Quy trình 5 bước lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh
Lắng nghe chia sẻ của các em học sinh, nhiều em rụt rè bày tỏ, em không hề biết mình thích gì? đam mê gì? đăng ký rất nhiều nguyện vọng, ngành, trường lĩnh vực nhưng không liên quan đến nhau.
Sau nhiều năm tư vấn, định hướng cho các em học sinh THPT chọn ngành học, Hướng nghiệp GPO đã đúc kết thành Quy trình 5 bước lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh THPT. Dưới đây là Quy trình 5 bước Hướng nghiệp GPO gợi ý cho bạn:
Bước 1: Hỏi ý kiến Thầy cô, cha mẹ
“Nếu thật sự đến giờ phút này các em vẫn không biết mình thích điều gì, đam mê gì, có khả năng gì... thì hãy lắng nghe cha mẹ”
Hỏi từ những người đi trước, các em sẽ nhận được những lời khuyên bổ ích từ những trải nghiệm của năm tháng mà thầy cô, cha mẹ đã đi qua. Từ đó, các em sẽ có cái nhìn thực tế về việc chọn ngành, nghề. Trên hết nghề nghiệp mà các em theo đuổi phải phù hợp với năng lực, sở thích và khả năng đáp ứng của một cá nhân bởi lẽ công việc là tương lai là định hướng suốt cả cuộc đời của một con người.
Bước 2: Các em học sinh cần xác định năng lực học tập và điều kiện hiện tại của mình có hợp với nghề không. Căn cứ vào điểm học tập, nhất là các môn thi tuyển sinh đầu vào của ngành mà các em định theo học hoặc các năng khiếu mà mình có (như múa, vẽ, ca hát) để có hướng đi phù hợp cho bản thân. Nhận được lời khuyên từ những chuyên gia là một phương thức hữu hiệu trong việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học phổ thông vốn còn nhiều bỡ ngỡ.
Bước 3: Sau khi đã chọn được nghề mình mong muốn theo đuổi, các em phải tận dụng các cơ hội có được làm một số việc liên quan tới nghề mình lựa chọn để xem thử năng lực, tính cách của bản thân mình có phù hợp với nghề đó hay không. Cũng như để rút ra kinh nghiệm và để xem cách mọi người xung quanh nhận xét về kết quả lao động của những công việc đó như thế nào từ đó nhận ra liệu có thực sự yêu thích và phù hợp với công việc đó hay không và nếu có mắc sai lầm cũng biết cách điều chỉnh và rút ra kinh nghiệm để hoàn thiện tốt hơn.
Bước 4: Tìm hiểu về nghề mình sẽ chọn. Các em có thể tiếp cận kiến thức bằng nhiều cách, từ internet, từ sách vở, từ các bậc tiền bối đàn anh đàn chị đi trước, tham gia các hoạt động ngoại khóa có liên quan đến nghề nghiệp, tham khảo những lời khuyên bổ ích từ gia đình, nhà trường hoặc từ các nhà tư vấn hướng nghiệp. Những kiến thức em cần phải nắm về nghề của mình là: tên ngành học là gì, những trường nào đào tạo, đào tạo chương trình ra sao, học xong các em sẽ trở thành người như thế nào, thi khối gì, thị trường việc làm của nghề đó hiện nay…Các em có thể tìm đến các diễn đàn của trường mà mình định thi vào để tra cứu thông tin cũng như nhận được những lời chia sẻ của các sinh viên và cựu sinh viên của trường, sau đó có thể tự mình đưa ra những nhận định về thuận lợi và khó khăn của nghành nghề mà mình đang có ý định.
Bước 5: Sẵn sàng chuẩn bị phương án hai nếu chẳng may thất bại. Rất có thể các em học sinh sẽ không thể đỗ vào trường Đại học mà mình mong muốn. Cha mẹ các em nên là người chuẩn bị sẵn tinh thần cho các em và các em học sinh cũng cần hiểu rằng Đại học không phải là tất cả. Các em vẫn có thể thành công bằng những con đường khác. Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT không chỉ đơn giản là chuẩn bị cho các em kiến thức mà còn là định hướng tâm lý cho em học sinh nếu chẳng may các em thất bại hoặc vấp ngã. Nếu có quyết tâm các em học sinh có thể tiếp tục ôn tập và thi lại vào các trường đã đặt ra mục tiêu từ đầu hoặc lựa chọn một hướng đi khác phù hợp với năng lực của mình hơn.
Chúc các em lựa chọn cho mình được ngành nghề học phù hợp với bản thân và cơ hội phát triển trong tương lai!
Lời kết
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Đức Anh
Xem thêm bài viết:
Định hướng nghề nghiệp: Phải làm sao nếu không có đam mê?
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 28
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 54
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 61
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 86
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 160
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 110
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 223
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 279
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 204
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 253
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công