Sinh viên học nghề ở Thụy Sĩ nhận lương 1.200 USD khi chưa tốt nghiệp
Theo số liệu từ Ngân hàng Thế giới, thu nhập bình quân đầu người của Thụy Sĩ đạt hơn 80.000 USD, đứng thứ 3 châu Âu và thứ 4 toàn thế giới. Đây cũng là nơi có nền kinh tế phát triển hàng đầu với tỷ lệ thất nghiệp thường ở mức dưới 4%, riêng năm 2019 chỉ 2,1%.
Trong khi đó, tỷ lệ lao động có bằng đại học ở nước này không cao. Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, tự động hóa, tính cạnh tranh ngày càng cao, điều gì làm nên thành công của Thụy Sĩ?
70% thanh niên học nghề
Theo báo cáo của các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Kiểm chuẩn Giáo dục Quốc tế (CIEB) thuộc Trung tâm Giáo dục và Kinh tế Quốc gia (NCEE) ở Mỹ, hệ thống dạy nghề của Thụy Sĩ là một trong những hệ thống tốt nhất thế giới, góp phần quan trọng vào thành công của kinh tế đất nước.
Sinh viên tốt nghiệp trường nghề là nhân tố quan trọng giúp Thụy Sĩ thành công về mặt kinh tế, thu nhập bình quân và giải quyết việc làm. Ảnh: FDFA.
Trong hệ thống này, các doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm nhằm đào tạo nguồn nhân lực tay nghề cao, kết nối giáo dục nghề nghiệp với toàn hệ thống giáo dục. Họ cũng hưởng lợi trực tiếp tục hệ thống.
Báo cáo cho thấy 70% thanh niên Thụy Sĩ tham gia học nghề. Chuyên gia nhận định giáo dục dạy nghề là yếu tố quan trọng trong động lực kinh tế.
Hệ thống giáo dục dạy nghề liên quan lực lượng lao động ở nhiều cấp bậc, trong đó có cả những người thành công hàng đầu. Nó phủ rộng nhiều ngành nghề như công nghệ thông tin, sản xuất, chăm sóc sức khỏe, thương mại, thủ công.
Hệ thống cũng kết nối thanh niên với các nghề nghiệp văn phòng hoặc sản xuất trực tiếp. Nhờ đó, Thụy Sĩ luôn có tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp. Các nhà nghiên cứu đánh giá đây là thành tựu hiếm có.
Các doanh nghiệp Thụy Sĩ tích cực tham gia vào quá trình đào tạo nhân lực và hưởng lợi trực tiếp từ chương trình dạy nghề. Ảnh: Avenir-suisse.
Ngoài ra, doanh nghiệp ở một số nước không muốn tham gia chương trình liên kết đào tạo vì sợ tạo nhân lực cho đối thủ hoặc thiệt hại đầu tư. Trong khi đó, nhiều công ty Thụy Sĩ sẵn sàng hợp tác với Ban Thư ký Giáo dục, Nghiên cứu và Đổi mới nước này nhằm đưa ra hệ thống đánh giá, chương trình đào tạo, khóa thực tập cho sinh viên.
Nhờ vậy, hệ thống giáo dục nghề nghiệp đào tạo ra nguồn nhân lực tay nghề cao, sẵn sàng tham gia thị trường lao động. Họ là động lực kinh tế quan trọng đối với các doanh nghiệp và cả nước.
Trả lương cho sinh viên trường nghề
Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy hệ thống dạy nghề Thụy Sĩ phổ biến, thu hút sự chú ý của thế hệ trẻ nhờ một số lý do.
Trước hết, nó cho phép thanh niên ngay lập tức tham gia vào môi trườn người trưởng thành, nơi họ được đối xử khác so với thời học phổ thông, có nhiều trách nhiệm hơn và được đào tạo, hỗ trợ thường xuyên.
Bên cạnh đó, việc đào tạo mang tính thực hành. Người học áp dụng khác khái niệm học thuật, kiến thức vào thực tế.
