Top 12 trường đại học tốt nhất tại Đức năm 2020
Không chỉ nằm trong top 3 quốc gia có nền kinh tế mạnh trên thế giới, Đức còn là một quốc gia đi đầu trong phong trào nghiên cứu và phát triển công nghệ mới. Để có thể đạt được những thành công như vậy là nhờ một phần lớn việc Chính phủ Đức luôn tập trung đầu tư cho giáo dục. Do đó, không ngạc nhiên khi rất nhiều học sinh, sinh viên trên thế giới chọn con đường du học Đức để phát triển bản thân và tiếp thu những tinh hoa của nhân loại.
Trong bài viết dưới đây, Hướng nghiệp GPO sẽ chia sẻ cho bạn thông tin của những ngôi trường đại nổi tiếng của Đức và được các chuyên gia về giáo dục đánh giá cao.
1. LMU Munich
LMU Munich được thành lập vào năm 1472 và là một trong những trường đại học lâu đời nhất trong cả nước. Ngôi trường này được công nhận là một trong những tổ chức nghiên cứu và học thuật hàng đầu của Châu Âu. Ngoài ra, đây cũng là trường đại học có số lượng sinh viên lớn thứ hai trong số các trường đại học tại Đức và có số lượng sinh viên quốc tế là 13%.
Trong số những giảng viên và cựu sinh viên từng học tập và làm việc tại đây có đến 42 người đoạt giải Nobel, bao gồm các nhà khoa học nổi tiếng như Otto Hahn, Max Planck và Werner Heisenberg. Từ cuối thế kỷ 18, LMU Munich đã tập trung mạnh mẽ vào khoa học tự nhiên, và từ giữa thế kỷ 19, trường đã có những công trình nghiên cứu, khám phá và đổi mới hàng đầu thế giới.
Là một trong những trường đại học nghiên cứu hàng đầu, trải qua 500 năm, những thành tựu trong giảng dạy và nghiên cứu của ngôi trường bao gồm ở nhiều lĩnh vực khác nhau, từ nhân văn và nghiên cứu văn hóa, kinh tế và khoa học xã hội đến y học và khoa học tự nhiên.
2. Đại học kỹ thuật Munich (Technical University of Munich)
Được thành lập vào thế kỷ 19, TUM là trường đại học công duy nhất tại Đức nghiên cứu và đào tạo lĩnh vực khoa học và công nghệ. Ban đầu khi mới thành lập Đại học kỹ thuật Munich vốn chỉ trung vào kỹ thuật, nhưng sau nhiều năm, ngôi trường đã mở rộng đào tạo cả các lĩnh vực khác, bao gồm: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, nông nghiệp, sản xuất bia và công nghệ thực phẩm, y học.
Kể từ năm 1927, 17 giải thưởng Nobel về vật lý, hóa học và y học đã được trao cho các học giả của TUM. Gần đây nhất là Gerhard Ertl, người đã giành giải thưởng Nobel về hóa học năm 2007 và cựu sinh viên Wolfgang Ketterle, người đã giành giải thưởng Nobel về vật lý năm 2001. Năm 2014, 165 phát minh đã ra đời bởi các nhà khoa học tại đây. Trong khi năm 2015, 69 bằng sáng chế của TUM đã được cấp phép. Ngoài ra, theo thống kê hơn 800 startup đã được phát triển bởi các sinh viên và nhân viên làm việc tại ngôi trường này.
Năm 2001, TUM thành lập một cơ sở của mình tại Singapore có tên là Viện Khoa học và Công nghệ Đức - TUM Asia cung cấp một nền giáo dục quốc tế cho sinh viên ở khu vực châu Á, đào tạo và cấp bằng thạc sĩ cũng như cung cấp các chương trình đào tạo khác dành cho các chuyên gia.
3. Đại học Heidelberg (Heidelberg University)
Đại học Heidelberg được thành lập năm 1386 và là trường đại học lâu đời nhất ở Đức. Heidelberg cấp văn bằng đại học và sau đại học trong 160 chương trình học. Các ngành hiện đang có ở ngôi trường này do chính các học giả tại đây chịu trách nhiệm sáng lập, bao gồm di truyền tâm thần, xã hội học hiện đại và vật lý môi trường.
