Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh phân tích "liên thông đào tạo" méo mó vì đâu
Do thiết kế chính sách thiếu đồng bộ, sự buông lỏng quản lý chất lượng của cơ quan quản lý và cơ sở đào tạo đã làm méo mó chính sách đào tạo liên thông. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu và cập nhập thông tin này nhé!
Trong lịch sử giáo dục nước nhà, đào tạo liên thông có từ thời đào tạo các hệ chuyên tu cho những người từ công nhân kỹ thuật, trung học hoặc từ các trường bổ túc công- nông...để đáp ứng nhu cầu cán bộ bấy giờ.
Xét về bản chất hệ thống giáo dục, liên thông là câu chuyện tự nhiên học hết lớp một thì lên lớp hai, hết giáo dục tiểu học thì lên giáo dục trung học cơ sở và không phải học lại những gì mà người học đã học ở tiểu học; tốt nghiệp đại học và trải qua kinh nghiệm làm việc có thể học chương trình sau đại học mà không cần phải học lại chương trình giáo dục đại học.
Tuy nhiên, với sự can thiệp của nhà nước cùng với việc thiết kế cơ cấu hệ thống giáo dục, đòi hỏi việc chuyển từ cấp học này sang cấp học khác, từ giáo dục phổ thông sang giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học, từ hình thức giáo dục này sang hình thức giáo dục khác đòi hỏi phải có cơ chế người ta gọi là liên thông sao cho không yêu cầu người học phải học lại những gì đã trải qua trong học tập và trong cuộc sống nghề nghiệp.
Nhìn lại gần 20 năm khi bắt đầu thực hiện thí điểm từ cuối năm 2002 đào tạo liên thông trên diện rộng, có thể thấy chính sách này đã giúp cho khá nhiều người nâng cao trình độ đáp ứng đòi hỏi trình độ, kiến thức và kỹ năng lao động, giúp giải quyết các bài toán xã hội về thất nghiệp và việc làm.
Tuy nhiên, do việc thiết kế chính sách thiếu đồng bộ, sự buông lỏng quản lý chất lượng của cơ quan quản lý và của chính các cơ sở đào tạo đã làm méo mó chính sách đào tạo liên thông, khiến cho người sử dụng lao động không mặn mà với nhân lực được đào tạo liên thông và ảnh hưởng đến lòng tin vào một chính sách tốt.
Nguyên nhân do đâu?
Nguyên nhân đầu tiên có thể thấy là hệ thống thiếu các tiêu chuẩn đầu ra ở mỗi trình độ trong một ngành, nghề nào đó đi kèm là các điều kiện đảm bảo chất lượng cho các chuẩn đầu ra đạt được trên thực tế.
Vì không xác định một cách tương đối rõ ràng về mục tiêu đào tạo (độ rộng, sâu của kiến thức, kỹ năng) ở mỗi trình độ, nên việc công nhận miễn trừ chỉ chú ý nhiều đến nội dung và thời gian đào tạo, bỏ qua việc đối chiếu các mục tiêu học tập (hoặc chuẩn đầu ra), thực tế tổ chức thực hiện chương trình đào tạo ở mỗi cơ sở, đo lường đánh giá cũng như các điều kiện thực hành thực tập khác. Thành ra có trường Cao đẳng Y tế ở Đồng bằng sông Cửu Long nói rằng bây giờ dạy liên thông từ trung cấp lên cao đẳng không biết dạy thêm cái gì nữa.
Thứ hai là do tài chính giáo dục đại học eo hẹp, quản trị chất lượng lỏng lẻo đã có hiện tượng nới lỏng các chuẩn mực tuyển sinh, thiết kế các khóa học bắc cầu, hạ thấp tiêu chuẩn đánh giá trong quá trình đào tạo nhằm tạo sức hút tuyển sinh ở đầu vào để tăng nguồn tài chính đã dẫn đến chất lượng đào tạo xuống thấp.
