Tìm hiều về nghề Travel Blogger
Bản chất của nghề travel blogger là việc bạn thường xuyên di chuyển. Đi du lịch đến những nơi mới mẻ và có các bài viết hữu ích chia sẻ cho cộng đồng.
Travel Blogger là gì?
Travel blogger là cụm từ chỉ những người có niềm đam mê về du lịch. Họ thường lang thang trên khắp các nẻo đường, con phố. Hay ở bất cứ vùng đất nào mà họ muốn khám phá. Cuộc sống của một người làm blogger du lịch luôn gắn liền với đủ thứ lỉnh kỉnh. Từ quần áo, máy ảnh, laptop. Và ngôi nhà thứ hai của họ chính là thế giới.
Bản chất của nghề travel blogger là việc bạn thường xuyên di chuyển. Đi du lịch đến những nơi mới mẻ và có các bài viết hữu ích chia sẻ cho cộng đồng. Nhưng ngoài đi nhiều, trải nghiệm phong phú. Để có thể trở thành một travel blogger là cả một quá trình dài. Không đơn giản là chỉ xách balo lên và đi, bạn còn phải có những kỹ năng cần thiết.
Để trở thành một Travel Blogger cần những gì?
Khi bạn bắt đầu một công việc gì đi chăng nữa. Điều quan trọng nhất để đó là nhiệt huyết và đam mê đối với công việc. Không chỉ là lên đường để nhìn ngắm đó đây và chụp những tấm ảnh đẹp là xong. Travel blogger phải thường xuyên trau dồi kiến thức về các vùng miền của đất nước. Đằng sau những khung hình ngoạn mục về thiên nhiên hay cảnh sắc ấy. Bạn phải biết kể những câu chuyện thật hay và hấp dẫn. Về văn hóa, phong tục tập quán, thói quen cuộc sống của nơi mình đặt chân đến.
Một vài Mẹo cho bạn nếu muốn trở thành travel blogger
Rèn luyện kỹ năng viết. Travel blogger đòi hỏi việc chia sẻ hành trình, câu chuyện trên mạng xã hội. Ngoài hình ảnh, video thì con chữ là một phương tiện truyền tải không thể thiếu.
Xây dựng một kênh quảng bá cá nhân hiệu quả và thường xuyên được cập nhật. Có bạn thích chia sẻ ảnh trên Instagram, có người viết trên facebook, website hay up video lên youtube. Mỗi nền tảng truyền thông phù hợp với một thế mạnh nhất định. Bạn nên cân nhắc cẩn thận trước khi chọn lựa!
Đầu tư thiết bị. Travel blogger đòi hỏi rất nhiều thiết bị để phục vụ cho công việc, ví dụ laptop với kết nối 3G cực tốt để thường xuyên chỉnh ảnh, up video… Ngoài ra còn cần một chiếc máy ảnh vừa chụp đẹp mà lại vừa nhỏ gọn.
Chuẩn bị sức khoẻ tốt bằng cách thường xuyên tập luyện thể thao, dinh dưỡng đầy đủ. Nghề travel blogger đòi hỏi phải di chuyển nhiều nên sức khoẻ là điều không thể thiếu.
Travel Blogger kiếm tiền như thế nào?
Bạn đã bao giờ tự đặt câu hỏi: Các Travel blogger nổi tiếng nhất trên thế giới. Họ có hàng triệu người theo dõi, chuỗi video hàng chục triệu lượt xem. Vậy họ kiếm tiền bằng cách nào?
1. Kiếm tiền từ Lượt xem trên Youtube và Google Adsense
Google Adsense là loại hình dịch vụ quảng cáo. Google cho phép bạn đăng quảng cáo dưới dạng văn bản, hình ảnh và thậm chí cả video trên Blog. Việc đặt quảng cáo trong blog của bạn. Sẽ tạo ra thu nhập thụ động cho bạn tính theo số Click và lượt xem thông qua quảng cáo. Đây là dịch vụ hoàn toàn miễn phí. Nhưng có sức mạnh mang lại cho bạn khoản thu nhập khổng lồ. Nên được nhiều Blogger lựa chọn phát triển trên trang Blog của mình.