Đến nay khoảng 27 giải thưởng Nobel đã được vinh danh cho cựu sinh viên, giảng viên Đại học Heidelberg. Bên cạnh đó, nhiều chính trị gia, triết gia và nhà khoa học có ảnh hưởng lớn tại Đức cũng từng là cựu sinh viên của Heidelberg, nổi tiếng như nhà khoa học Max Weber hay triết gia Hannal Arendt.
Hiện nay, số lượng sinh viên quốc tế tại Đại học Heidelberg là 20% (đến từ 130 quốc gia) và số lượng tiến sĩ người nước ngoài chiếm khoảng 33%. Bên cạnh việc nổi tiếng là một nơi thu hút nhiều sinh viên ngoại quốc, Heidelberg còn được biết đến là quê hương của chủ nghĩa lãng mạn Đức và “Old Town and castle” là một trong những địa điểm du lịch được ghé thăm nhiều nhất ở Đức.
4. Đại học Humboldt Berlin (Humboldt University of Berlin)
Được thành lập vào năm 1810, Đại học Humboldt Berlin là một trong những trường đại học danh tiếng không chỉ riêng ở Đức mà còn ở toàn Châu Âu đặc biệt trong trong lĩnh vực nghệ thuật và nhân văn. Danh tiếng của ngôi trường này được chứng minh bằng thực tế là các giảng viên, cựu sinh viên ở đây đã mang về cho trường 55 giải Nobel ở các lĩnh vực vật lý, hóa học, y học.
Số lượng sinh viên của HU Berlin hiện nay khoảng 33.000 sinh viên trong đó sinh viên quốc tế chiếm khoảng 16%. Một trong những điểm nổi bật của ngôi trường này là việc có một thư viện lâu đời được xây dựng vào năm 1874 và hiện nay đây là một trong những thư viện rộng lớn nhất nước Đức với hơn 6,5 triệu cuốn sách và hàng ngàn tạp chí khác.
Chính việc hoạt động luôn tuân theo nguyên tắc kết hợp giữa giảng dạy và nghiên cứu nên Đại học Humboldt Berlin đã mang về cho mình những thành tựu lớn và quy tụ được nhiều học giả nổi tiếng. Một trong những cựu sinh viên và giảng viên nổi tiếng của HU Berlin phải kể đến nhà triết học, nhà cách mạng lỗi lạc Karl Marx, tiểu thuyết gia Alfred Doblin, nhà thần học Friedrich Schleiermacher, nhà soạn nhạc Felix Mendelssohn và cựu giảng viên của trường – nhà khoa học thiên tài Albert Einstein.
5. Đại học Charité – Berlin (Charité - Universitätsmedizin Berlin)
Charité - Universitätsmedizin Berlin là một trong những bệnh viện đại học lớn nhất ở châu Âu và có một phương châm nổi tiếng là: “Forschen, Lehren, Heilen, Helden” (dịch là “Nghiên cứu, giảng dạy, chữa bệnh, giúp đỡ”). Ban đầu Đại học Charité được xây dựng như là một bệnh viện (năm 1710) để đối phó với bệnh dịch hạch ở vùng Đông Phổ. Mãi cho tới sau này, nơi đây mới được xây dựng lại và đến năm 2003 mới đổi tên như hiện tại sau khi sáp nhập với các viện y tế khác ở Đức và trở thành một trong những trung tâm y tế chính ở châu Âu.
Nhiều nhà khoa học và bác sĩ nổi tiếng đã từng làm việc hoặc nghiên cứu tại ngôi trường này, nổi tiếng là nhà thần kinh học Carl Wernicke, bác sĩ tâm thần Karl Leonhard và Rachel Hirsch - nữ giáo sư y khoa đầu tiên ở Phổ. Ngoài ra theo thống kê, hơn một nửa số người đoạt giải Nobel về y học và sinh lý học của Đức đã nghiên cứu hoặc làm việc tại đây như bác sĩ, nhà vi trùng học Robert Koch và nhà miễn dịch học Paul Ehrlich.
Năm 2010, Đại học Charité đã kỷ niệm 300 năm thành lập. Hiện nay, ngôi trường này đang thuộc sở hữu của bang Berlin, có doanh thu 1,5 tỷ euro mỗi năm và là một trong những cơ sở tuyển dụng lớn nhất trong nước với 3.700 bác sĩ.
