Phương pháp nâng cao hiệu quả học tập mùa dịch
Tối ngày 20.8, Hội Sinh viên trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM) tổ chức chương trình livestream “Phương pháp học tập trực tuyến hiệu quả”. Các khách mời đã chia sẻ cho sinh viên nhiều kinh nghiệm hữu ích. Chương có sự tham gia của ThS. Nguyễn Thị Anh Thư - Giảng viên khoa Giáo dục, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM; ThS. Nguyễn Anh Khoa - Giảng viên Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này nhé!
Tại chương trình, ThS. Nguyễn Thị Anh Thư cho biết phương pháp học trực tuyến đã ra đời từ lâu chứ không hẳn là một biện pháp ứng phó trong thời điểm giãn cách. Việc học tập trực tuyến, đặc biệt là thông qua những nền tảng như LMS, cung cấp nhiều chức năng như: chia sẻ kiến thức, tổ chức thi cử và lưu trữ, phân tích quá trình học tập.
Tuy nhiên, việc học trực tuyến vẫn còn một số khó khăn như sau: sinh viên mất tập trung, chán nản, mỏi mắt do tập trung vào màn hình lâu, thụ động và ít tương tác, giáo viên cũng không nắm bắt được tình hình học tập của các bạn…
Để khắc phục tình trạng này, các bạn có thể áp dụng một số phương pháp:
Thứ nhất, xác định rõ mục tiêu để tạo tâm thế khi học trực tuyến. Sinh viên nên tạo một không gian riêng cho việc học. Dậy sớm và vận động để "huy động" máu về não, cơ thể sẽ tập trung tốt hơn. Một mẹo nhỏ là hãy mặc một chiếc áo nghiêm túc để nhắc nhở bản thân đang tham gia học tập.
Thứ hai, về vấn đề mất tập trung, theo ThS. Nguyễn Anh Khoa, chúng ta phải tăng yếu tố kích thích và giảm yếu tố gây xao nhãng. Bạn có thể tìm phương pháp ghi chép riêng để tăng sự thích thú. Chẳng hạn vẽ sơ đồ tư duy, sketchnote, hoặc sử dụng nhiều hình dán bắt mắt. Để giảm yếu tố gây xao nhãng, hãy tắt thông báo từ các thiết bị điện tử, đặc biệt là điện thoại. Một mẹo tâm lý là hãy đặt cam kết cho bản thân và chia nhỏ mục tiêu tập trung. Ví dụ, cho phép mình sử dụng điện thoại 5 phút, sau đó tiếp tục tập trung học tập. Mỗi lần hoàn thành mục tiêu là một thành công. Đây sẽ là nền tảng tạo động lực cho các bản tiếp tục cố gắng.
Thứ ba, việc ngồi học hoặc nhìn vào màn hình máy tính lâu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh viên mà còn là giảng viên. Chia sẻ về vấn đề này, ThS. Nguyễn Thị Anh Thư khuyên các bạn nên để mắt nghỉ ngơi bằng cách nhìn ra xa hoặc nhìn xung quanh, tận dụng thời gian giải lao để di chuyển, tránh ngồi một chỗ. Các bạn cũng nên ngủ đủ giấc, dậy sớm ăn sáng, tập thể dục để nạp năng lượng và tập trung hơn.
Cuối cùng, thầy cô cũng khuyến khích các bạn chủ động tương tác với giảng viên bằng cách trao đổi hoặc đặt một số câu hỏi để tìm lại sự tập trung.
ThS. Nguyễn Anh Khoa cũng chia sẻ thêm: “Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng đây sẽ là một cơ hội cho cả giảng viên và người học nghiêm túc nhìn nhận cách tiếp cận công nghệ, từ đó có thể dễ dàng thích nghi và sử dụng khoa học ứng dụng. Như vậy mới đúng với thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0”
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!
Bích Loan
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Nữ sinh Đại học Mở Hà Nội: Con đường khó khăn rèn cho mình ý chí bền bỉ
Ở nhà mùa dịch: Sự thay đổi của nữ sinh xinh đẹp ĐH Quốc gia Hà Nội
9X chuyên Văn tốt nghiệp xuất sắc ngành Khoa học máy tính ở Mỹ
Chàng trai Việt đỗ 4 đại học danh giá Canada, tốt nghiệp thạc sỹ sớm 1 năm
Bài viết khác
Ngành học không lo thất nghiệp nhưng ít người lựa chọn, ra trường "hái ra tiền", thị trường luôn khát nhân lực
Ngày đăng: 13/05/2025 - Lượt xem: 20
Ngành học không lo thất nghiệp nhưng ít người lựa chọn, ra trường "hái ra tiền", thị trường luôn khát nhân lực
Xem thêm [+]Học Công nghệ thông tin hay Khoa học máy tính dễ xin việc hơn?
Ngày đăng: 13/05/2025 - Lượt xem: 18
Học Công nghệ thông tin hay Khoa học máy tính dễ xin việc hơn?
Xem thêm [+]Sự thật về một ngành học mà cứ 10 người chọn thì 9 người nghĩ là "dễ"
Ngày đăng: 13/05/2025 - Lượt xem: 36
Sự thật về một ngành học mà cứ 10 người chọn thì 9 người nghĩ là "dễ"
Xem thêm [+]Vùi đầu học để lấy bằng giỏi, nhiều sinh viên vỡ mộng không xin được việc
Ngày đăng: 08/05/2025 - Lượt xem: 82
Vùi đầu học để lấy bằng giỏi, nhiều sinh viên vỡ mộng không xin được việc
Xem thêm [+]ChatGPT cảnh báo: 3 năm nữa có thể là "bong bóng việc làm", nguy cơ thất nghiệp cực cao
Ngày đăng: 08/05/2025 - Lượt xem: 56
ChatGPT cảnh báo: 3 năm nữa có thể là "bong bóng việc làm", nguy cơ thất nghiệp cực cao
Xem thêm [+]Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2025 kèm đáp án
Ngày đăng: 05/05/2025 - Lượt xem: 219
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2025 kèm đáp án
Xem thêm [+]Trẻ 'không nói chuyện được với cha mẹ', phải làm sao?
Ngày đăng: 05/05/2025 - Lượt xem: 90
Trẻ 'không nói chuyện được với cha mẹ', phải làm sao?
Xem thêm [+]Tuyển sinh 2025: Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường rà soát tổ hợp xét tuyển lạ
Ngày đăng: 03/05/2025 - Lượt xem: 60
Tuyển sinh 2025: Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường rà soát tổ hợp xét tuyển lạ
Xem thêm [+]Trường nghề nâng cao giá trị thực hành nghề nghiệp cho người học
Ngày đăng: 02/05/2025 - Lượt xem: 68
Trường nghề nâng cao giá trị thực hành nghề nghiệp cho người học
Xem thêm [+]AI thay đổi cuộc chơi, sinh viên như "ngồi trên lửa"
Ngày đăng: 02/05/2025 - Lượt xem: 60
AI thay đổi cuộc chơi, sinh viên như "ngồi trên lửa"
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công