Bằng việc viết nội dung và xây dựng blog du lịch của mình. Khi có được một lượng đọc giả nhất định. Bạn có thể đặt quảng cáo trên trang web và kiếm tiền từ Google Adsense.
Ngoài ra với việc thường xuyên up video lên Youtube. Tất nhiên các blogger sẽ nhận được tiền từ số lượt xem trên kênh video của mình rồi. Một số blogger nổi tiếng trên thế giới như Michelle Phan. Một video của cô cũng có đến 66 triệu lượt xem. Hay như Nikkie de Jager cũng có tới 8 triệu lượt người đăng ký trên Youtube.
Tuy nhiên đây cũng không thể là nguồn thu chính của người làm Travel Blogger được. Bởi vì tiền kiếm được từ Youtube ở Việt Nam là rất ít. Giá CPM Youtube chấp nhận chi trả ở Việt Nam là xấp xỉ 2 USD/1 CPM. Điều đó có nghĩa là nếu video của bạn được 100.000 lượt xem. Bạn sẽ được 200 USD tương ứng với hơn 4 triệu đồng.
2. Nhận tài trợ từ các nhãn hàng
Nếu là một Travel Blogger, bạn không thể ngồi nhà và review về những chuyến du lịch của mình được. Nhưng nếu phải bỏ ra một khoản tiền quá lớn để đầu tư cho một chuyến đi xa. Như đặt phòng khách sạn, vé tàu xe, máy bay, chi phí ăn uống.
Những khoản chi phí này thực sự ngăn cản giấc mơ trở thành một Travel Blogger của nhiều bạn trẻ. Việc trở thành một travel blogger nổi tiếng. Sẽ giúp bạn nhận được những sản phẩm của nhà tài trợ. Như những tour du lịch, vé máy bay, phòng khách sạn.
Nếu những nội dung bạn làm được đón nhận và yêu thích, lượt theo dõi và tương tác tăng cao. Mức phí được nhãn hàng trả cho bạn cũng sẽ ngày càng tăng thêm. Những hợp đồng mà nhãn hàng trả cho Beauty blogger để được PR là không hề nhỏ.
3. Kiếm tiền từ Affiliate Marketing
Tại Mỹ cứ 10 influencer như Beauty blogger hay Travel blogger. Sẽ có 4 người có nguồn thu nhập chính từ Affiliate Marketing. Tại Việt Nam bạn có thể hợp tác trực tiếp với các trang thương mại điện tử. Như Lazada, Tiki, Adayroi. Tức blogger sẽ nhận được hoa hồng khi khách hàng mua hàng hoặc thực hiện một hành động cụ thể.
Có thể hình dung việc thay vì chỉ up video lên Youtube hay mạng xã hội.Các blogger sẽ đính kèm link sản phẩm mình review trong phần mô tả video trên youtube. Cũng có thể chia sẻ trên Facebook, cũng như Instagram. Các fan của họ sẽ click vào link affiliate và link này sẽ được theo dõi. Nếu họ mua hàng thì blogger sẽ nhận được một khoản hoa hồng nhất định.
Với việc sử dụng Affiliate Marketing các Travel blogger có thể đa dạng nguồn thu nhập của mình. Ngoài tiền tài trợ từ các nhãn hàng thì đây cũng là nguồn thu nhập đáng kể. Thực tế thì các Travel blogger nổi tiếng trên thế giới. Họ đã sử dụng Affiliate như một kênh thu nhập chính của mình từ lâu.
Đi du lịch để thư giãn đầu óc sau những ngày làm việc căng thẳng. Thưởng thức nhiều món ăn đặc biệt bạn mới chỉ thấy trên Tivi. Làm cho tâm hồn trở nên tích cực hơn. Sau đó viết nhật ký chuyến đi của mình. Vậy là bạn đã trở thành một Travel blogger rồi đấy!
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 29
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 54
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 61
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 86
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 160
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 110
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 223
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 279
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 204
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 253
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công