6. Đại học Freiburg (University of Freiburg)
Mặc dù được thành lập hơn 550 năm trước, Đại học Freiburg lại là trường đại học lâu đời thứ năm ở Đức. Tuy nhiên, với lịch sử giảng dạy lâu dài về các môn khoa học và nhân văn, Freiburg nổi tiếng là một trong những những trường đại học tốt nhất của Đức và trên toàn thế giới. Ngôi trường cung cấp 180 chương trình đại học, sau đại học và cho phép sinh viên có thể chọn học liên ngành để lấy bằng cử nhân.
Nhiều nhà trí thức, nhà khoa học và nhân vật nổi tiếng đã từng giảng dạy tại đây, như nhà vật lý Martin Heidegger, nhà triết học Hannah Arendt và nhà sinh vật học Paul Uhlenherth. Ngoài ra, theo thống kê 19 người đoạt giải Nobel đã từng học và làm việc tại Freiburg. Bên cạnh đó nhiều học giả, giảng viên của trường cũng đã được trao giải thưởng nghiên cứu cho những đóng góp trong quá trình họ làm việc tại đây.
Số lượng sinh viên quốc tế của Đại học Freiburg chiếm 16% đến từ hơn 120 quốc gia khác nhau trên thế giới. Và hầu hết sinh viên theo học tại đây đều lựa chọn ở ký túc xá bởi những dịch vụ và chi phí hợp lý hơn so với việc thuê trọ ở ngoài.
7. Đại học Tübingen (University of Tübingen)
Đây là ngôi trường nổi tiếng trong lĩnh vực đào tạo học thuật về nhân văn, khoa học tự nhiên và thần học. Đại học Tübingen tọa lạc tại một Tübingen – một trong những thị trấn có truyền thống lâu đời của Đức, nơi nổi tiếng với những chuyến đi thuyền và kiến trúc kỳ diệu.
Hiện nay Đại học Tübingen đang có 14 trường học, cung cấp 280 khóa học ở tất cả các cấp độ từ cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ. Với danh tiếng của mình, đây là ngôi trường luôn đi đầu trong các cuộc thi học thuật quốc tế. Ngoài ra, ngôi trường còn duy trì kết nối chặt chẽ với hơn 150 tổ chức nước ngoài tại hơn 62 tiều bang trên toàn thế giới. Một trong số đó bao gồm Đại học Michigan và Đại học Bắc Carolina. Điều này cung cấp cho sinh viên của Tübingen cơ hội đi trao đổi và Tübingen được biết đến nhiều hơn.
8. Đại học RWTH Aachen (RWTH Aachen University)
Nằm tại thành phố quan trọng nhất ở phía tây của Đức là Aachen – trung tâm của châu Âu và rất gần biên giới Hà Lan, Bỉ, vì vậy RWTH Aachen được hưởng lợi rất nhiều tự sự pha trộn giữa các nền văn hóa và ngôn ngữ. Trong quá trình vạch rõ chiến lược, RWTH Aachen nêu rõ cam kết của mình đối với nghiên cứu liên ngành, cùng với sự đa dạng, quốc tế hóa và khoa học tự nhiên, tạo thành một trong bốn chủ đề cốt lõi xóa được trường chú trọng đầu tư.
Mặc dù khoa triết học và y học của ngôi trường này được thành lập vào những năm 1960, nhưng RWTH Aachen vẫn nổi tiếng nhất trong lĩnh vực về khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Kể từ năm 2014, ngôi trường đã vinh hạnh được hợp tác với thành phố để trao Giải thưởng Kỹ thuật hàng năm có uy tín cho những người có những đóng góp nổi bật trong lĩnh vực này.
Đại học RWTH Aachen luôn giữ mối quan hệ chặt chẽ với ngành công nghiệp và đã tạo ra một khu công nghiệp được ví như “Thung lũng Silicon của Châu Âu”, mỗi năm đều thu hút được rất nhiều gói tài trợ đặc biệt từ bên ngoài cho các nhà nghiên cứu của mình. Cả hầm gió và máy gia tốc hạt đầu tiên trên thế giới đều được phát triển tại đây. Những đối mới quan trọng được tạo ra tại RWTH Aachen bao gồm một máy bay tiên phong được làm hoàn toàn bằng kim loại và bộ lọc diesel.
