Những thủ khoa, á khoa cao đẳng không chọn học đại học
Nông Thu Uyên quê ở Di Linh, Lâm Đồng đạt 25,8 điểm tổ hợp môn văn, địa lý, tiếng Anh, thế nhưng Uyên chọn học ngành tiếng Anh thương mại bậc CĐ mà không học ĐH như bạn bè dù điểm thi có thể đậu nhiều trường ĐH. Uyên là thủ khoa của Trường CĐ Kinh tế đối ngoại.
Tương tự, Nguyễn Hồ Kim Quang đạt 25,7 điểm kỳ thi THPT quốc gia ở tổ hợp môn toán, lý, tiếng Anh. Với mức điểm này, Quang có thể xét tuyển và đậu nhiều trường ĐH, nhưng Quang lại quyết định chọn ngành kế toán doanh nghiệp của Trường CĐ Kinh tế đối ngoại.
Tại Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng, thủ khoa Huỳnh Hoàng Phúc (22,85 điểm) và á khoa Trần Quốc Quy (22,7 điểm) đều quyết định chọn học ngành công nghệ ô tô bậc CĐ khiến nhiều bạn bè bất ngờ.
Thích học CĐ do được thực hành nhiều
Ngô Thị Bích Thủy (23,2 điểm) cũng quyết định học ngành tiếng Anh thương mại của Trường CĐ Kinh tế đối ngoại. Chia sẻ về lý do mình chọn học CĐ, Thủy nhận định: "Em không quan trọng học ĐH hay CĐ, thậm chí em thích học CĐ hơn do được thực hành nhiều, được học kiến thức thực tế nhiều. Em nghĩ bằng CĐ loại giỏi có giá trị hơn là bằng ĐH loại trung bình. Vì thế, việc học bậc học nào tùy vào sức học của bản thân, vào điều kiện cụ thể của mỗi người chứ không phải là bằng mọi giá phải vào ĐH để rồi có khi không yêu thích ngành học, không theo được phải bỏ ngang".
Nguyễn Hồ Kim Quang (trái)
Với Nguyễn Hồ Kim Quang, chọn học CĐ là vì đã tìm hiểu rất kỹ. Quang cho biết: "Em có người chị họ học CĐ xong ra trường kiếm được việc làm ngay. Vì thế, em đã theo dõi, tìm hiểu khá nhiều thông tin và nhận ra chương trình học CĐ có nhiều thời gian thực hành, thiên về kỹ năng nghề nghiệp nên tốt nghiệp có thể làm việc được ngay. Học ĐH cũng tốt nhưng thời gian lâu hơn, kiến thức hàn lâm hơn, trong khi mục tiêu của em là muốn học nhanh ra trường để đi làm ngay, sau đó khi có điều kiện thì liên thông lên ĐH cũng không muộn".
Không nhất thiết phải vào ĐH bằng mọi giá
Hồ Kim Quang kể mình yêu thích công việc của một kiểm toán viên, nên chọn ngành kế toán để sau này có thể liên thông lên ngành kiểm toán bậc ĐH (bậc CĐ không có ngành kiểm toán). Được biết, khi còn học tại Trường THPT Ngô Quyền (TP.HCM), Quang nổi trội ở các môn khoa học tự nhiên. Năm lớp 10, Quang đạt học sinh giỏi và năm lớp 11, 12 cũng "suýt" đạt học sinh giỏi do thiếu một chút điểm ở môn ngữ văn. "Em nghĩ mình đã lựa chọn đúng. Giờ chỉ còn nỗ lực học nữa là không sợ sau này tốt nghiệp ra không có việc làm...", Quang tâm sự.
