Những yêu cầu đối với nghề Wedding Planner
Với sự phát triển của xã hội, nghề Wedding Planner trong những năm gần đây đã trở nên phổ biến và đang thu hút được nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ. Và với bài viết hôm nay, mời bạn đọc cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu về một số những thông tin, yêu cầu của ngành nghề này để có những hiểu biết rõ hơn về công việc này nhé.
Wedding Planner là gì?
Wedding Planner là một thuật ngữ mà ý nghĩa của nó được hiểu đúng như tên gọi:
- Wedding - Đám cưới
- Planner - Người lập kế hoạch
Vậy nên, Wedding Planner được hiểu theo cách đơn giản là người lên ý tưởng, kế hoạch và tổ chức nên những đám cưới để đời, hiện thực hóa những khát khao, mong muốn của cô dâu, chú rể. Trong những năm gần đây tại Việt Nam, ngành nghề này đang dần phát triển và có được một chỗ đứng riêng trên thị trường.
Những yêu cầu đối với nghề Wedding Planner
1. Có niềm đam mê và tính sáng tạo
Đối với mỗi người, ai cũng muốn đám cưới của mình phải thật đặc biệt để có thể lưu giữ lại những khoảnh khắc đẹp nhất của cuộc đời. Do vậy, những Wedding Planner phải luôn sáng tạo, luôn nghĩ ra những ý tưởng mới và ý nghĩa phù hợp với mong muốn của cô dâu, chú rể vì chính họ sẽ là người thực hiện thực hóa những ý tưởng đó từ những chi tiết nhỏ nhất như: bánh cưới, hoa cưới, thiệp mời,... cho đến việc thực hiện kịch bản chương trình với tinh thần chuyên nghiệp cao nhất, tuy nhiên cũng cần tránh việc trùng lặp với những ý tưởng của đám cưới khác.
2. Cần có kỹ năng Sales và khả năng nắm bắt thông tin nhanh
Ở những lần gặp đầu tiên, thông thường sẽ là các khách hàng tìm đến sự tư vấn của những người cung cấp dịch vụ. Các Wedding Planner sẽ trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, nắm bắt thông tin về nhu cầu của khách hàng và đưa ra những lời tư vấn phù hợp nhất để giúp họ có những hình dung ban đầu cho đám cưới của mình. Qua cuộc trò chuyện và tư vấn, khách hàng sẽ đi đến quyết định có muốn hợp tác với mình hay không.
Do đó, các Wedding Planner cần có kỹ năng sales tốt cũng như khả năng nắm bắt thông tin một cách nhanh nhạy. Một Wedding Planner giỏi phải hiểu được ý muốn của khách hàng để mang đến cho họ một đám cưới ý nghĩa và hoàn hảo theo mong muốn của họ.
3. Có gu thẩm mỹ tốt
Wedding Planner sẽ là người trực tiếp thiết kế và tư vấn cho cô dâu chú rể tất cả các chi tiết trong suốt hành trình cưới: chụp ảnh, trang điểm, làm tóc, thiệp mời, trang trí không gian lễ cưới hỏi,... Vì thế nên hơn ai hết, họ phải là người có gu thẩm mỹ tốt và luôn luôn học hỏi, nâng cao trình độ thẩm mỹ của mình.
4. Khả năng chịu được áp lực công việc cao
Trong giai đoạn lên kế hoạch cho đám cưới, các Wedding Planner có thể sẽ phải thức khuya thường xuyên, stress liên tục bởi việc lên ý tưởng và lên kế hoạch chuẩn bị. Khi cần thiết phải biết khuân vác như tham gia vào công tác vận chuyển đồ đạc dụng cụ ra xe tải, đưa đến nhà hàng và chuyển ngược lại về công ty sau khi tiệc cưới kết thúc…
Khoảng thời gian diễn ra chương trình là phần công việc bận rộn nhất. Những người làm việc sẽ phải thường xuyên giám sát, thúc đẩy tiến trình cho phù hợp với kế hoạch. Họ có thể sẽ không được ngồi vào bàn tiệc cho đến kết thúc vì không phải lúc nào cũng có điều kiện về thời gian để ăn nên chuyện mệt mỏi, đói bụng sẽ thường xuyên diễn ra.
Việc thường xuyên đi sớm về trễ và hay vắng nhà vào dịp cuối tuần (do các Đám Cưới cũng thường diễn ra khoảng thời gian này) cũng là một điều rất bình thường. Do vậy, những người làm nghề này thường không có nhiều thời gian rảnh rỗi để thư giãn với gia đình, bạn bè…
Ngoài ra những người làm trong nghề sẽ phải chấp nhận việc khách hàng có thể thay đổi ý kiến ở những phút chót. Hay việc Cô Dâu Chú Rể “to tiếng” với mình ngay trong tiệc cưới trước mặt đông đảo mọi người với một lỗi không phải do mình gây ra. Hoặc có thể vừa làm vừa khóc, do bị gia đình hay khách hàng mắng oan, nhưng vẫn phải tiếp tục công việc để chuẩn bị cho Cô Dâu Chú Rể rạng rỡ trên sân khấu…
Mức thu nhập đối với nghề Wedding Planner
Nghề Wedding Planner có tính phụ thuộc vào “mùa”, tương tự như lĩnh vực Du Lịch hay các ngành nghề liên quan Cưới Hỏi. Tuy rằng, hiện nay việc tổ chức đám cưới diễn ra quanh năm, nhưng chủ yếu vẫn tập trung vào mùa cưới (thường bắt đầu vào Tháng 10 âm lịch đến tháng Giêng).