9. Đại học Bonn (University of Bonn)
Đại học Bonn có tên đầy đủ là Đại học Rhenish Friedrich Wilhelm của Bonn - theo tên của vua Phổ Friedrich Wilhelm, được thành lập vào năm 1818. Nằm bên bờ sông Rhine, Bonn là một thành phố có lịch sử lâu đời và là nơi sinh của thiên tài âm nhạc Ludwig van Beethoven.
Được thành lập vào thời đại Khai sáng, trường được xây dựng dựa trên tư duy phê phán và các giá trị tự do. Ngay từ khi mới thành lập, ngôi trường đã nhanh chóng thu hút được nhiều học giả nổi tiếng đến từ khắp nơi trên nước Đức. Ngày nay, Đại học Bonn là một trong những trường đại học nghiên cứu hàng đầu thế giới.
Một trong những thế mạnh của ngôi trường này phải kể đến là toán học, vật lý, thiên văn học, kinh tế, khoa học sinh học và triết học. Đại học Bonn cũng tự hào đã từng có 2 người đoạt giải Nobel là Wo Wolfgang Paul năm 1989 về vật lý và Reinhard Selten năm 1994 về kinh tế. Những cựu sinh viên đáng chú ý nhất của ngôi trường này bao gồm Friedrich Nietzsche và nhà soạn nhạc Robert Schumann.
Mối năm đại học Bonn tổ chức hơn 90 chương trình học cho sinh viên ở cả hệ đại học và sau đại học. Đây cũng là ngôi nhà của hơn 35.000 sinh viên và 4.500 nghiên cứu sinh, đào tạo được 800 tiến sĩ mỗi năm và được liên kết với 70 trường đại học trên toàn cầu. Tinh thần quốc tế mạnh mẽ của ngôi trường này thể hiện rõ ở tỷ lệ sinh viên quốc tế chiếm khoảng 12,5% (cao hơn mức trung bình quốc gia).
10. Đại học Tự do Berlin (Free University of Berlin)
Đại học Tự do Berlin được thành lập vào năm 1948, trong sự hỗn loạn của nước Đức sau chiến tranh, khi các sinh viên của trường Đại học Unter den Linden, khi đó nằm trong khu vực của Liên Xô, đang phải đối mặt với sự khủng bố vì quan điểm chính trị của họ. Với sự hỗ trợ quốc tế, Đại học Tự do được thành lập, cho phép các sinh viên học tại đây mà không bị can thiệp bởi yếu tố chính trị.
Sự thật, công lý và tự do vẫn là giá trị cốt lõi của của ngôi trường này và những từ này được in trên con dấu của nó. Năm 1990, sau khi Đức được thống nhất, ngôi trường đã thay đổi cách quản lý và tập trung vào nghiên cứu, đào tạo bằng các phương pháp mới. Ngày nay, Đại học Tự do Berlin là một trong số mười một trường đại học xuất sắc của Đức.
Nằm ở vùng ngoại ô của Dahlem ở phía tây nam Berlin, trường đại học này có hơn 32.000 sinh viên và cung cấp hơn 150 chương trình cấp bằng, 17 trung tâm nghiên cứu, với một đội ngũ học thuật gần 5.000 thành viên. Ngoài ra trường còn liên kết với nhiều trường khác trên toàn thế giới cũng như thành lập bảy văn phòng liên lạc quốc tế tại tại Bắc Kinh, Brussels, Cairo, Moscow, New Delhi, New York và Sao Paulo.
Trường Tự do Berlin cũng tự hào khi có 5 người đoạt giải thưởng Nobel 17 người giành giải thưởng Leibniz đã từng học hoặc làm việc tại đây. Với tỷ lệ nữ giáo sự chiếm 30% tổng số giáo, ngôi trường này cũng đứng đầu trong các tổ chức giáo dục đại học tại Đức khi nói đến bình đẳng giới.
11. Đại học Göttingen (University of Göttingen)
Được coi là một trong những trường đại học danh tiếng nhất nước Đức, Đại học Gottingen tọa lạc tại thị trấn Saxon ở trung tâm nước Đức. Được thành lập vào năm 1737, trường Göttingen là nơi học tập của khoảng 26.000 sinh viên, 11% trong số đó là sinh viên quốc tế.
