Rèn luyện kỹ năng tự học cho sinh viên
Tự học là yếu tố quyết định chất lượng học tập, chất lượng đào tạo. Nó là con đường tối ưu để sớm đưa sự nghiệp giáo dục và nền kinh tế nước ta tiến kịp các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong điều kiện học tập ở nhà trường như nhau nhưng kết quả học tập của sinh viên khác nhau rõ rệt, điều đó phần lớn là do khả năng tự học của mỗi sinh viên. Vì vậy, cách thức rèn luyện kỹ năng (KN) tự học cho sinh viên được đề cập trong bài báo này sẽ góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) và nâng cao chất lượng đào tạo. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Bản thân mỗi cá nhân đều tiềm ẩn một khả năng tự học, khả năng đó được tăng cường hay không là nhờ vào cách thức học tập của họ. Lối học nhồi nhét sẽ làm người học thui chột khả năng tự học; trái lại, lối học tự tìm tòi, nghiên cứu, chú trọng sự phát triển óc tư duy, vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống...sẽ tăng cường khả năng tự học. Như vậy, cách học có tác dụng rõ ràng đến việc phát triển năng lực tự học. Với lối dạy - tự học, mức độ, đặc điểm hành động của người học quyết định đến hiệu quả học tập. Hiệu quả của các hành động học tập tự học cao hay thấp tùy thuộc vào kỹ năng thực hiện các hành động đó. Vì vậy việc hình thành kỹ năng trong học tập có vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy - tự học.
1) Kỹ năng xây dựng kế hoạch tự học
Lập kế hoạch tự học là việc xây dựng kế hoạch cho những hoạt động cụ thể nhằm thực hiện được các nhiệm vụ mà mục tiêu đề ra. Mỗi cá nhân khi xây dựng kế hoạch học tập cụ thể cần phải hiểu rõ mục tiêu và tính toán những bước đi thích hợp. Khi lập kế hoạch cần phải suy nghĩ về những gì sẽ làm, chuẩn bị tốt nhất để đạt được hiệu quả học tập cao và phải đặt câu hỏi là tại sao chúng ta phải làm như thế. Đây chính là quá trình lập kế hoạch học tập, là quá trình lập kế hoạch học cách học, mỗi cá nhân phải tính toán cách thức và thời gian để hoàn thành các công việc. Hiện nay, đa số sinh viên thực hiện các nhiệm vụ học tập còn mang tính tùy tiện, gặp đâu học đó, chưa hình dung được toàn bộ công việc mình đang và sẽ làm như thế nào. Trong khi đó một khối lượng công việc lớn mà sinh viên phải hoàn thành lại chỉ thực hiện trong một thời gian hạn chế. Vì vậy người học cần phải sử dụng thời gian một cách tiết kiệm và hiệu quả, bằng cách phân phối công việc một cách khoa học, đặc biệt chú ý đến thời gian tự học. Khi xây dựng kế hoạch sinh viên cần nắm vững một số yêu cầu sau:
- Xác định đầy đủ các công việc cần làm
- Xác định yêu cầu của từng công việc
- Phân phối thời gian hợp lý cho từng công việc
- Sắp xếp các công việc một cách hợp lý
- Nắm được yêu cầu của kế hoạch
2) Kỹ năng đọc sách và tài liệu tham khảo
Để việc đọc sách có chất lượng và hiệu quả, cần đọc theo một quy trình nhất định, nếu không chúng ta sẽ mất thời gian mà không thu được nhiều kết quả và không lưu giữ được những thông tin cần thiết. Vì vậy, việc đọc sách cần được thực hiện nghiêm túc và tuân theo các yêu cầu sau:
- Đọc có suy nghĩ:
Muốn hiểu những điều sách viết, người đọc phải hết sức tập trung tư tưởng khi đọc, nhiều khi còn phải ngưng lại để ôn những đoạn cần biết, chưa nắm vững, đến khi thông suốt rồi mới đọc tiếp.
Đọc sách để hiểu những điều tác giả nói và cả những điều tác giả không nói, mà người đọc tự suy nghĩ, mở rộng đến những điều liên quan mà sách không đề cập đến. Ở mức độ này, người đọc không chỉ tiếp thu kiến thức từ sách mà còn rèn luyện được phương pháp tư duy.
