Sinh viên có nên phí quá nhiều thời gian chỉ để đi làm thêm?
Hiện nay, công việc part-time không còn xa lạ gì đối với tất cả những bạn sinh viên. Mọi người hay truyền tai nhau rằng “Đã là sinh viên thì phải đi làm part-time để tích lũy kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng mềm”. Nhưng mấy ai biết được công việc part-time cũng có hai mặt: lợi ích và tác hại. Vậy nên, Hướng nghiệp GPO sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về câu hỏi “Sinh viên có nên phí hoài thời gian để đi làm thêm?”.
Làm thêm part-time là gì?
Công việc part-time còn được hiểu là công việc làm thêm bán thời gian hay công việc không chính thức, có thể linh hoạt thời gian làm từ 3-4 tiếng hoặc hơn một ngày. Một số công việc part-time hiện nay được các bạn sinh viên hay làm đó là: phục vụ, pha chế, bán hàng …
Lợi ích của việc làm thêm
1. Kiếm thêm thu nhập
Như bạn cũng đã biết, không phải gia đình nào cũng khá giả để đủ trang trải tiền học phí và tiền sinh hoạt cho con cái. Bởi vậy, các bạn sinh viên năm nhất thường bắt đầu đi làm thêm để giúp đỡ một phần tài chính cho gia đình. Bên cạnh đó, cũng có những bạn sinh viên có đầy đủ điều kiện tài chính, thì công việc làm thêm giúp họ có thêm khoản tiền riêng cho sở thích của bản thân.
Ngoài ra, đi làm thêm cũng giúp bạn hiểu thêm về giá trị của đồng tiền. Từ đó, bạn sẽ không còn tiêu tiền hoang phí nữa và biết trân trọng từng đồng tiền của chính mình hay bố mẹ làm ra. Điều này, cũng giúp bạn có khả năng kiểm soát và chi tiêu hợp lý hơn.
2. Nâng cao kỹ năng
Việc làm thêm là công việc giúp bạn thực hành và rèn luyện những kỹ năng còn thiếu. Như là:
- Quản lý thời gian: Việc làm thêm giúp bạn biết cách cân bằng thời gian giữa học tập và công việc. Điều này giúp bạn học quản lý thời gian biểu của mình tốt hơn và giúp ích rất nhiều cho công việc của mình sau này.
- Kỹ năng giao tiếp: Khi làm việc trong môi trường part-time, đòi hỏi bạn phải giao tiếp với rất nhiều người. Điều này sẽ giúp bạn hoàn thiện kỹ năng giao tiếp của bản thân và sẽ rất tốt cho những bạn vẫn còn rụt rè, hướng nội.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Thật sự mà nói, không có công việc nào trơn tru từ khi bắt đầu đến khi kết thúc cả. Bởi trong lúc làm việc sẽ luôn có khả năng xảy ra một vấn đề hay tình huống nào đó khiến bạn phải đối mặt, giải quyết. Vậy nên, công việc part-time có thể sẽ giúp bạn rèn luyện tính bình tĩnh và giải quyết những vấn đề trước mắt.
3. Mở rộng mối quan hệ
Đi làm thêm sẽ giúp bạn có thêm những người bạn và những mentor – người dẫn dắt, người chỉ đường cho bạn. Đây cũng chính là cơ hội để bạn phát triển các mối quan hệ trong tương lai. Thông qua những mối quan hệ này, bạn sẽ học được rất nhiều điều quý báu mà những người đi trước chỉ dạy.
Tác hại của việc làm thêm
1. Mất cân bằng giữa học tập và công việc
Đã bao giờ bạn đam mê kiếm tiền mà bỏ bê việc học tập? Đã bao giờ bạn dành nhiều thời gian cho công việc hơn là việc học? Nếu có, hãy bắt đầu đi làm thêm nếu bạn sắp xếp được thời gian để cân bằng giữa việc học và làm việc.
Trước khi đi làm thêm, hãy xác định rõ ràng mục đích của bạn là gì? Kiếm tiền hay học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng? Bởi vì khi đi làm thêm, bạn rất dễ dàng bị cuốn vào sức hút của đồng tiền và bỏ bê việc học, khiến kết quả học tập bị trì trệ.