Trong phần đầu của thế kỷ XX, Gottech được coi là trung tâm của thế giới toán học - một vị trí mà nó đã mất vào năm 1933 khi hơn 50 giảng viên của mình bị buộc rời khỏi trường dưới sự cai trị của Đức Quốc xã. Sau Thế chiến II, Göttingen là trường đại học đầu tiên ở Đức tiếp tục giảng dạy và hiện nay đã trở thành một trong những tổ chức giáo dục đại học lớn nhất trong cả nước.
Được đánh giá là một trường đại học dẫn đầu về nghiên cứu, Göttingen có một danh sách với hơn với hơn 40 người đoạt giải thưởng Nobel, nổi tiếng là các nhà vật lý Max Sinh, Werner Heisenberg, Max Planck và Otto Stern. Ngoài ra còn một số nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn trong lịch sử cũng từng là cựu sinh viên của trường này như Otto von Bismarck, nhà triết học Arthur Schopenhauer, nhà thơ Heinrich Heine và nhà xã hội học Max Weber.
Gottingen hiện nay đang tổ chức một loạt các chương trình đại học và sau đại học. Ngôi trường đặc biệt chú trọng đào tạo trong các ngành học liên quan đến nhân văn. Ngoài ra, Gottingen còn là nơi luôn đề cao sự sáng tạo, đặc biệt, với sinh viên và giảng viên tại đây luôn được khuyến khích sử dụng tư duy sáng tạo vào giảng dạy và học tập cũng như tiếp thu kiến thức phương pháp luận.
12. Đại học Ulm (Ulm University)
Nằm ở bang Baden-Wurmern của phía Nam nước Đức sát biên giới với Pháp và Thụy Sĩ, Đại học Ulm được thành lập vào năm 1967. Với việc tập trung vào y học và khoa học tự nhiên Ulm là trường đại học công dẫn đầu về nghiên cứu với khoảng 10.500 sinh viên.
Ulm bao gồm 4 khoa: y học (bao gồm một bệnh viện đại học), khoa học kỹ thuật và máy tính, khoa học tự nhiên, toán học và kinh tế. Một số chuyên ngành có chất lượng đào tạo nổi tiếng là Kỹ thuật và công nghệ, khoa học đời sống và y học, vật liệu nano, vật liệu sinh học và dịch vụ tài chính.
Bên cạnh đó, ngôi trường này còn có một số chương trình đào tạo thạc sĩ quốc tế được giảng dạy bằng tiếng Anh bao gồm: khoa học và công nghệ năng lượng, vật liệu tiên tiến, vật lý, sinh lý học, sông nghệ truyền thông, y học phân tử, tài chính và khóa học trực tuyến về ung thư nâng cao.
Khuôn viên trường đại học nằm trên một ngọn đồi ở ngoại ô thành phố Ulm. Đây là nơi có có nhiều trung tâm nghiên cứu phát triển công nghiệp và công nghệ cao, cùng với ba bệnh viện. Sinh viên khoa học tại Đại học Ulm thường hoàn thành khóa thực tập tại các trung tâm trong khuôn viên trường, trong khi nghiên cứu sinh có thể hoàn thành luận án sau khi làm việc trong các công ty có liên kết với trường BMW, Daimler và Continental AG.
Kết luận
Như vậy, sau bốn bài viết, Hướng nghiệp GPO đã chia sẻ cho bạn những thông tin của top 12 trường đại học tốt nhất tại Đức năm 2020. Nếu bạn yêu mến quốc gia này và muốn đặt chân đến đây để du học thì bên cạnh những thông tin mà Hướng nghiệp GPO chia sẻ, bạn có thể truy cập vào website của các trường để có thêm nhiều thông tin hơn về chương trình đào tạo, điều kiện tuyển sinh, học bổng…
Minh Châu
Bài viết khác
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Ngày đăng: 15/01/2025 - Lượt xem: 58
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Xem thêm [+]Săn lao động dịp cuối năm, trả lương 20-30 triệu/tháng vẫn.. ế
Ngày đăng: 31/12/2024 - Lượt xem: 63
Những tháng cuối năm, một số công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đưa ra mức lương khá cao để hút nhân công nhưng nhiều tuần liền vẫn không tuyển dụng được lao động theo nhu cầu.
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 216
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 197
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 158
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 205
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 325
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 468
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 269
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 348
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công