Khi đọc và suy nghĩ mãi nhưng vẫn không hiểu được những gì sách viết, thì phải tìm và đọc những sách khác có liên quan. Bởi lẽ, đôi khi cùng một kiến thức nhưng với cách diễn giải của tác giả này ta chưa hiểu nhưng với cách trình bày khác ở sách khác ta có thể hiểu được. Đọc nhiều sách cũng giống như đàm đạo giúp chúng ta hiểu sâu thêm vấn đề, làm phong phú thêm vốn kiến thức.
- Đọc có hệ thống:
Khi đọc bất kỳ cuốn sách nào, người ta thường đọc theo các bước sau:
Đọc lướt nhanh toàn bộ phần tổng quát của sách để nắm sơ bộ nội dung cuốn sách;
Đọc kỹ, tùy theo mục đích đọc mà có thể đọc kỹ một lần hoặc nhiều lần. Khi đọc kỹ các lần sau, chỉ cần đọc lại những điều cơ bản hoặc các nội dung mà lần đầu chưa hiểu, chưa nắm vững. Những lần đọc sau sẽ làm người đọc nắm sâu hơn, hiểu kỹ hơn;
Đọc nhanh, cần tự rèn luyện cách đọc nhanh để tập trung được sự chú ý, sự suy nghĩ diễn ra liên tục và dễ dàng xác lập được mối quan hệ giữa các đoạn với nhau khiến ta dễ nắm được nội dung tài liệu.
- Đọc có chọn lọc:
Đọc có chọn lọc là đọc để tìm những điểm cốt lõi, chọn ý tưởng hay nhất, đúng nhất và có ích cho việc học sẽ rèn được tư duy phê phán, làm tiền đề cho năng lực giải quyết vấn đề sau này. Sinh viên phải hết sức tập trung suy nghĩ và phải tinh lọc được những kiến thức cơ bản cần thiết cho mình, đồng thời nêu được các vấn đề cũng như giải quyết được những vấn đề mà tài liệu đề cập.
- Đọc có ghi nhớ:
Đọc sách là học tập tích cực nên cần kèm theo việc ghi chép để nhớ lâu;
Đọc sách hoặc tài liệu tham khảo cần ghi các dàn ý và diễn tiến nội dung. Các ý chính cần ghi chép cẩn thận, gạch chân hoặc tô màu vì đó là ý cơ bản mà từ đó có thể suy luận ra các ý khác liên quan. Những phần chưa hiểu hoặc chưa nắm vững cũng cần đánh dấu để tiếp tục suy nghĩ, tìm người giải đáp.
Một biện pháp đọc để nhớ lâu là mô hình hóa các nội dung đã đọc bằng cách sắp xếp chúng theo bản đồ tư duy (mind map). Khi xây dựng được bản đồ tư duy có nghĩa là chúng ta đã hệ thống hóa toàn bộ nội dung đã đọc và giải thích được mối liên hệ giữa chúng với nhau.
Tóm lại, với kỹ năng đọc sách và tài liệu tham khảo cần có các kỹ năng chính sau:
- Biết chọn đúng sách cần đọc
- Biết lập danh mục tài liệu cần đọc
- Biết chọn cách đọc phù hợp với mục đích đề ra
- Biết ghi theo phiếu tư liệu
- Biết ghi theo đề cương chi tiết
- Biết tóm tắt nội dung chính những điều đã đọc
- Biết lưu trữ những điều đã đọc theo vấn đề
3) Kỹ năng nghe giảng, ghi chép
Nghe giảng và ghi chép tưởng chừng đơn giản nhưng không phải ai cũng biết cách nghe giảng và ghi chép. Để nghe giảng bài tốt, ghi chép tốt cũng cần kỹ năng. Nghe giảng viên giảng bài là một trong những hoạt động cơ bản của quá trình học tập trên lớp. Một số SV nghe giảng tốt, ghi tốt giúp cho quá trình tiếp nhận kiến thức hiệu quả hơn, SV đó mất ít thời gian hơn trong việc học bài, làm bài sau đó. Ngược lại, có rất nhiều SV nghe thầy giảng viên giảng nhưng không hiểu bài, không nắm bắt được thông tin bài học dẫn tới việc học tập kém hiệu quả. Như thế có thể thấy nghe giảng, ghi chép tốt không phải đơn giản, cũng cần phải có kỹ năng mới có thể nghe giảng một cách hiệu quả. Có thể thấy rằng muốn ghi tốt, khi nghe giảng sinh viên cần chú ý đến những điểm sau đây:
- Tập trung nghe, hiểu vấn đề rồi diễn đạt (ghi) theo ý hiểu của mình.
- Chú ý ghi dàn bài để nhìn được khái quát cấu trúc chung của bài giảng.