Cộng thêm vào tâm lý và động cơ học tập là chỉ nhắm đến văn bằng mà không hướng đến trình độ hoặc năng lực nghề nghiệp, nên dễ chấp nhận, đồng thuận với việc buông lỏng chất lượng. Điều đó vô hình chung làm mất đi lòng tin của xã hội đối với chính sách đào tạo liên thông và mất lòng tin với những người được đào tạo theo cơ chế này.
Thứ ba, việc thiết kế cơ chế tuyển sinh quá nhấn mạnh đầu vào bằng cách cho người tốt nghiệp cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải thi chương trình giáo dục phổ thông là cách làm không phù hợp về khoa học sư phạm và triết lý học tập suốt đời.
Với những người học còn trẻ thì có thể tham gia được, nhưng với những người lao động đã ra trường hàng chục năm nay do nhu cầu công việc muốn nâng cao trình độ thì hoàn toàn thách thức. Cộng thêm vào đó những thay đổi của chương trình giáo dục, cách thức thi tốt nghiệp người học càng gặp khó khăn nếu muốn học liên thông. Trong khi nhờ lao động mà người học đã tích lũy rất nhiều kinh nghiệm ở nghề nghiệp thì lại không được quan tâm đến việc tuyển chọn vào học và úp tất cả người học cũ - mới trong cùng một rọ tuyển đầu vào.
Thứ tư, việc tổ chức thực hiện chính sách đào tạo liên thông không tốt. Lẽ ra sau một số năm đào tạo thí điểm, cần có đánh giá nghiên cứu chất lượng và hiệu quả của chính sách, cơ chế thì hầu như chúng ta không làm. Tại sao lại thi môn này hay môn kia, tại sao lại thi đầu vào chung với thi tốt nghiệp trung học phổ thông, tỷ lệ có việc làm hoặc giữ được việc làm hoặc thăng tiến sự nghiệp sau khi học liên thông ra sao hoặc tỷ lệ thất bại học liên thông... thì không có nghiên cứu, đánh giá tác động chính sách. Đây là một lỗ hổng khá lớn của làm chính sách pháp luật giáo dục.
Thứ năm, việc thiết kế hệ thống không đồng bộ về dòng chảy của người tốt nghiệp trung học cơ sở, giáo dục nghề nghiệp để học các chương trình sau trung học không rõ ràng, lẫn lộn các chương trình hàn lâm với chương trình định hướng ứng dụng... Tất cả mọi người đều phải qua một kỳ thi đầu vào và học chung với những lớp học của các sinh việc đại học vốn có năng lực học tập hơn hẳn lại cùng tiến độ học tập thì hoàn toàn không hợp lý về nguyên tắc sư phạm: Với mỗi nhóm đối tượng khác nhau cần có chiến lược, phương pháp, tiến độ dạy học khác nhau thì mới thành công.
Mới đây Quy định về liên thông giữa trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng với trình độ đại học ban hành theo Quyết định số 18/2017/QĐ-TTg lại bỏ qua việc quy định liên thông cho những người tốt nghiệp trung học cơ sở vào học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và xa hơn thực chất lại ảnh hưởng xấu đến chính sách phân luồng sau trung học cơ sở.
Thứ sáu, hệ thống mất lòng tin vào chất lượng giữa cơ quan quản lý và cơ sở đào tạo, giữa cơ sở đào tạo bậc trên và cơ sở đào tạo bậc dưới, cộng với các chính sách kiểm định, đảm bảo chất lượng không thống nhất trong toàn hệ thống, dẫn đến cơ quan quản lý có xu hướng thít chặt chất lượng đầu vào.
Giải pháp cho những vấn đề nói trên cần thiết phải rà soát lại những nội dung bất hợp lý của quy định theo Quyết định số 18/2017/QĐ-TTg quy định về liên thông giữa trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng với trình độ đại học, chú ý đến các quyết định của Thủ tướng mới ban hành về cơ cấu hệ thống giáo dục và Khung trình độ quốc gia nhấn mạnh đến chuẩn đầu ra của mỗi trình độ và điều kiện đảm bảo chất lượng.
