Phải làm gì khi học sai ngành?
Thật ra sẽ không có quyết định nào đúng hay sai với các chọn lựa ở trên đâu, quan trọng là khi chúng ta đưa ra một quyết định, chúng ta thể hiện với bản thân và những người xung quanh rằng, bản thân chúng ta sẵn sàng chịu trách nhiệm với cuộc đời của mình – như vậy đã là một bước hướng nghiệp rất rất tốt rồi.
Khi làm chương trình tư vấn hướng nghiệp cá nhân và đến các trường đại học để nói chuyện với các bạn sinh viên, tôi nhận được rất nhiều câu hỏi tựa như là "Nếu em thấy mình học sai ngành, em phải làm thế nào?". Để trả lời câu hỏi này, tôi sẽ chia ra làm hai trường hợp:
TRƯỜNG HỢP 1: HỌC SAI NGÀNH VÀ THẤY KHẢ NĂNG CỦA BẢN THÂN KHÔNG PHÙ HỢP
Ví dụ là có một bạn nào đó chọn thi ngành Kế toán vì được mọi người chia sẻ rằng "Học kế toán ra trường thì sẽ có cơ hội việc làm tốt" hay kiểu "Người nhà có người làm kế toán, cứ học xong chắc chắn có việc".
Tuy nhiên vấn đề là bạn này lại không phải là người thích con số, không chú ý đến tiểu tiết và không có kiên nhẫn khi ngồi trước một đống số liệu để làm. Vậy nên khi học các môn trong ngành Kế toán, bạn rất là chán, học chả hiểu gì cả, bị trượt môn liên tục.
Nếu bạn nào đang rơi vào trường hợp này, tôi khuyên bạn ngồi xuống và suy nghĩ thật kĩ, cân nhắc thật cẩn thận việc dừng học ngành này để tìm hiểu thêm về bản thân xem mình hợp với lĩnh vực nào hơn, từ đó ôn thi lại tốt hơn.
Nếu bạn đã bỏ ra mất một năm, hai năm để theo đuổi ngành này rồi – chắc bây giờ bảo nghỉ thì cũng ngại. Nhưng bạn ơi, phải can đảm lên. Thử nghĩ mà xem, nếu bạn bỏ ra 2-3 năm nữa để theo đuổi một ngành hoàn toàn chẳng hợp gì với khả năng tự nhiên của bản thân, hậu quả sẽ thế nào? Đó là điểm không cao, rồi thì ảnh hưởng đến tâm lý, dễ bị tự ti và cũng chẳng có nhiều thời gian rảnh để theo đuổi những cái mình thích.
TRƯỜNG HỢP 2: CẢM THẤY HỌC SAI NGÀNH NHƯNG THẤY VẪN HỌC TẠM ĐƯỢC
Ví dụ, một bạn học ngành Kế toán, điểm số ở trường vẫn khá ổn, vẫn hiểu được các thuật ngữ của ngành, vẫn trả lời được các câu hỏi từ thầy cô, vẫn làm được việc nếu giao – chỉ đơn giản là thấy chán và không có động lực khi làm công việc này thôi, học cho xong hoặc cố gắng làm vừa đủ là được chứ không tìm hiểu sâu về nó. Bạn này có thể nhận ra là mình thích Marketing hơn hoặc một ngành nào đó hơn chẳng hạn. Với trường hợp này, tôi nghĩ rằng có thể có hai chọn lựa như sau:
1) Tiếp tục học
Tuy rằng bản thân cảm thấy không thích, nhưng bạn vẫn có thể lựa chọn việc tiếp tục học – vì bạn vẫn có thể học rất tốt. Tuy nhiên, trong quá trình học, bạn dành thời gian quan sát về những kĩ năng và kiến thức mà mình học được trong những môn học này và suy ngẫm xem những kiến thức này có thể giúp ích được cho mình trong tương lai ra sao. Ví dụ thật ra những bạn học kế toán mà có nền tảng tốt về tài chính, sau này "nhảy" sang ngành marketing sẽ rất có lợi vì có khả năng nắm bắt con số rất tốt, từ đó làm các kế hoạch liên quan đến tài chính tốt hơn.
Tuy học ngành mình không thích, nhưng vì bạn vẫn có khả năng học được, không cần bỏ ra nhiều thời gian mà vẫn không trượt môn, nên bạn vẫn có thể bỏ ra thời gian rảnh để tham gia các câu lạc bộ hoặc đi làm thêm bên ngoài ở lĩnh vực mình thích.
Ví dụ nếu bạn đang quan tâm marketing chẳng hạn, bạn có thể tham gia CLB Marketing ở trường, tìm các hội thảo liên quan đến marketing ở ngoài để tham gia hoặc nếu học năm cuối thì bạn có thể xin thực tập một công ty Marketing không lương chẳng hạn. Tương tự như trên, khi tham gia và làm các hoạt động ngoại khóa này, bạn cũng nên dành thời gian để suy ngẫm xem mình đang thu góp được kiến thức và kĩ năng gì và những cái này phục vụ ra sao cho công việc tương lai mà bản thân đang theo đuổi.
2) Ngừng lại một thời gian
Đây là lựa chọn của khá nhiều bạn bây giờ – gap year để hiểu bản thân hơn. Thật ra bạn không nhất thiết phải nghỉ 1 năm, nhưng có thể đặt ra một thời hạn nhất định cho bản thân như là nghỉ 3 tháng hoặc 6 tháng chẳng hạn.
Mà nghỉ không phải là để ở nhà đi du lịch, xem phim các kiểu đâu nhé. Nghỉ là để dành thời gian suy ngẫm, tham gia các hoạt động để hiểu hơn về bản thân hơn. Sau khoảng thời gian nghỉ là lúc phải đưa ra quyết định cho bản thân mình. Có thể là tiếp tục, hoặc quyết định dừng để học một ngành khác.
Thật ra sẽ không có quyết định nào đúng hay sai với các chọn lựa ở trên đâu, quan trọng là khi chúng ta đưa ra một quyết định, chúng ta thể hiện với bản thân và những người xung quanh rằng, bản thân chúng ta sẵn sàng chịu trách nhiệm với cuộc đời của mình – như vậy đã là một bước hướng nghiệp rất rất tốt rồi.
Minh Hằng – Theo Tri thức trẻ
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 35
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 59
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 62
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 87
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 227
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 282
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 204
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 253
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Hơn 50% doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự yêu cầu trình độ đại học trở lên
Ngày đăng: 05/10/2024 - Lượt xem: 165
Hiện 51,6 triệu người đã có việc làm, tăng 127.000 người so với quý II và ba ngành đã tăng mạnh nhu cầu tuyển dụng là chế biến gỗ, sản xuất hóa chất và cơ khí.
Xem thêm [+]Ngành học cực quan trọng trong đời sống, nhưng thiếu 1,5 triệu nhân lực: Sinh viên ra trường dễ có việc ngay, thu nhập từ 20-30 triệu đồng/tháng
Ngày đăng: 05/10/2024 - Lượt xem: 264
Đây là ngành nghề “thực sự cần thiết" trong cuộc sống và đang thiếu rất nhiều lao động lành nghề.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công