Sinh viên trường nghề làm việc 3 đến 4 ngày trong tuần và có thể nhận mức lương 1.200 USD/tháng khi chưa tốt nghiệp. Ảnh: Today Online.
Ngoài ra, họ được trả lương ngay trong quá trình học. Mức lương khởi điểm thường rơi vào khoảng 600-700 USD/tháng. Sinh viên năm 3 thường nhận 1.100-1.200 USD/tháng cho 3 đến 4 ngày làm việc trong tuần.
Không những thế, bằng cấp trường nghề được công nhận trên toàn quốc gia. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể trực tiếp đi làm toàn thời gian hoặc tiếp tục học lên.
Và khác với nhiều nước, Thụy Sĩ tạo điều kiện để người học có thể chuyển tiếp giữa học nghề và nghiên cứu học thuật cũng như chuyển từ trường nghề sang trường đại học.
Nhờ đó, người lao động làm việc trong các nhà máy, ngân hàng hoàn toàn có cơ hội thăng tiến bằng cách tiếp tục học lên đại học để nhận bằng cấp cao hơn.
Bách Linh - Zing News.
Bài viết khác
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2025 kèm đáp án
Ngày đăng: 05/05/2025 - Lượt xem: 10
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2025 kèm đáp án
Xem thêm [+]Trẻ 'không nói chuyện được với cha mẹ', phải làm sao?
Ngày đăng: 05/05/2025 - Lượt xem: 15
Trẻ 'không nói chuyện được với cha mẹ', phải làm sao?
Xem thêm [+]Tuyển sinh 2025: Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường rà soát tổ hợp xét tuyển lạ
Ngày đăng: 03/05/2025 - Lượt xem: 17
Tuyển sinh 2025: Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường rà soát tổ hợp xét tuyển lạ
Xem thêm [+]Trường nghề nâng cao giá trị thực hành nghề nghiệp cho người học
Ngày đăng: 02/05/2025 - Lượt xem: 23
Trường nghề nâng cao giá trị thực hành nghề nghiệp cho người học
Xem thêm [+]AI thay đổi cuộc chơi, sinh viên như "ngồi trên lửa"
Ngày đăng: 02/05/2025 - Lượt xem: 23
AI thay đổi cuộc chơi, sinh viên như "ngồi trên lửa"
Xem thêm [+]Một người trẻ hỏi DeepSeek: "Sao tôi luôn thấy mình vô dụng dù làm việc không ngừng?" - AI vẽ ra biểu đồ lạnh lùng khiến cô ôm mặt khóc
Ngày đăng: 26/04/2025 - Lượt xem: 80
Một người trẻ hỏi DeepSeek: "Sao tôi luôn thấy mình vô dụng dù làm việc không ngừng?" - AI vẽ ra biểu đồ lạnh lùng khiến cô ôm mặt khóc
Xem thêm [+]5 điều nhân viên mới không nên nói nơi công sở: Điều đầu tiên rất ‘‘tối kỵ’’, người EQ cao tuyệt đối tránh xa
Ngày đăng: 26/04/2025 - Lượt xem: 85
5 điều nhân viên mới không nên nói nơi công sở: Điều đầu tiên rất ‘‘tối kỵ’’, người EQ cao tuyệt đối tránh xa
Xem thêm [+]Xu hướng giảm xét tuyển học bạ
Ngày đăng: 23/04/2025 - Lượt xem: 202
Xu hướng giảm xét tuyển học bạ
Xem thêm [+]Lương sinh viên ngân hàng mới ra trường phổ biến 7-12 triệu đồng
Ngày đăng: 23/04/2025 - Lượt xem: 175
Lương sinh viên ngân hàng mới ra trường phổ biến 7-12 triệu đồng
Xem thêm [+]Thêm trường bỏ xét tuyển đại học bằng điểm thi đánh giá năng lực, tư duy
Ngày đăng: 21/04/2025 - Lượt xem: 143
Mùa tuyển sinh đại học năm nay, Trường đại học Hà Nội chính thức bỏ phương thức xét tuyển kết hợp bài thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do các đại học tổ chức.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công