Sinh viên khởi nghiệp từ ứng dụng hỗ trợ làm bài tập
Một ngày sau khi ngành giải thưởng cao nhất 100 triệu đồng của chương trình "Tri thức trẻ vì giáo dục" 2019, Đăng An đáp chuyến bay sớm nhất trở về TP HCM để chia vui với người thân và thành viên dự án SHub Classroom.
"Là người đầu tiên được xướng tên trong top 5 công trình xuất sắc, mình như vỡ òa, chân tay run lên. Giải thưởng như một dấu mốc, ghi nhận công sức, đam mê của mình và các thành viên trong nhóm bỏ ra trong hơn hai năm qua", Đăng An, người sáng lập dự án SHub Classrom, nhớ lại khoảnh khắc nhận giải thưởng.
Nhóm startup của Đăng An gồm 10 người từ 19 đến 23 tuổi, quen nhau vì học chung Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP HCM. Trước khi thực hiện SHub Classroom, nhóm đã đồng hành trong hơn hai năm với ba dự án startup khác nhưng đều thất bại, thua lỗ khoảng 50 triệu đồng.
Đăng An đặt mục tiêu phải tìm ra sản phẩm và hướng đi mới cho nhóm. Ý tưởng thực hiện SHub Classroom đến từ trải nghiệm thời học phổ thông chịu áp lực quá lớn. Đăng An cho rằng học sinh phải học nhiều kiến thức, hôm nay chưa nắm rõ bài mà sáng mai đã phải học bài mới.
"Mình nảy ra ý tưởng giúp học sinh có thể tìm được người hỗ trợ, giải đáp và bổ sung kiến thức còn thiếu một cách liên tục, kịp thời thay vì phải đợi đến buổi học hôm sau mới có thể hỏi giáo viên, bạn bè", An nói.
Nguyễn Đăng An đại diện nhóm nhận giải thưởng 100 triệu của chương trình "Tri thức trẻ vì giáo dục" 2019. Ảnh: Thanh Hằng
Cuối tháng 2, An chia sẻ ý tưởng này với các thành viên và được đón nhận rất tích cực. Mượn được một phòng tại Khu Công nghệ của Đại học Quốc gia TP HCM, cả nhóm đến đó tập trung nghiên cứu và phát triển dự án.
SHub Classroom hoạt động theo mô hình kết nối như các ứng dụng xe ôm công nghệ hiện nay, khi có vấn đề hoặc bài tập nào khó, các em đăng câu hỏi hoặc chụp hình lại, hệ thống sẽ tự động tìm người hỗ trợ phù hợp. Trước đó, người dùng cần đăng ký thông tin về điểm mạnh, điểm yếu của mình ở môn học nào để hệ thống có căn cứ kết nối. Điểm khác biệt của SHub Classroom là một người có thể vừa đăng câu hỏi, vừa giúp đỡ người khác giải bài tập nếu làm được.
Đối tượng ứng dụng tập trung hướng đến là học sinh THCS và THPT vì các em ở độ tuổi này có thể sử dụng điện thoại thông minh một cách thành thạo.
Sau thời gian phát triển và thử nghiệm, SHub Classroom đã có mặt trên cửa hàng ứng dụng và người dùng được tải miễn phí. Số lượng người dùng sau bốn tháng ra mắt của SHub Classroom khoảng 100.000, tăng nhanh đến mức chính Đăng An và các thành viên không ngờ tới.
Lúc đầu, Đăng An lên kế hoạch mỗi tháng nhóm phải trả 10 triệu đồng tiền thuê máy chủ và các nền tảng công nghệ thông tin cho ứng dụng vận hành. Tuy nhiên, hai tháng trở lại đây, con số này đã lên tới 30 triệu vì số lượng người dùng tăng quá nhanh. Các thành viên trong nhóm phải kêu gọi hỗ trợ, đầu tư đồng thời sử dụng tiền kiếm được từ các công việc khác để bù vào số tiền vượt dự tính.
