Có việc ngay khi ra trường nhờ coi trọng thực tập
Biết tận dụng thời gian thực tập ở hai doanh nghiệp, trong đó có một đợt không bắt buộc, Lê Mạnh Cường có việc làm ngay khi ra trường. Ngây bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu về thông tin này nhé!
Cường, 24 tuổi, là cựu sinh viên ngành Tự động hóa, Đại học Bách khoa Hà Nội. Lấy bằng kỹ sư trước Tết Nguyên đán năm nay thì ra Tết, Cường nộp hồ sơ vào một công ty chuyên thiết kế và lắp đặt tủ điện cho các công trình. Từng thực tập ở công ty này bốn tháng hồi kỳ 2 năm thứ tư, Cường dễ dàng được nhận.
"Đợt thực tập đóng vai trò quyết định tới lựa chọn công việc cũng như khả năng trúng tuyển của mình vào công ty hiện tại. Mình có việc ngay giữa bối cảnh dịch bệnh với mức lương khởi điểm cao hơn so với mặt bằng chung của sinh viên ra trường", Cường nói.
Cường trải qua ba kỳ thực tập trong thời gian đại học. Trong đó kỳ đầu tiên, là đợt bắt buộc, diễn ra ở công ty hiện tại. Cường và các bạn được trường giới thiệu rất nhiều công ty mà trường có liên kết để lựa chọn.
Sau khi tìm hiểu và nộp CV, Cường vào làm ở vị trí công nhân sản xuất tủ điện, dù học về thiết kế. Công việc tay chân nhưng anh không coi thường mà xem đó là cách làm quen với thiết bị, quan sát mọi thứ bên trong tủ điện để sau này thiết kế. "Học ở trường, mình cũng được thực hành nhưng không nhiều, chưa kể thiết bị cũ kỹ, có loại không còn phù hợp với thực tế", Cường nói.
Không chỉ đem lại kỹ năng chuyên môn thực tế, Cường học hỏi được thêm nhiều điều, từ môi trường làm việc chuyên nghiệp đến kỹ năng giao tiếp. Anh còn có thêm thu nhập 100.000 đồng mỗi ngày.
Thấy được lợi thế, đến kỳ hè sau khi kết thúc năm thứ tư, dù không có yêu cầu, Cường quyết định ứng tuyển vào một công ty ở Bắc Ninh. Anh phải nộp hồ sơ, thi tuyển và phỏng vấn, tương tự khi xin việc. Nhờ đó, anh học được thêm nhiều kỹ năng, chuẩn bị cho khi ra trường bên cạnh kiến thức chuyên môn.
Sau đợt thứ hai, Cường còn một kỳ thực tập khác kéo dài 1,5 tháng tại trường để phục vụ đồ án tốt nghiệp.
Với tất cả kỹ năng học được, Cường tự tin có thể làm việc tốt ngay sau khi ra trường. Nhờ quen biết và giữ liên lạc thường xuyên với các anh chị ở công ty đầu tiên, anh sớm biết thông tin tuyển dụng, được giới thiệu trực tiếp, có nhiều lợi thế khi nộp hồ sơ ứng tuyển.
"Quay trở lại nơi thực tập để xin việc giống như được 'đá trên sân nhà' vậy", Cường ví.
Sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội đến Ngày hội việc làm do trường tổ chức hồi tháng 4 nhằm tìm kiếm cơ hội thực tập, nghề nghiệp.
(Ảnh: Facebook/ Đại học Bách khoa Hà Nội)
Giống như Cường, Phương Thảo, 23 tuổi, làm việc cho một doanh nghiệp chuyên về truyền thông ngay khi ra trường - nơi cô đã thực tập khi học năm cuối Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Sau khoảng 3 tháng, Thảo xin tiếp tục cộng tác. Đến khi tốt nghiệp, cô nộp hồ sơ xin việc, không phải thi tuyển mà chỉ cần tham gia một cuộc phỏng vấn rồi được ký hợp đồng ngắn hạn ngay.
Thảo chia sẻ, ngay từ khi chọn nơi thực tập, cô đã tìm hiểu kỹ và xác định đây là giai đoạn học hỏi thực tế để "kiếm việc" dần. Vì vậy, khi được nhận, cô thể hiện sự chủ động, không nề hà bất kỳ việc gì.
