Thế nào là hướng nghiệp, tự hướng nghiệp & tư vấn hướng nghiệp?
Hỏi: Trong nhà trường, trên báo chí, em thường nghe nói đến hướng nghiệp. Vậy tự hướng nghiệp là thế nào? Chẳng lẽ việc hướng nghiệp không thể trông cậy vào thầy cô, cha mẹ hoặc xã hội, mà tự em phải vạch hướng tìm ngành học, và sau đó tự tìm việc làm cho mình?
Trả lời: Nhà trường, gia đình và xã hội luôn coi việc hỗ trợ cho lớp trẻ hướng nghiệp là một nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp giáo dục. Tuy nhiên, trách nhiệm lớn lao đó (và mọi cơ hội tạo ra từ phía khách quan) không thể thay thế cho nội lực chủ quan của người muốn hướng nghiệp.
Có khi nào bạn tự hỏi: “Ta phải chuẩn bị những gì trong quá trình học tập và rèn luyện, để hướng nghiệp cho mai sau? ”. Nếu lời đáp của bạn: “Có”, tức là, bước đầu bạn đã ý thức được việc tự hướng nghiệp. Tự hướng nghiệp là tự mình định hướng nghề nghiệp, tự mình xác định đúng ngành nghề thích hợp với bản thân và phù hợp với xã hội. Từ đó, bạn tự chọn hướng trau giồi tính cách và năng lực sao cho hiệu quả, để khi được trúng tuyển, cả khi học nghề và lập nghiệp sau này được vững chắc. Lúc đó, bạn không phải ân hận vì đã đi nhầm đường, còn vững tin ở tương lai.
Bài toán tự hướng nghiệp cũng như mọi bài toán đường đời khác: Sai một ly, đi cả dặm, nhỡ cả tiền đồ và sự nghiệp! Nhiều khi phải “làm lại từ đầu”, gây biết bao lãng phí cho chính mình, gia đình, nhà trường và xã hội. Bởi vậy, tránh chọn nhầm hướng và đi lầm đường.
Do quan hệ hữu cơ giữa hướng nghiệp và tự hướng nghiệp, nên từ HƯỚNG NGHIỆP dùng ở đây tùy theo văn cảnh mà được hiểu:
– Hoặc là sự hỗ trợ bên ngoài (mang tính chất tư vấn, không áp đặt, chỉ gợi suy nghĩ để tìm tòi).
– Hoặc là sự lựa chọn đi kèm với nỗ lực của bản thân để tự hướng nghiệp theo quyết định riêng.
Tư vấn hướng nghiệp là tư vấn về sự hỗ trợ khách quan và cả cách nỗ lực chủ quan trong quá trình hướng nghiệp. Nó có lợi cho người đang cần tư vấn hướng nghiệp và cũng lợi cho cả người cần dẫn dắt người khác hướng nghiệp (như phụ huynh, thầy cô, bạn bè…)
Chưa lớn mà đã hướng nghiệp, có bị “ép non”?
Hỏi: Tuổi học trò thường “ăn chưa no, lo chưa tới, với chưa được”. Vậy tại sao “chưa đủ chín chắn” cả tuổi đời lẫn học vấn, lại phải cứ lo hướng nghiệp? “Làm gấp” như vậy, có phải vô tình bị áp đặt hoặc ép non hay không, nhiều học trò bị “già” trước tuổi? (Băn khoăn của một số phụ huynh)
Trả lời: Hướng nghiệp giống như tập đi (đi chập chững vào đời, vào nghề). Một em bé đi mẫu giáo, chơi trò chơi bác sĩ (cầm ống nghe thăm bệnh) hay tập lái xe chạy trong vườn, chơi trò chơi “cảnh sát giao thông”… Nom chúng thật hồn nhiên và thơ ngây trước những cảnh tượng ấy, đâu có “già” trước tuổi? Nhưng đó là cách thăm dò về cá tính và khêu gợi về sở thích thông qua việc “chơi mà học, làm mà học, vui mà học”.
Những hình thức hướng nghiệp sơ khởi như thế không có lợi cho tương lai hay sao? Vượt xa tuổi mẫu giáo, tuổi 15 trở lên là tuổi chuẩn bị vào đời. Ở tuổi đó, nên được hướng nghiệp hợp lý và bản thân cũng cần đi dần vào ý thức hướng nghiệp đúng đắn, chủ động. Với yêu cầu “vẫn trẻ trung nhưng chín chắn dần” trước khi vào đời, học sinh nên vừa tiếp tục nâng cao trình độ học vấn, vừa tự điều chỉnh mình theo một định hướng nghề nghiệp phù hợp. Đó là cách nghĩ chín chắn và làm chín chắn, cũng là cách chủ động đầu tư có lợi cho tương lai. Một tương lai như thế sẽ được ổn định, vững vàng, mang ý nghĩa lập thân, có nghề nghiệp chắc chắn.