Đi làm thêm có nhiều lợi ích, nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn biết cách cân bằng quỹ thời gian của chính mình. Bên cạnh đó, Hướng nghiệp GPO cũng khuyên bạn: Không nên đi làm thêm vào năm nhất, bởi vì bạn chỉ mới bước chân vào môi trường Đại học và bạn chưa quen với cách học mới của Đại học. Nếu vì việc làm thêm mà bỏ bê việc học, sẽ khiến bạn trượt dài theo năm tháng.
2. Ảnh hưởng đến sức khỏe
Như đã nói ở trên, nếu bạn không biết cân bằng thời gian thì có thể dẫn đến hệ lụy ảnh hưởng đến sức khỏe. Bởi vì bạn dành quá nhiều thời gian cho công việc làm thêm. Đặc biệt với những công việc làm việc vào sáng sớm hay đêm muộn thì càng ảnh hưởng hơn. Ngoài ra, làm thêm không thể tránh được những lần tăng ca, làm nhiều do khách đông cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn. Vậy nên, hãy đặc biệt chú ý đến sức khỏe nếu bạn đi làm thêm.
Tạm kết
Qua bài viết trên, chắc hẳn các bạn cũng đã rút ra một phần suy nghĩ cho riêng mình rồi đúng không? Việc làm part-time tuy có ưu điểm nhưng lại đi đôi với nhược điểm. Tuy nhiên, khi bạn biết cách cân bằng thì mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Đọc thêm:
>> Tại sao sinh viên nên thực tập khi còn đi học?
>> Làm sao để tự học hiệu quả?
Minh Hằng
Bài viết khác
Tuyển sinh đại học 2025: Nhiều trường đại học phía Nam mở ngành mới
Ngày đăng: 21/02/2025 - Lượt xem: 19
Tuyển sinh đại học 2025: Nhiều trường đại học phía Nam mở ngành mới
Xem thêm [+]Những điểm mới trong kiểm định chương trình đào tạo đại học
Ngày đăng: 21/02/2025 - Lượt xem: 17
Những điểm mới trong kiểm định chương trình đào tạo đại học
Xem thêm [+]Dự báo top 5 ngành nghề "hái ra tiền" trong năm 2025
Ngày đăng: 20/02/2025 - Lượt xem: 68
Dự báo top 5 ngành nghề "hái ra tiền" trong năm 2025
Xem thêm [+]Bật mí công việc lương hơn 3 tỷ đồng/năm
Ngày đăng: 18/02/2025 - Lượt xem: 103
Bật mí công việc lương hơn 3 tỷ đồng/năm
Xem thêm [+]Đầu năm xin việc, nhà tuyển dụng hỏi: "Cái gì trên cơ thể cứng nhưng đảo ngược và nằm thì mềm?”, kết quả bất ngờ
Ngày đăng: 18/02/2025 - Lượt xem: 47
Đầu năm xin việc, nhà tuyển dụng hỏi: "Cái gì trên cơ thể cứng nhưng đảo ngược và nằm thì mềm?”, kết quả bất ngờ
Xem thêm [+]3 kiểu người sở hữu “quyền lực ngầm” chốn công sở: bạn thuộc kiểu nào?
Ngày đăng: 17/02/2025 - Lượt xem: 36
3 kiểu người sở hữu “quyền lực ngầm” chốn công sở: bạn thuộc kiểu nào?
Xem thêm [+]“Im lặng là vàng”: 3 tình huống khi sự im lặng chính là VÀNG RÒNG, thể hiện EQ cao đỉnh chóp
Ngày đăng: 17/02/2025 - Lượt xem: 41
“Im lặng là vàng”: 3 tình huống khi sự im lặng chính là VÀNG RÒNG, thể hiện EQ cao đỉnh chóp
Xem thêm [+]Ngành học nào lương 150 triệu đồng/tháng, nhiều bạn trẻ mơ ước?
Ngày đăng: 15/02/2025 - Lượt xem: 194
Ngành học nào lương 150 triệu đồng/tháng, nhiều bạn trẻ mơ ước?
Xem thêm [+]3 vị trí việc làm ngành Marketing lương vài chục triệu đồng/tháng
Ngày đăng: 15/02/2025 - Lượt xem: 53
3 vị trí việc làm ngành Marketing lương vài chục triệu đồng/tháng
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công