Quy chế tuyển sinh đại học cần công bố sớm và tránh rắc rối
Mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đánh giá kỳ tuyển sinh đại học năm 2022 rất thành công khi tỉ lệ thí sinh ảo giảm hẳn, thí sinh cũng được bảo đảm quyền lựa chọn trường, chọn ngành và cơ hội trúng tuyển lớn nhất. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng, ở góc độ kỹ thuật và triển khai thực tế, vẫn còn rất nhiều vấn đề cần rút kinh nghiệm và hoàn thiện.
Tại buổi Toạ đàm trực tuyến với chủ đề "Nhìn lại kỳ tuyển sinh đại học năm 2022" do Báo Người Lao Động tổ chức ngày 11/10, TS. Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên Phó Giám đốc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh cho biết: Kỳ tuyển sinh 2022 trên thực tế thay đổi khá nhiều so với các kỳ tuyển sinh trước khi mà quy chế tuyển sinh 2022 thay đổi ở cả 3 khâu quan trọng: đăng ký xét tuyển chung trên hệ thống tuyển sinh, xét tuyển lọc ảo chung tất cả các phương thức và xác nhận nhập học trên hệ thống tuyển sinh.
Tuy vậy, quy chế tuyển sinh lại được Bộ GD&ĐT ban hành khá muộn khiến các trường đại học và thí sinh không khỏi lúng túng. Chính Bộ GD&ĐT sau đó cũng đã phải nhiều lần điều chỉnh các mốc thời gian đã công bố trước đó để thí sinh kịp đăng ký xét tuyển, đóng lệ phí xét tuyển cũng như thực hiện một số quy định thủ tục khác.
Cũng theo ông Nghĩa, một trong các mục tiêu chính của việc điều chỉnh tuyển sinh là để lọc ảo tất cả các phương thức, nhưng với gần 570.000 thí sinh đã được xét trúng tuyển chỉ có 467.000 thí sinh xác nhận nhận học trên hệ thống thì tỉ lệ ảo vẫn còn khá cao, đó là chưa kể nếu tính trên con số thí sinh nhập học thực tế tại trường thì có lẽ tỉ lệ ảo sẽ còn cao hơn. Hệ quả là rất nhiều trường đại học vẫn phải xét tuyển bổ sung, thậm chí phải công bố xét tuyển bổ sung ngay sau khi kết thúc xét tuyển đợt 1.
Rút kinh nghiệm từ mùa tuyển sinh năm 2022, TS. Nguyễn Đức Nghĩa đề nghị Bộ GD&ĐT cần sớm công bố quy chế tuyển sinh 2023, đặc biệt là những quy định liên quan đến triển khai quy chế, để các trường có thể điều chỉnh các quy định tuyển sinh cho phù hợp. Các quy định tuyển sinh cần đơn giản hoá, không quá rắc rối phức tạp.
TS. Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo, Trường đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh cũng ủng hộ việc cần có dữ liệu chung quốc gia trong xét tuyển đại học để tạo thuận lợi cho các trường đại học và thí sinh. Tuy vậy, ông Nhân cho rằng, phía các trường đại học mong muốn có quy chế ổn định để trường không bị động và thí sinh cũng không bất ngờ. Việc đăng ký xét tuyển được thực hiện ngay khi các em còn trên ghế nhà trường để được giáo viên hỗ trợ. Việc dự kiến ảo như thế nào là việc các trường phải lo nên các trường cần quy chế tuyển sinh ổn định. Những thay đổi cần được công bố sớm để các trường đại học và học sinh được biết.
Theo Công an nhân dân
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 23
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 59
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 159
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 200
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 250
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Điểm mới trong đề thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội từ 2025
Ngày đăng: 30/09/2024 - Lượt xem: 116
GS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội cho hay, các học sinh cần lưu ý một số điểm mới về đề thi đánh giá năng lực (HAS) từ năm 2025.
Xem thêm [+]Hàng loạt đại học hot giảm chỉ tiêu xét tuyển từ điểm thi tốt nghiệp THPT
Ngày đăng: 30/09/2024 - Lượt xem: 104
Từ năm 2025, nhiều trường đại học dự kiến điều chỉnh phương án tuyển sinh, trong đó giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT.
Xem thêm [+]Tăng tỷ lệ điểm học bạ trong xét tốt nghiệp THPT: Con dao 'hai lưỡi'?
Ngày đăng: 30/09/2024 - Lượt xem: 96
Hướng tăng tỷ lệ điểm học bạ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT lên thành 50% từ năm 2025 mà Bộ GD-ĐT dự kiến đem đến nhiều ý kiến trái chiều. Chuyên gia cho rằng đây là ‘con dao hai lưỡi’ khi có thể tiếp tục tạo đà cho việc ‘lạm phát’ điểm học bạ.
Xem thêm [+]Tuyển sinh 2023: Xét học bạ sớm, giành suất vào đại học
Ngày đăng: 19/05/2023 - Lượt xem: 2981
Nhiều phụ huynh có con học lớp 12 đánh giá cao hình thức nộp hồ sơ bằng phương thức học bạ, giúp thí sinh giảm áp lực thi cử, tăng cơ hội trúng tuyển đại học.
Xem thêm [+]Cẩn thận… 'trắng tay' với xét tuyển sớm
Ngày đăng: 10/05/2023 - Lượt xem: 3907
Theo quy định, trước 17 giờ 00 ngày 8/7, các cơ sở đào tạo mới phải hoàn thành công tác xét tuyển sớm.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công