Trong khi đó, Huỳnh Hoàng Phúc thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật ô tô Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng từng là học sinh giỏi khi còn học Trường THPT Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP.HCM. Phúc cho rằng không nhất thiết phải bằng mọi giá để vào ĐH, và cũng không nhất thiết cứ là học sinh giỏi thì lại "chê" CĐ. "Ngay từ đầu em xác định mình sẽ học ngành công nghệ ô tô, nếu không đậu Trường ĐH Bách khoa TP.HCM thì sẽ học Trường CĐ Cao Thắng. Khi biết em không đủ điểm đậu Bách khoa, ba mẹ muốn em nộp hồ sơ vào trường ĐH khác lấy điểm thấp hơn, nhưng em vẫn quyết định học CĐ. Ba mẹ em hơi buồn chút nhưng em thuyết phục ba mẹ rằng hiện nay doanh nghiệp đến các trường CĐ tuyển dụng rất nhiều. Quan trọng là mình có đáp ứng được yêu cầu của họ hay không chứ không phải bằng cấp quyết định".
Theo báo Thanh Niên
Bài viết khác
Những ngành nghề này sẽ bị trí tuệ nhân tạo AI xóa sổ trong 10 năm tới, sinh viên thay đổi nhanh còn kịp
Ngày đăng: 15/05/2025 - Lượt xem: 10
Những ngành nghề này sẽ bị trí tuệ nhân tạo AI xóa sổ trong 10 năm tới, sinh viên thay đổi nhanh còn kịp
Xem thêm [+]3 ngành học 'khát nhân lực', lương cao, không lo thất nghiệp trong tương lai
Ngày đăng: 14/05/2025 - Lượt xem: 28
3 ngành học 'khát nhân lực', lương cao, không lo thất nghiệp trong tương lai
Xem thêm [+]Ngành học không lo thất nghiệp nhưng ít người lựa chọn, ra trường "hái ra tiền", thị trường luôn khát nhân lực
Ngày đăng: 13/05/2025 - Lượt xem: 40
Ngành học không lo thất nghiệp nhưng ít người lựa chọn, ra trường "hái ra tiền", thị trường luôn khát nhân lực
Xem thêm [+]Học Công nghệ thông tin hay Khoa học máy tính dễ xin việc hơn?
Ngày đăng: 13/05/2025 - Lượt xem: 31
Học Công nghệ thông tin hay Khoa học máy tính dễ xin việc hơn?
Xem thêm [+]5 ngành nghề khó thất nghiệp trong 10 năm tới, “khát” nhân lực trẻ có tay nghề cao, thu nhập 70 triệu đồng/tháng
Ngày đăng: 13/05/2025 - Lượt xem: 33
5 ngành nghề khó thất nghiệp trong 10 năm tới, “khát” nhân lực trẻ có tay nghề cao, thu nhập 70 triệu đồng/tháng
Xem thêm [+]Sự thật về một ngành học mà cứ 10 người chọn thì 9 người nghĩ là "dễ"
Ngày đăng: 13/05/2025 - Lượt xem: 44
Sự thật về một ngành học mà cứ 10 người chọn thì 9 người nghĩ là "dễ"
Xem thêm [+]Vùi đầu học để lấy bằng giỏi, nhiều sinh viên vỡ mộng không xin được việc
Ngày đăng: 08/05/2025 - Lượt xem: 108
Vùi đầu học để lấy bằng giỏi, nhiều sinh viên vỡ mộng không xin được việc
Xem thêm [+]ChatGPT cảnh báo: 3 năm nữa có thể là "bong bóng việc làm", nguy cơ thất nghiệp cực cao
Ngày đăng: 08/05/2025 - Lượt xem: 63
ChatGPT cảnh báo: 3 năm nữa có thể là "bong bóng việc làm", nguy cơ thất nghiệp cực cao
Xem thêm [+]Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2025 kèm đáp án
Ngày đăng: 05/05/2025 - Lượt xem: 258
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2025 kèm đáp án
Xem thêm [+]Trẻ 'không nói chuyện được với cha mẹ', phải làm sao?
Ngày đăng: 05/05/2025 - Lượt xem: 104
Trẻ 'không nói chuyện được với cha mẹ', phải làm sao?
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công