Sinh viên đi làm thêm đúng ngành học giúp 'ghi điểm' trong mắt nhà tuyển dụng
Với kinh nghiệm của bản thân sau 3 năm ra trường, theo tôi, nếu có cơ hội sinh viên nên đi làm thêm. Và nếu được, hãy làm thêm đúng chuyên ngành. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu và cập nhập về thông tin này nhé!
Sinh viên nên đi làm thêm theo đúng chuyên ngành để có kinh nghiệm thực tế, giúp ích cho bản thân sau khi ra trường hay chỉ cần công việc làm thêm tạo ra thu nhập để có cuộc sống thoải mái hơn? Vấn đề này đã thu hút nhiều tranh luận từ chính người trong cuộc.
Nguyễn Quang Tú, tốt nghiệp chuyên ngành Cơ khí Máy xây dựng, Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải chia sẻ: “Tôi thấy hiện nay, sinh viên vừa đi học vừa làm thêm là khá nhiều. Hồi còn sinh viên, tôi cũng đã làm thêm nhiều công việc.
Tôi từng làm nhân viên bán hàng Lotte Mart từ năm nhất đại học, sau đó làm nhân viên pha chế của một quán cafe, làm nhân viên bán hàng quần áo, rồi làm nhân viên giao hàng.
Theo tôi, nếu sinh viên có cơ hội thì nên đi làm thêm, nhưng không nhất thiết phải làm công việc theo đúng chuyên ngành mà bản thân đang học. Bởi không phải ai cũng may mắn khi ra trường có thể làm đúng chuyên ngành mình đã học. Bản thân tôi từng là sinh viên chuyên ngành Cơ khí Máy xây dựng, nhưng hiện tại đang là nhân viên văn phòng.
Công việc làm thêm trái ngành cũng không sao, miễn sao sinh viên luôn thấy thoải mái và vui vẻ với công việc mình đang làm, không áp lực hay gò bó, có thể kiếm được tiền để lo cho bản thân, gia đình và có cơ hội phát triển trong tương lai là được”.
Nguyễn Quang Tú, tốt nghiệp chuyên ngành Cơ khí Máy xây dựng, Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải. Ảnh: NVCC
Theo anh Tú, sẽ thật may mắn nếu như sinh viên tìm việc làm thêm đúng với ngành nghề mình học và yêu thích. Nhưng nếu trong trường hợp, công việc làm thêm hoàn toàn trái với những gì sinh viên được học thì cũng đừng quá lo ngại, bởi đây cũng là một cơ hội để trải nghiệm.
Công việc mới này sẽ mang đến cho các bạn sinh viên cơ hội trau dồi thêm nhiều kỹ năng mềm. Và biết đâu, công việc này sẽ giúp ích cho sinh viên trong tương tai. Đây cũng là chi tiết giúp hồ sơ xin việc của sinh viên phong phú hơn.
Đi làm thêm đúng ngành để tích lũy kinh nghiệm
Hiện nay, công việc làm thêm rất đa dạng, các bạn sinh viên nên chọn cho mình một công việc phù hợp, bổ trợ cho chuyên ngành mà mình đang theo học. Bởi điều đó sẽ giúp sinh viên tích lũy được rất nhiều kỹ năng công việc.
Bên cạnh đó, kinh nghiệm làm việc đúng ngành nghề cũng là điểm cộng trong hồ sơ xin việc sau này. Ví dụ sinh viên học Tài chính – Kế toán thì có thể tìm việc làm như thu ngân, nhập sổ sách, số liệu…
Nếu sinh viên học Quản trị Du lịch và Khách sạn thì có thể tìm việc làm thêm là lễ tân, nhân viên phục vụ bàn…
Trương Quang Nhật, cử nhân chuyên ngành Phân tích Tài chính, Trường Học viện Tài chính cho biết: “Tôi tốt nghiệp tháng 9/2021 chuyên ngành Phân tích Tài chính. Bản thân tôi khá may mắn vì sau khi tốt nghiệp mình đã có công việc ổn định đúng với chuyên ngành mình theo học, hiện nay mình đang làm Phân tích Tài chính tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Á Mỹ.
