpo.vn hy vọng bài viết trên sẽ mang lại những thông tin hữu ích. Giúp bạn nhận ra được những “phần chìm” phía sau sự hào nhoáng, bóng bẩy của những người kiến trúc sư. Đặc biệt là với Kiến trúc sư Việt Nam.
Thùy Leah
Bài viết khác
Chọn nghề theo năng lực, sở thích hay ý cha mẹ?
Ngày đăng: 03/05/2023 - Lượt xem: 4569
Vào mùa tuyển sinh, chủ đề chọn nghề, chọn trường luôn khiến các học sinh băn khoăn, khó đưa ra quyết định.
Xem thêm [+]Thí sinh chuộng ngành việc nhẹ, lương cao
Ngày đăng: 28/03/2023 - Lượt xem: 1336
Với các ngành học đòi hỏi phải nghiên cứu - thí sinh thường không quan tâm, bởi khó tìm việc làm, mức lương thấp.
Xem thêm [+]Sức bật ngành sư phạm
Ngày đăng: 27/03/2023 - Lượt xem: 940
Nhiều năm nay, Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên nằm trong tốp những lĩnh vực có tỉ lệ thí sinh nhập học cao nhất.
Xem thêm [+]Tuyển sinh năm 2023, mức độ cạnh tranh ngành Ngôn ngữ Hàn ra sao?
Ngày đăng: 26/03/2023 - Lượt xem: 985
Dự đoán, năm nay mức độ cạnh tranh vào ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc vẫn ở mức cao, tương đương năm ngoái.
Xem thêm [+]Ngành nghề nào sẽ 'lên ngôi' 5 năm tới?
Ngày đăng: 24/03/2023 - Lượt xem: 2922
Kinh doanh và quản lý, máy tính và công nghệ thông tin… là những lĩnh vực có tỉ lệ tuyển sinh cao nhất năm 2022...
Xem thêm [+]Phụ huynh, học sinh nên làm gì để hiểu ngành nghề dự định đăng ký?
Ngày đăng: 22/03/2023 - Lượt xem: 953
Trước mỗi mùa tuyển sinh, bên cạnh lo lắng thi cử, nhiều phụ huynh, sĩ tử cũng băn khoăn về việc lựa chọn ngành học đúng sở thích, vừa năng lực.
Xem thêm [+]Những ngành nghề có triển vọng trong tương lai tại Việt Nam
Ngày đăng: 24/12/2022 - Lượt xem: 1882
Tác động của kỷ nguyên số và đại dịch khiến một loạt nghề sắp mất đi nhưng cũng sinh ra một loạt những ngành nghề có triển vọng trong tương lai. Bài viết sẽ điểm qua những khối ngành được xem là “miền đất hứa” với đa dạng việc làm cùng mức lương khủng? Tìm hiểu ngay!
Xem thêm [+]Có nên học ngành Truyền Thông Đa Phương Tiện?
Ngày đăng: 21/01/2022 - Lượt xem: 4083
Ngành học Truyền Thông Đa Phương Tiện (Multimedia) là ngành học phổ biến hiện nay và có rất nhiều trường đào tạo. Vì thế, để tìm cho mình một nơi học tập tốt, ngoài việc tìm hiểu thông tin, bạn nên chú ý đến cơ hội thực hành, cơ hội nghề nghiệp của trường mà bạn chọn theo học. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này...
Xem thêm [+]7 ngành nghề cho những ai giỏi tiếng Pháp
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2159
Bạn rất đam mê học tiếng Pháp rất nhiều nhưng các bài viết trên các trang báo thời nay kể cho bạn nghe một tương lại không sáng lạng gì cho ngôn ngữ này. Vậy thì dưới đây là 7 nghề cho những ai không dám theo đuổi con đường Pháp văn vì sợ thất nghiệp.
Xem thêm [+]Học nghề gì để ra trường có việc làm luôn?
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2792
Thị trường lao động, tuyển dụng việc làm đang có sự dịch chuyển nhanh chóng. Một ngành nghề đang “hot” ở thời điểm hiện có thể sẽ trở lên lỗi thời ở tương lai. Sự thay đổi này khiến nhiều bạn trẻ, đặc biệt là các em học sinh THPT “lúng túng” không biết nên lựa chọn ngành học nào phù hợp với sở thích, điều kiện kinh tế gia đình và...
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công