Vào khoảng thời gian này thì lượng khách hàng đông, có rất nhiều việc để làm, và ngược lại phần lớn thời gian trong năm tuy vẫn có khách nhưng số lượng vẫn ít. Vì vậy, Wedding Planner không phải là một nghề bận rộn quanh năm, có khoảng thời gian thì rất rảnh, nhưng có khoảng thời gian lại bận tối mắt. Vậy nên có thể nói là đây là công việc có mức thu nhập không ổn định.
Tạm kết
Trên đây là một số những thông tin về nghề Wedding Planner. Hướng nghiệp GPO hy vọng bài viết trên đem lại cho bạn đọc những thông tin hữu ích, giúp bạn có những hiểu biết thêm về ngành nghề đặc biệt này.
Đọc thêm:
>> 5 Kỹ năng giúp bạn trở thành một Event Planner tuyệt vời
Hoàng Yếnn
Bài viết khác
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 217
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Hơn 50% doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự yêu cầu trình độ đại học trở lên
Ngày đăng: 05/10/2024 - Lượt xem: 164
Hiện 51,6 triệu người đã có việc làm, tăng 127.000 người so với quý II và ba ngành đã tăng mạnh nhu cầu tuyển dụng là chế biến gỗ, sản xuất hóa chất và cơ khí.
Xem thêm [+]Ngành học cực quan trọng trong đời sống, nhưng thiếu 1,5 triệu nhân lực: Sinh viên ra trường dễ có việc ngay, thu nhập từ 20-30 triệu đồng/tháng
Ngày đăng: 05/10/2024 - Lượt xem: 263
Đây là ngành nghề “thực sự cần thiết" trong cuộc sống và đang thiếu rất nhiều lao động lành nghề.
Xem thêm [+]Trong 5 năm tới, những ngành này sẽ có cơ hội việc làm cao?
Ngày đăng: 04/10/2024 - Lượt xem: 315
Trong 5 năm tới, những ngành này sẽ có cơ hội việc làm cao?
Xem thêm [+]Công nghệ thay đổi định hướng nghề nghiệp của giới trẻ như thế nào?
Ngày đăng: 07/05/2023 - Lượt xem: 1926
Thời đại 4.0 – thời đại của cuộc cách mạng công nghệ đang phát triển mạnh mẽ và có tác động trực tiếp đến cuộc sống cũng như định hướng công việc của giới trẻ (gen Z) hiện nay. Hãy cũng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu kỹ thông tin này nhé!
Xem thêm [+]Học gì không thất nghiệp?
Ngày đăng: 04/04/2023 - Lượt xem: 1782
Học gì không thất nghiệp?
Xem thêm [+]9 nghề lương cao nhất Việt Nam hiện nay: Lương đủ sức mua nhà, sắm xe nhiều người mơ ước
Ngày đăng: 20/12/2022 - Lượt xem: 4904
Nếu bạn đang băn khoăn tìm cho mình một công việc với thu nhập đủ đảm bảo cuộc sống thì đừng bỏ qua những ngành nghề này.
Xem thêm [+]Học ngành luật có tương lai không?
Ngày đăng: 08/12/2022 - Lượt xem: 1469
Em đang học lớp 12 và có dự định theo học ngành Luật. Xin hỏi là học ngành Luật thì có tương lai không? (Nhựt Quang - Hà Nội)
Xem thêm [+]Những việc cần làm khi không may trượt đại học
Ngày đăng: 08/12/2022 - Lượt xem: 1358
Đại học có thể được xem là một trong những con đường dẫn đến thành công và dễ dàng tìm kiếm công việc cho tương lai. Vậy nếu trong trường hợp trượt đại học thì phải làm thế nào? - Ánh Thy (Tiền Giang)
Xem thêm [+]Để trở thành công chứng viên cần đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn gì? Thủ tục bổ nhiệm công chứng viên thực hiện thế nào?
Ngày đăng: 08/12/2022 - Lượt xem: 1381
Tôi hiện đang có định hướng chuyển qua làm công chứng viên, vì vậy tôi muốn hỏi về điều kiện tiêu chuẩn cần đáp ứng để trở thành công chứng viên là gì vậy? Hồ sơ, thủ tục để bổ nhiệm công chứng viên được thực hiện theo các bước ra sao? (Anh Châu - Phú Thọ)
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công