Thủ khoa tốt nghiệp Học viện Tòa án giải quyết áp lực học bằng cách… đi ngủ
Ước mơ được "cầm cân nảy mực" đã thôi thúc nữ sinh 9x không ngừng nỗ lực trau dồi tri thức. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này nhé!
Năm 2017, Trần Thị Thùy (sinh năm 1999, quê Vĩnh Phúc) chinh phục mục tiêu thi đỗ Học viện Tòa án với vị trí Á khoa khối C00 (Ngữ văn: 8.75; Lịch sử: 9.5; Địa lý: 10). Giờ đây, sau khi hoàn thành 4 năm đại học, Thùy hãnh diện trở thành thủ khoa đầu ra, với điểm GPA 3.51/4.0.
Trần Thị Thùy xuất sắc trở thành thủ khoa đầu ra Học viện Tòa án năm 2021- Hướng nghiệp GPO
Mơ ước là người "cầm cân nảy mực"
Nhắc đến "nguồn cảm hứng" mãnh liệt để cô quyết tâm theo đuổi ngành Luật, Thùy cho biết: "Hồi còn học THPT em rất thích xem chương trình Tòa tuyên án, ngưỡng mộ hình ảnh người thẩm phán uy nghiêm, cầm cân nảy mực, bảo vệ công lý. Từ đó khơi dậy trong em đam mê nghiên cứu các vấn đề pháp lý phát sinh trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy, khi tham dự kỳ thi THPT quốc gia em đã đăng ký 4 nguyện vọng vào các khoa Luật của các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội và may mắn bén duyên với Học viện Tòa án".
Cho đến nay, điều khiến Thùy hãnh diện nhất là đã tốt nghiệp Học viện Tòa án với vị trí thủ khoa. Đó là niềm vinh dự và cũng là động lực thôi thúc cô phải cố gắng hơn nữa.
Sau 4 năm "mài bút" nơi giảng đường Học viện Tòa án bài học sâu sắc nhất là nữ sinh nhận được chính là "từng nỗ lực nhỏ nhất của chúng ta mỗi ngày đều sẽ vun đắp những thành tựu. Mỗi ngày mới thức dậy, chỉ cần làm tốt hơn ngày hôm qua một chút, không ngừng tiến về phía trước thì dù có thể hơi muộn nhưng những kết quả ngọt ngào nhất định sẽ tới.
Việc theo đuổi lĩnh vực này khiến em trưởng thành hơn rất nhiều, không còn là cô bé Chuyên văn trường THPT chuyên Vĩnh Phúc mộng mơ nữa mà có đôi chút thận trọng hơn, chắc chắn hơn trên mỗi bước đi"
Trước khi bắt đầu mỗi kỳ học, Thùy đều lập kế hoạch cho mình. Cụ thể, nửa đầu kỳ cô sẽ dành nhiều thời gian hơn để tham gia các hoạt động tập thể, nửa sau kỳ học cô tạm gác lại các hoạt động để tập trung ôn luyện kiến thức, chuẩn bị cho các bài thi kết thúc học phần.
Suốt 4 năm học Thùy đều đạt danh hiệu sinh viên giỏi, giành học bổng loại giỏi của Học viện Tòa án. Ngoài ra, Thùy đã đạt Giải Nhì cuộc thi "Sinh viên Nghiên cứu Khoa học" cấp Học viện, Top 5 thí sinh xuất sắc nhất cuộc thi hùng biện SOCRATES 2019...
"Đối với các bạn tân sinh viên, em khuyên các bạn khi bước vào cánh cổng trường đại học hãy thật tự tin, nhiệt huyết tham gia các hoạt động Đoàn, các hoạt động nghiên cứu và học tập. Các em hãy trân trọng từng phút giây và sống hết mình với năm tháng sinh viên", nữ thủ khoa nói thêm.
Áp lực là điều tất yếu
Ở góc độ cá nhân, Thùy cho rằng, học đại học là một giai đoạn cần thiết trong quá trình trưởng thành của mỗi người. Học đại học về cơ bản cũng tương đối giống học nghề, tất cả các môn chuyên ngành ở đại học đều ít nhiều phục vụ công việc sau này đối với các bạn làm đúng ngành. Tuy nhiên, học đại học có điểm thú vị, đó là bạn trẻ có thời gian hơn để khám phá bản thân, tham gia các hoạt động tập thể, phát triển thêm các kỹ năng mềm mà vẫn có thể trải nghiệm thực tế thông qua các chương trình thực tập cho sinh viên.