"Không ít bạn không được giao việc khi thực tập, thậm chí rất ít khi đến cơ quan trong quá trình đó. Những trường hợp này có thể do đặc thù cơ quan, nhưng mình cho rằng quan trọng là do thực tập sinh thiếu chủ động. Nếu người hướng dẫn bảo không cần đến rồi mình cũng ở nhà luôn thì không thể được làm, được học", Thảo nói. Cũng nhờ chủ động, Thảo thấy được sự phù hợp giữa mình và môi trường, công việc, từ đó có động lực thể hiện bản thân hơn, tăng cơ hội được nhận vào làm chính thức.
Không chỉ Thảo và Cường, nhiều sinh viên có việc làm tốt ngay khi ra trường nhờ coi trọng kỳ thực tập. Thạc sĩ Đỗ Ngọc Anh, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Truyền thông Đại học Mở Hà Nội, cho rằng thái độ và tinh thần học hỏi nghiêm túc của một thực tập sinh sẽ khiến các em tăng cơ hội tìm việc.
Đánh giá cao vai trò của giai đoạn "vừa học vừa làm", Đại học Mở ký kết với hơn 70 đơn vị, doanh nghiệp để hỗ trợ sinh viên có nơi thực tập, với những yêu cầu rất chi tiết đối với sinh viên. Một số ngành đưa chương trình thực tập thành học phần bắt buộc. Chẳng hạn ngành Quản trị Khách sạn, sinh viên phải thực tập bốn tháng tại các doanh nghiệp, khách sạn; ngành Công nghệ Sinh học, Công nghệ Thực phẩm có chương trình thực tập hưởng lương tại Israel, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Sinh viên khoa Du lịch Đại học Mở Hà Nội thực tập ngay tại trường trong thời gian bị ảnh hưởng bởi Covid-19. (Ảnh: HOU)
"Năm 2020, do Covid-19, sinh viên không thể đến doanh nghiệp dịch vụ khách sạn, du lịch thực tập, chúng tôi phải triển khai phòng thực hành, thực tập theo tiêu chuẩn 5 sao ngay trong khu giảng đường cho sinh viên", ông Ngọc Anh nói. Việc hỗ trợ sinh viên và định hướng để các em có kỳ "thử việc" đúng nghĩa góp phần không nhỏ vào con số 93% sinh viên có việc làm trong vòng 12 tháng sau tốt nghiệp trong 3 năm qua của trường.
Đã ổn định công việc, Cường cho rằng ngay cả khi đi xin việc ở công ty khác, những kinh nghiệm từ các kỳ thực tập thời sinh viên sẽ vẫn là hành trang quý. Anh muốn chia sẻ kinh nghiệm "coi trọng kỳ thực tập" để sinh viên đánh giá đúng tầm quan trọng, nghiêm túc tìm hiểu kỹ trước khi bước vào giai đoạn này.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích để tìm kiếm "cơ hội thực tập" cho bản thân giúp bạn tích lũy nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Kim Thùy
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Đổi mới tuyển sinh đại học mà không gây sốc
7 điều cần làm để có công việc phù hợp sau tốt nghiệp
Đào tạo nâng cao kĩ năng nghề giúp doanh nghiệp "dữ chân" người lao động
Bài viết khác
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Ngày đăng: 13/01/2025 - Lượt xem: 48
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Xem thêm [+]“Chạy đua” IELTS từ tiểu học, học sinh vất vả, phụ huynh tốn kém ra sao?
Ngày đăng: 07/01/2025 - Lượt xem: 72
Nhiều phụ huynh cho con học IELTS sớm để vào trường tốt, nhưng việc này có thể gây căng thẳng, vì học sinh ở độ tuổi này chưa đủ kiến thức và sức bền.
Xem thêm [+]Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Ngày đăng: 06/01/2025 - Lượt xem: 83
Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Xem thêm [+]Nhiều trường đại học top đầu ở Tp.HCM "chốt" phương án tuyển sinh 2025
Ngày đăng: 04/01/2025 - Lượt xem: 201
Các trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM và nhiều trường đại học khác đã công bố phương án tuyển sinh 2025.
Xem thêm [+]Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi phải hạn chế khả năng "đoán mò" của thí sinh
Ngày đăng: 14/12/2024 - Lượt xem: 181
Liên quan đến Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, lần đầu tiên được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tăng thời gian làm bài thi của các môn lựa chọn và có giải pháp hạn chế khả năng "đoán mò" trong dạng thức câu hỏi đúng, sai.
Xem thêm [+]Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Ngày đăng: 02/12/2024 - Lượt xem: 179
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 216
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 197
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 158
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 203
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công