Trong hơn bảy tháng thực hiện dự án, khó khăn lớn nhất của Đăng An và cộng sự là thiếu kinh phí duy trì. "Có nhiều ngày anh em hết tiền phải ở văn phòng ăn mì gói, làm đến 9-10h tối, có khi ngủ lại rồi sáng mai lại làm tiếp", An nhớ lại.
Ngoài ra, thách thức rất lớn cho các thành viên là tìm cách để SHub Classroom cạnh tranh được với các đối thủ trong và ngoài nước khi không có tiềm lực như họ. Câu hỏi làm thế nào để bật lên, sống được khi thiếu kinh phí, không có đại diện và người cố vấn khiến Đăng An và nhóm đau đầu tìm lời giải.
Có thời điểm dự án SHub Classroom tưởng chừng phải dừng lại vì "đường đi mờ mịt, tiền lại không có", Đăng An stress đến mức gần như rơi vào trầm cảm. "Mình không có gì lúc đó, ngoài ý chí và đam mê. Nếu muốn thoát khỏi tình trạng này và tiếp tục theo đuổi những gì mình thích, đam mê phải lớn hơn những khó khăn trước mắt", An tự động viên mình và các thành viên.
Các thành viên của dự án SHub Classroom. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Để có tiền duy trì dự án, nhóm thay nhau đi xin tài trợ từ một số nhà đầu tư nhỏ, cựu sinh viên và nhận được sự hỗ trợ từ gia đình. Khi đã có thêm vốn, các thành viên SHub Classroom tiếp tục phải giải quyết việc tìm chỗ đứng cho sản phẩm trên thị trường. Nhờ có bố mẹ đều là giáo viên tiểu học, Đăng An được tiếp xúc nhiều với thầy cô, hiểu được khó khăn và áp lực học tập của cả người dạy và người học, từ đó đặt mục tiêu tạo ra một ứng dụng thiết thực, dễ sử dụng.
"Mỗi ngày, bọn mình đều gọi điện cho 20 người dùng là giáo viên, học sinh để lấy ý kiến, làm căn cứ chỉnh sửa những chi tiết nhỏ nhất của sản phẩm như màu sắc, phông chữ sao cho thân thiện và dễ sử dụng nhất", Đăng An nói.
Nguyễn Thùy Linh, đại diện nhóm tác giả dự án "Bộ ấn phẩm góp phần xóa bỏ định kiến giới của học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn", cũng tham gia chương trình "Tri thức trẻ vì giáo dục" 2019. Tuy là đối thủ tại vòng chung kết, Thùy Linh đánh giá SHub Classroom xứng đáng giành giải thưởng cao nhất.
"Dự án của nhóm Đăng An có tính ứng dụng rất cao. Chính những thầy cô và học sinh trường THPT mình từng học đã sử dụng ứng dụng này một thời gian và cảm thấy rất thích", Linh chia sẻ.
Hiện tại, SHub Classroom nhận được nhiều phản hồi tích cực từ cộng đồng giáo viên và học sinh trên cả nước, xếp hạng 22 ứng dụng tốt nhất trên App Store, top 4 ứng dụng giáo dục thịnh hành trên Google Play, 90.000 học sinh và 5.000 giáo viên đăng ký với hơn 150.000 lượt nộp bài và đặt câu hỏi.
Với 100 triệu giải thưởng từ chương trình "Tri thức trẻ vì giáo dục", nhóm sẽ dùng để tái đầu tư sản xuất, chi trả tiền thuê máy chủ và các nền tảng công nghệ cho ứng dụng trong hai tháng tới. Đăng An cho biết cả nhóm sẽ đẩy nhanh tiến độ, hoàn thiện dự án để có thể mang SHub Classroom đi kêu gọi vốn từ một số nhà đầu tư lớn.
Thanh Hằng - VNExpress.