- Tập trung vào những nội dung chính, những điểm quan trọng nhất mà giảng viên thường nhấn mạnh qua ngữ điệu, qua việc nhắc lại nhiều lần.
- Chú ý đến các bảng tóm tắt, các sơ đồ và các tài liệu trực quan khác mà giảng viên đã giới thiệu, vì đây là lúc người thầy hệ thống hóa, so sánh, phân tích... để đi đến kết luận và rút ra cái mới.
Khi bài giảng dừng lại, có thể nêu câu hỏi để đào sâu kiến thức, liên hệ thực tiễn và làm rõ những chỗ chưa hiểu.
4) Kỹ năng làm việc theo nhóm
Khi trở thành sinh viên, các bạn có rất nhiều cơ hội để các bạn rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, thông qua các bài tập hay đề tài trên lớp cũng như các hoạt động tình nguyện hay tham gia các CLB. Đây là cơ hội rất tốt cho các bạn sinh viên được học hỏi rèn luyện và cọ xát, tuy nhiên, để làm việc nhóm hiệu quả, các bạn cần lưu ý:
- Khi làm việc nhóm, sinh viên cần hiểu rõ những điều cơ bản trong xây dựng nhóm:
- Trau dồi kỹ năng và rèn luyện tinh thần tự chủ trong học tập. Chủ động và tích cực để hấp thụ được tối đa sự truyền đạt, hướng dẫn của giảng viên.
- Sinh viên cần phải thay đổi lại cách tư duy, cách suy nghĩ trong học tập. Để làm được điều đó thì cần có sự nhìn nhận, đóng góp ý kiến thẳng thắn của nhóm trưởng, các thành viên tích cực ở trong nhóm.
- Mọi thành viên trong nhóm cần phải có một sự tôn trọng khi ai đó trình bày quan điểm, ý kiến. Giữa các thành viên với nhau nên có sự động viên, sự khen ngợi khi ai đó làm được gì hay, kể cả các bạn đóng góp ít thì cũng tìm cách khen ngợi khích lệ nhau.
5) Kỹ năng khái quát hoá, hệ thống hoá kiến thức
Khái quát hoá, hệ thống hoá kiến thức là một trong các biện pháp, thao tác tư duy logic quan trọng, đạt hiệu quả cao trong học tập và nghiên cứu. Nó có tác dụng làm phong phú thêm kiến thức đã học bằng một tư tưởng mới, xem xét các vấn đề đã học dưới góc độ mới. Giúp người học không chỉ cũng cố những điều đã học mà còn có thể sắp xếp chúng thành hệ thống chặt chẽ và lý giải được ý nghĩa sâu xa của kiến thức. Bởi vậy rèn luyện kĩ năng hệ thống hóa trong tự học có vị trí quan trọng trong phát triển năng lực tư duy cho người học.
Một số kỹ năng khái quát hoá, hệ thống hoá kiến thức:
- Xác định nhiệm vụ học tập.
- Phân tích, xác định nội dung kiến thức cần hệ thống hóa.
- Xác định mối liên hệ giữa các kiến thức.
- Hoàn thiện sơ đồ,bảng hệ thống hóa kiến thức.
Hướng nghiệp GPO hy vọng bài viết đã đem lại cho các bạn những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn Hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!
Phan Ngọc
Theo khoacoban.dtec.edu.vn
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
5 kỹ năng cơ bản của một luật sư tranh tụng giỏi cần phải có
Top 10 Kỹ năng sinh viên cần có trước khi ra trường
10 kỹ năng mềm cần thiết cho người tìm việc
7 kỹ năng để có một tính cách mạnh mẽ trong sự nghiệp
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 23
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 52
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 59
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 83
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 217
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 278
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 200
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 250
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Hơn 50% doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự yêu cầu trình độ đại học trở lên
Ngày đăng: 05/10/2024 - Lượt xem: 164
Hiện 51,6 triệu người đã có việc làm, tăng 127.000 người so với quý II và ba ngành đã tăng mạnh nhu cầu tuyển dụng là chế biến gỗ, sản xuất hóa chất và cơ khí.
Xem thêm [+]Ngành học cực quan trọng trong đời sống, nhưng thiếu 1,5 triệu nhân lực: Sinh viên ra trường dễ có việc ngay, thu nhập từ 20-30 triệu đồng/tháng
Ngày đăng: 05/10/2024 - Lượt xem: 263
Đây là ngành nghề “thực sự cần thiết" trong cuộc sống và đang thiếu rất nhiều lao động lành nghề.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công