Tuổi mới lớn là tuổi mong làm người lớn. và như vậy, việc tự lập, tự cường với ý thức lập nghiệp là điều cần nghĩ tới, để thoát dần sự lệ thuộc vào kinh tế gia đình. Ở các nước phát triển quanh ta như Sinhgapore, Hàn Quốc, dù gia đình khá giả tới đâu, họ cũng tập cho con biết lập thân bằng cách lập nghiệp. Có lẽ nhờ vậy mà họ… là nước phát triển.
Nên nghe ai, khi hướng nghiệp?
Hỏi: Ở trường, em được thầy cô hướng nghiệp cho em một đường. Ở nhà, cha mẹ lại hướng cho em một nẻo. Bạn bè thì khuyên em phải chọn những nghề thật “oai”. Đến trung tâm tư vấn hướng nghiệp, em được gợi ý một cách khác. Vậy em biết nghe ai?
Trả lời: Ai, bạn cũng cần nghe. Lắng nghe thấu hiểu mà tham khảo, để sàng lọc mà lựa chọn. Lựa những điều hay lẽ phải để suy ngẫm thêm, chứng nghiệm thêm. Cũng nên nghe cả những lời bàn ra hoặc nói ngược. Cuối cùng, qua một quá trình cân nhắc (càng lâu càng chín), bạn mới có thể tự quyết. Chuẩn mực cho quyết định của chính bạn là sự hợp lẽ, tránh cảm tính, tránh bồng bột, tránh a dua. Đó cũng là tinh thần căn bản của hướng nghiệp.
Có lần, sau khi làm xong kết quả trắc nghiệm hướng nghiệp cho một bạn trẻ đã là cử nhân và đã ra làm việc được một năm, tôi ghi vào lời tư vấn trên giấy: “Kết quả trắc nghiệm cho thấy, nếu trước đây bạn chọn thi vào ngành khoa học xã hội thì phù hợp với bạn hơn ngành khoa học tự nhiên. Dù bạn đã tốt nghiệp toán – tin học trong ngành khoa học tự nhiên, nhưng tiềm lực không đủ mạnh để vươn lên cao hơn. Như thế có nghĩa sẽ khó khăn cho bạn khi dấn sâu vào những ngành nghề đòi hỏi mạnh về logic Toán và logic Tin học. Đây là một gợi ý để bạn suy nghĩ và cân nhắc. Nếu có điều kiện để làm lại từ đầu, tuy bất lợi trước mắt nhưng lâu dài thì rất có lợi cho bạn…”.
Hai năm sau, tôi nhận được hồi âm của bạn đó: “Em đã suy nghĩ lại, cân nhắc kỹ trước những lời trao đổi khác nhau từ ngày ấy. Cuối cùng, em đăng ký dự thi vào Đại học Văn hóa, và nay em thấy rất phù hợp với sở trường của mình. Em thực sự mê say lĩnh vực văn hóa và hy vọng sẽ thành công hơn”.
Thực ra, không nên xem vấn đề hướng nghiệp là “ai hướng nghiệp cho ai?”, mà nên nghĩ là “ai giúp ai tự hướng nghiệp?”. Nếu nhà trường / nhà nước, gia đình / xã hội làm được chức năng giúp bạn trẻ biết tự hướng nghiệp, đó là một thành quả vô cùng lớn. Không chỉ lớn về lợi ích kinh tế – xã hội, còn lớn về sự trưởng thành cá nhân. Đặc biệt, nó có giá trị cao ở chỗ tôn trọng tính tự giác, tính tự quyết và tự lập của mỗi thành viên trên những nền tảng nhận thức khoa học và hành động hợp lý.
Điều đó giúp bạn tránh đi đường vòng hoặc lạc lối khi tự hướng nghiệp.
Bài viết khác
7 Kỹ năng khởi nghiệp bạn không được học ở trường
Ngày đăng: 11/01/2021 - Lượt xem: 176
Việc học ở trường luôn rất quan trọng và cần thiết nhưng có một số kỹ năng chúng ta sẽ không bao giờ được học ở trường. Điều này sẽ càng đúng nếu bạn chuẩn bị bước chân vào thương trường, nơi thành công được quyết định bởi số lần thất bại và vấp ngã. Suy cho cùng, cách hữu hiệu nhất để học kỹ năng khởi nghiệp là thông qua kinh...