Trong 4 năm đại học tôi cũng có công việc làm thêm đầu tiên là nhân viên bán hàng tại Circle K, sau đó đến năm 3, tôi bán giày online và hiện nay tôi vẫn duy trì công việc này bên cạnh công việc chính.
Công việc làm thêm thời sinh viên giúp mình có khoản thu nhập ổn định, bên cạnh đó tôi được tiếp xúc với nhiều người, giúp tôi tăng khả năng giao tiếp, nắm bắt được thị hiếu khách hàng.
Tôi nghĩ sinh viên nên chọn công việc làm thêm đúng với chuyên ngành mà bản thân đang theo học tại trường. Bởi đây là cơ hội để sinh viên được rèn luyện trong môi trường công việc cụ thể, hiểu được bản chất của công việc, học tập đi đôi với thực hành”.
“Tôi từng có khoảng thời gian đi làm thêm khi còn là sinh viên. Tôi làm gia sư dạy Tiếng Anh từ năm nhất, tiếp theo đó là nhận dịch sách, báo, tài liệu.
Với kinh nghiệm của bản thân sau 3 năm ra trường, theo tôi, nếu có cơ hội sinh viên nên đi làm thêm. Và việc làm thêm sẽ trở nên ý nghĩa hơn khi đó là việc làm đúng với chuyên ngành của mà bản thân theo học.
Lúc này, nó sẽ không chỉ là việc đem lại thu nhập nữa mà còn là việc làm giúp sinh viên mở rộng được kiến thức chuyên môn và bồi đắp được kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn” – Nguyễn Thị Thu Trang, cử nhân chuyên ngành Ngôn ngữ Anh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, hiện đang làm phiên dịch viên Tiếng Anh.
Nguyễn Thị Thu Trang, cử nhân chuyên ngành Ngôn ngữ Anh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Ảnh: NVCC
Trải qua 4 năm đại học với những kiến thức đã tích lũy được thì ai nấy đều mong muốn ra trường trở thành những người thành đạt trên chính con đường mà bản thân đã chọn.
Để bản thân có sự hiểu biết trong công việc, không bỡ ngỡ sau khi tốt nghiệp thì ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, sinh viên nên đi làm thêm.
Đi làm thêm là cơ hội giúp sinh viên có được những trải nghiệm thực tế mà nếu không đi thì sẽ không bao giờ có được.
Từ công việc làm thêm, sinh viên được trau dồi, học hỏi, tích lũy thêm kinh nghiệm, kiến thức, hiểu được thế mạnh của mình để từ đó phát triển bản thân trở thành phiên bản tốt nhất.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Kim Thùy
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp: Sớm thay đổi tư duy
Thiếu cả lượng và chất nhân lực ngành công nghệ thông tin
Đến năm 2025 sẽ có 50% người lao động đạt danh hiệu công dân học tập
Bài viết khác
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Ngày đăng: 13/01/2025 - Lượt xem: 47
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Xem thêm [+]“Chạy đua” IELTS từ tiểu học, học sinh vất vả, phụ huynh tốn kém ra sao?
Ngày đăng: 07/01/2025 - Lượt xem: 70
Nhiều phụ huynh cho con học IELTS sớm để vào trường tốt, nhưng việc này có thể gây căng thẳng, vì học sinh ở độ tuổi này chưa đủ kiến thức và sức bền.
Xem thêm [+]Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Ngày đăng: 06/01/2025 - Lượt xem: 81
Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Xem thêm [+]Nhiều trường đại học top đầu ở Tp.HCM "chốt" phương án tuyển sinh 2025
Ngày đăng: 04/01/2025 - Lượt xem: 200
Các trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM và nhiều trường đại học khác đã công bố phương án tuyển sinh 2025.
Xem thêm [+]Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi phải hạn chế khả năng "đoán mò" của thí sinh
Ngày đăng: 14/12/2024 - Lượt xem: 177
Liên quan đến Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, lần đầu tiên được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tăng thời gian làm bài thi của các môn lựa chọn và có giải pháp hạn chế khả năng "đoán mò" trong dạng thức câu hỏi đúng, sai.
Xem thêm [+]Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Ngày đăng: 02/12/2024 - Lượt xem: 179
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 216
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 197
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 156
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 203
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công