Bài viết khác
Một người trẻ hỏi DeepSeek: "Sao tôi luôn thấy mình vô dụng dù làm việc không ngừng?" - AI vẽ ra biểu đồ lạnh lùng khiến cô ôm mặt khóc
Ngày đăng: 26/04/2025 - Lượt xem: 30
Một người trẻ hỏi DeepSeek: "Sao tôi luôn thấy mình vô dụng dù làm việc không ngừng?" - AI vẽ ra biểu đồ lạnh lùng khiến cô ôm mặt khóc
Xem thêm [+]5 điều nhân viên mới không nên nói nơi công sở: Điều đầu tiên rất ‘‘tối kỵ’’, người EQ cao tuyệt đối tránh xa
Ngày đăng: 26/04/2025 - Lượt xem: 24
5 điều nhân viên mới không nên nói nơi công sở: Điều đầu tiên rất ‘‘tối kỵ’’, người EQ cao tuyệt đối tránh xa
Xem thêm [+]Xu hướng giảm xét tuyển học bạ
Ngày đăng: 23/04/2025 - Lượt xem: 173
Xu hướng giảm xét tuyển học bạ
Xem thêm [+]Lương sinh viên ngân hàng mới ra trường phổ biến 7-12 triệu đồng
Ngày đăng: 23/04/2025 - Lượt xem: 119
Lương sinh viên ngân hàng mới ra trường phổ biến 7-12 triệu đồng
Xem thêm [+]Thêm trường bỏ xét tuyển đại học bằng điểm thi đánh giá năng lực, tư duy
Ngày đăng: 21/04/2025 - Lượt xem: 118
Mùa tuyển sinh đại học năm nay, Trường đại học Hà Nội chính thức bỏ phương thức xét tuyển kết hợp bài thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do các đại học tổ chức.
Xem thêm [+]Nhân sự IT lương đến 70 triệu đồng/tháng, vung tiền mà tuyển mãi không đủ
Ngày đăng: 11/04/2025 - Lượt xem: 292
Nhân sự IT lương đến 70 triệu đồng/tháng, vung tiền mà tuyển mãi không đủ
Xem thêm [+]Cơ hội việc làm: Nhiều ngành nghề có triển vọng, lương cao trong năm 2025
Ngày đăng: 11/04/2025 - Lượt xem: 284
Cơ hội việc làm: Nhiều ngành nghề có triển vọng, lương cao trong năm 2025
Xem thêm [+]Dân văn phòng hỏi DeepSeek: "Làm sao để tăng lương nhanh nhất?" - Câu trả lời của AI khiến nhân viên giật mình còn sếp nào cũng ái ngại
Ngày đăng: 07/04/2025 - Lượt xem: 421
Dân văn phòng hỏi DeepSeek: "Làm sao để tăng lương nhanh nhất?" - Câu trả lời của AI khiến nhân viên giật mình còn sếp nào cũng ái ngại
Xem thêm [+]Ngành học cực hiếm, Việt Nam chỉ có 3 ĐH đào tạo: Trước bị phụ huynh chê, nay “khát” 30.000 nhân lực, lương tháng gần 60 triệu đồng
Ngày đăng: 05/04/2025 - Lượt xem: 437
Ngành học cực hiếm, Việt Nam chỉ có 3 ĐH đào tạo: Trước bị phụ huynh chê, nay “khát” 30.000 nhân lực, lương tháng gần 60 triệu đồng
Xem thêm [+]MỘT NGÀNH NGHỀ có nguy cơ bị AI đào thải: Ứng viên phải vững 2 KỸ NĂNG mới 'sống ngon, sống khoẻ', được nhiều doanh nghiệp săn đón
Ngày đăng: 05/04/2025 - Lượt xem: 307
MỘT NGÀNH NGHỀ có nguy cơ bị AI đào thải: Ứng viên phải vững 2 KỸ NĂNG mới 'sống ngon, sống khoẻ', được nhiều doanh nghiệp săn đón
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công