Xem thêm [+]Virus Corona đã ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thế nào?
Ngày đăng: 17/04/2020 - Lượt xem: 562
Virus Corona xuất phát từ Trung Quốc và hiện tại đã lan ra 210 quốc gia trên thế giới. Nó có ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực trong đời sống, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng không ngoại lệ, nếu như không muốn nói ảnh hưởng nặng nề nhất.
Xem thêm [+]Kinh doanh thực phẩm tươi sống online: Ngành nghề lên ngôi thời dịch Covid-19
Ngày đăng: 17/04/2020 - Lượt xem: 271
Trong thời điểm nhiều ngành nghề bị "đóng băng" do dịch Covid-19, dịch vụ kinh doanh thực phẩm tươi sống online lại rất được ưa chuộng. Vậy đâu là nguyên nhân khiến người dân có xu hướng lựa chọn mua sắm thực phẩm tươi sống thông qua hình thức online như vậy? Trong tương lai, loại hình kinh doanh thực phẩm tươi sống online sẽ có cơ hội phát triển...
Xem thêm [+]Gần 100 nhà khoa học quy tụ tại Hội nghị nghiên cứu khoa học uy tín nhất Châu Á – Thái Bình Dương
Ngày đăng: 13/10/2019 - Lượt xem: 144
Ngày 11 - 13/10/2019, tại Hà Nội, trường ĐH FPT đã đăng cai Hội nghị quốc tế về ngôn ngữ học máy tính – PACLING 2019. Đây là lần đầu tiên hội nghị có quy mô và uy tín lớn nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương về lĩnh vực này được tổ chức tại Việt Nam.
Xem thêm [+]Lễ ra mắt hệ thống thông tin hướng nghiệp career.gpo.vn
Ngày đăng: 27/09/2019 - Lượt xem: 292
Trước thực trạng rừng thông tin trên internet hiện nay, rất khó để các em học sinh, sinh viên (lứa tuổi chập chững trước ngưỡng cửa cuộc đời) có thể chắt lọc thông tin hữu ích, chuẩn xác và phù hợp với mình. Hay chính các bậc phụ huynh cũng có thể quá bận rộn với công việc và cuộc sống, không đủ thời gian để tìm hiểu tư vấn cho các em...
Xem thêm [+]Xu hướng chọn nghề của học sinh lớp 9
Ngày đăng: 28/07/2019 - Lượt xem: 179
Tốt nghiệp THCS chính là thời điểm quan trọng để các em lựa chọn hướng đi trong tương lai của mình. Chọn trường, chọn nguyện vọng thi tuyển sinh lớp 10 công lập, chọn học giáo dục thường xuyên hay đi học Trung cấp nghề, chắc chắn các em học sinh lớp 9 đang rất phân vân. Chính vì thế, chương trình “Hướng nghiệp chọn nghề cùng học sinh lớp 9”...
Xem thêm [+]Tốt nghiệp THCS thẳng tiếp lên Trung cấp nghề như thế nào?
Ngày đăng: 28/07/2019 - Lượt xem: 75
Em học xong THCS rồi nhưng em không muốn học lên THPT mà muốn học Trung cấp nghề để tiết kiệm tiền với mau chóng được đi làm giúp đỡ cho ba mẹ thì phải làm sao ạ?
Xem thêm [+]Hướng nghiệp từ lớp 9 sớm hay muộn?
Ngày đăng: 28/07/2019 - Lượt xem: 85
Có nhiều thầy cô lớp 9-10-11 hay đặt các vấn đề với học sinh như nên chọn ngành nghề nào, trường nào, hệ gì… cho phù hợp.
Xem thêm [+]Học sinh lớp 9 học nghề tiết kiệm tối đa thời gian học tập
Ngày đăng: 28/07/2019 - Lượt xem: 85
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
TIN MỚI
- Những câu hỏi giúp bạn hiểu văn hóa công ty ứng tuyển
- Không bằng cấp bạn cần làm gì?
- Bí quyết giúp bạn sống sót qua giai đoạn thử việc
- Sư phạm Công nghệ - Ngành học đầy hứa hẹn của nền giáo dục Việt Nam hiện đại( hướng nghiệp)
- Thực tập và những sai lầm thường gặp
- Suốt 20 năm tuyển dụng nhân tài, đây là câu trả lời ấn tượng nhất mà tôi nhớ như in khi hỏi ứng viên rằng "Hãy giới thiệu về bản thân bạn"
- Hãy yêu công việc của bạn
- 5 kỹ năng làm việc cần phải có trong thời 4.0