Bản thân cô cũng nhìn nhận các tố chất cần thiết để theo đuổi ngành Luật. Đó là, một cái đầu lạnh - kiến thức chuyên môn vững vàng, lý trí thượng tôn pháp luật; một trái tim nóng - quan tâm, thấu hiểu và yêu thương mọi người; một bàn tay sạch - lòng chính trực, ngay thẳng. Với Thùy, trong số các tố chất trên thì yêu cầu về trình độ chuyên môn vững vàng, tinh thần thượng tôn pháp luật.
Nữ sinh 9x lý giải: "Vì nghề luật vô cùng phức tạp, các vấn đề pháp lý xảy ra xung quanh từng ngày từng giờ mà chúng ta phải giải quyết, nên người làm nghề luật phải có kiến thức sâu sắc về lĩnh vực này và lý trí thượng tôn pháp luật, luôn có tinh thần giải quyết các vấn đề bằng con đường hợp pháp thì mới có thể đứng vững vàng".
Cũng như nhiều sinh viên khác, Thùy xem áp lực như một phần tất yếu phải vượt qua để hoàn thiện bản thân. Thế nhưng, cách vượt qua căng thẳng học hành của cô có phần khác biệt. Thùy vui vẻ nói: "Khi gặp phải áp lực trong học tập em chọn cách đi ngủ. Vì theo em khi trạng thái tinh thần của chúng ta quá căng thẳng, stress thì có cố gắng ngồi lì ở bàn làm việc chỉ khiến cho bản thân thêm mệt mỏi, khả năng tư duy sẽ không thể hoạt động tốt. Do đó, theo em, việc ngủ một giấc ngắn cũng sẽ khiến chúng ta phục hồi năng lượng một cách đáng kể và bắt tay vào giải quyết vấn đề đang gặp phải".
Trong gia đình, người ảnh hưởng đến tính cách của Thùy chính là mẹ. Trong lời tâm sự của nữ sinh, mẹ là một người phụ nữ siêng năng, học rất giỏi nhưng vì điều kiện gia đình nên không được học lên cao. "Đó là sự nuối tiếc nhất của mẹ, nên sau khi sinh em ra, mẹ luôn động viên em cố gắng theo đuổi con đường học vấn.
Bố mẹ em chỉ dừng lại ở việc động viên con cái học tập tốt, còn lại mọi quyết định chọn ngành, chọn trường đều do em nghiên cứu và tự quyết định. Bố mẹ em hoàn toàn tôn trọng quyết định của em".
Trong quan niệm của cô gái Vĩnh Phúc, tình bạn đẹp không cần quá lâu về mặt thời gian mà là sự đồng điệu giữa hai tâm hồn. Với cô, một người bạn đáng quý là người biết lắng nghe, chia sẻ, đáng tin tưởng và với họ Thùy cũng là một người như thế. Trong tình bạn, Thùy đề cao tinh thần giúp đỡ nhau, bởi người xưa có câu "giàu vì bạn"; đó là cả sự giàu có về tình cảm và vật chất.
Nữ sinh 9x chia sẻ quan niệm sống: "Ngày hôm nay chúng ta chỉ cần không dậm chân tại chỗ thì nghĩa là chúng ta đang không ngừng tiến về phía trước. Mọi nỗ lực của chúng ta dù nhỏ đều sẽ vun đắp lên những điều tốt đẹp"- Hướng nghiệp GPO
Hình tượng Thùy hướng đến là cô gái tri thức, có tác phong làm việc chuyên nghiệp, ứng xử khéo léo để mọi người xung quanh cộng tác với cô đều thấy vui vẻ, thoải mái.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!
Bích Loan
Theo dantri.com
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Nữ sinh Đại học Mở Hà Nội: Con đường khó khăn rèn cho mình ý chí bền bỉ
Ở nhà mùa dịch: Sự thay đổi của nữ sinh xinh đẹp ĐH Quốc gia Hà Nội
7 tựa sách hay giúp giải trí thời dịch
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 25
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 52
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 59
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 84
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 159
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 109
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 217
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 278
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 201
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 251
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công