Phải phân cấp triệt để cho các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp trong việc ký kết các thỏa thuận về liên thông (articulation agreement) để mỗi sự thay đổi chương trình của đại học sẽ được phản ánh sự thay đổi chương trình ở cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia thỏa thuận, cam kết chất lượng và công nhận lẫn nhau cũng như trách nhiệm giải trình về chất lượng. Việc siết chặt bằng cách thi chung với kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông cần có lý giải khoa học hoặc cần loại bỏ và thay vào đó là hệ thống kiểm soát chất lượng ngặt nghèo hơn nhằm bảo vệ lợi ích của người học.
Trong một bước tiến xa hơn trên phạm vi quốc gia nên học tập kinh nghiệm của Canada việc thiết kế các Hội đồng liên thông ngành (Articulation committee - Canada có đến trên 60 Hội đồng như vậy theo các ngành kinh tế), để có sự công nhận chương trình và trình độ sau khi học xong ở mỗi bậc trình độ một cách thông suốt và chính là để bảo vệ lợi ích người học.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích hơn về vấn đề "liên thông đại học". Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Kim Thùy
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Đổi mới tuyển sinh đại học mà không gây sốc
Có việc ngay khi ra trường nhờ coi trọng thực tập
Những chiến lược cần thiết để thúc đẩy xếp hạng quốc tế, kiểm định đại học
Bài viết khác
Tuyển sinh đại học năm 2025: Tất cả thí sinh phải đăng ký xét tuyển trực tuyến
Ngày đăng: 23/05/2025 - Lượt xem: 37
Trong tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025, tất cả thí sinh, bao gồm cả thí sinh được xét tuyển thẳng, phải thực hiện đăng ký xét tuyển trực tuyến, đưa tất cả nguyện vọng xét tuyển vào Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Xem thêm [+]Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2025 kèm đáp án
Ngày đăng: 05/05/2025 - Lượt xem: 379
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2025 kèm đáp án
Xem thêm [+]Tuyển sinh 2025: Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường rà soát tổ hợp xét tuyển lạ
Ngày đăng: 03/05/2025 - Lượt xem: 95
Tuyển sinh 2025: Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường rà soát tổ hợp xét tuyển lạ
Xem thêm [+]Trường nghề nâng cao giá trị thực hành nghề nghiệp cho người học
Ngày đăng: 02/05/2025 - Lượt xem: 102
Trường nghề nâng cao giá trị thực hành nghề nghiệp cho người học
Xem thêm [+]Xu hướng giảm xét tuyển học bạ
Ngày đăng: 23/04/2025 - Lượt xem: 251
Xu hướng giảm xét tuyển học bạ
Xem thêm [+]Thí sinh bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2025 từ hôm nay (21/4)
Ngày đăng: 21/04/2025 - Lượt xem: 222
Thí sinh bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2025 từ hôm nay (21/4)
Xem thêm [+]Thêm trường bỏ xét tuyển đại học bằng điểm thi đánh giá năng lực, tư duy
Ngày đăng: 21/04/2025 - Lượt xem: 188
Mùa tuyển sinh đại học năm nay, Trường đại học Hà Nội chính thức bỏ phương thức xét tuyển kết hợp bài thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do các đại học tổ chức.
Xem thêm [+]Tuyển sinh đại học 2025: Các trường lúng túng việc quy đổi điểm
Ngày đăng: 05/04/2025 - Lượt xem: 360
Tuyển sinh đại học 2025: Các trường lúng túng việc quy đổi điểm
Xem thêm [+]Giảm tốn kém, giảm áp lực trong tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Ngày đăng: 04/04/2025 - Lượt xem: 506
Giảm tốn kém, giảm áp lực trong tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Xem thêm [+]Làn sóng sa thải nhân viên gia tăng, ngành ngân hàng còn đáng để học?
Ngày đăng: 03/04/2025 - Lượt xem: 654
Làn sóng sa thải nhân viên gia tăng, ngành ngân hàng còn đáng để học?
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công