Tốt nghiệp loại giỏi cùng lúc 2 ngành Luật, Lịch sử Đảng, mong gắn bó với đoàn
Mẹ làm ngành y nên muốn Vũ Quý Lâm học trường y để giúp đỡ con về công việc, nhưng cậu con trai lại có đam mê khác. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này nhé!
Vũ Quý Lâm (sinh năm 1999, quê ở Mỹ Hào, Hưng Yên) - Phó bí thư Liên chi đoàn khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, vừa qua đã khiến nhiều bạn học ngưỡng mộ khi Lâm tốt nghiệp loại giỏi 2 ngành học là ngành Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam và ngành Luật học tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nhiều người không khỏi thắc mắc, tại sao Lâm lại học 2 ngành không có sự liên kết với nhau về tính chuyên môn?
Vũ Quý Lâm chia sẻ: “Em có mong muốn được làm về đoàn thanh niên sau khi tốt nghiệp, học luật sẽ bổ trợ cho em khi đi xin việc và khi làm việc thì em có thể tuyên truyền về luật cho mọi người hiểu biết hơn”.
Bố mẹ muốn con học ngành y nhưng con lại đam mê đoàn- Hướng nghiệp GPO
Ngay từ những năm còn học Trung học cơ sở, Vũ Quý Lâm đã là đoàn viên tham gia tích cực các hoạt động đoàn trường, lên Trung học phổ thông em được bầu làm Bí thư chi đoàn lớp. Năng nổ, hoạt bát, thân thiện là điều mà nhiều bạn học nhận xét về Lâm.
Khi đứng trước ngưỡng cửa chọn trường đại học, Lâm muốn theo học ngành Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam. Biết ngành học của con khó xin việc, mẹ em đang công tác bên ngành y nên muốn con trai theo ngành của mẹ, để bố mẹ có thể hỗ trợ cho em một công việc ổn định sau khi tốt nghiệp.
Tuy nhiên, Lâm không tán thành ý kiến của bố mẹ. “Ngành y là khối tự nhiên không đúng năng lực học của con, hơn nữa con cả thèm chóng chán, chỉ sợ đang học mà con không thấy phù hợp là con sẽ bỏ học”, Lâm chia sẻ lại những điều em đã từng nói với bố mẹ.
Khuyên nhủ con trai không nghe, bố mẹ Lâm có thoáng chút buồn nhưng vẫn tôn trọng quyết định của con trai.
Đỗ đại học, trong buổi họp lớp bầu ban Bí thư chi đoàn lớp, Lâm giơ tay ứng cử. Tuy nhiên, cậu không thể ngờ rằng có rất nhiều cánh tay được giơ lên cùng cậu.
Sau đó để lựa chọn ra Ban Bí thư, mỗi người phải lên nói một bài giới thiệu về bản thân. Lâm nhớ lại, khi đó, do chưa có sự chuẩn bị đã khiến em lúng túng.
“Khi còn làm đoàn ở bậc Trung học phổ thông, em thấy rất thoải mái vì không có tính cạnh tranh cao, em nghĩ đại học cũng vậy nên không có chuẩn bị gì cho buổi bầu cử. Em bị trượt và đã sốc, phải nhiều ngày sau em mới lấy lại sự cân bằng”, Vũ Quý Lâm cho hay.
Tuy thất bại khi không được là thành viên trong Ban Bí thư chi đoàn lớp nhưng Lâm vẫn luôn nhiệt tình, năng nỗ tham gia các hoạt động của trường, lớp. Đó cũng là cơ hội để em chứng tỏ năng lực bản thân.
“Có công mài sắt, có ngày nên kim”, tâm huyết của em đã được mọi người công nhận, khi vào học năm thứ 2 đại học, Lâm được bầu giữ chức Bí thư chi đoàn lớp. Quãng thời gian sau đó, Lâm giữ nhiều chức vụ trong đoàn trường như Phó Bí thư liên chi đoàn khoa, Ủy viên ban chấp hành đoàn trường, Ủy viên ban chấp hành hội sinh viên của trường…
Cố gắng đạt bằng giỏi
Không chỉ năng nổ trong các hoạt động tập thể, đoàn, hội, Vũ Quý Lâm còn nỗ lực học tập cũng như trau dồi các kỹ năng. Trong năm nhất đại học, Vũ Quý Lâm tham gia vào một câu lạc bộ ngoài trường chuyên về tổ chức các sự kiện để bổ trợ cho kĩ năng giao tiếp, tạo sự năng động của bản thân. Lâm xác định việc làm thêm này sẽ giúp ích cho em rất nhiều nếu muốn gắn bó với công tác đoàn thanh niên sau này.
Sang năm thứ 2 đại học, Lâm quyết định học thêm văn bằng 2 là ngành Luật học của Khoa Luật (Đại học Quốc gia Hà Nội). Thời gian học được Lâm đăng ký vào những ngày cuối tuần, hoặc đăng kí tín chỉ vào thời gian còn trống.
Học song song 2 trường, kiến thức nhiều nên Lâm tập trung ngay trên lớp, không hiểu đâu thì em hỏi thầy cô ở đó.
Ngoài ra, Lâm vẫn tranh thủ đi làm thêm theo giờ, có sự kiện em được 100 nghìn đồng/2 tiếng.
Tuy nhiên, cũng có quãng thời gian do Lâm không cân bằng được việc học với đi làm thêm, nên em bị stress và phải bảo lưu việc học bên Khoa Luật. Sau đó, Lâm phải sắp xếp lại thời gian để tập trung cho việc học hơn.
Đối với những môn có mức điểm không được như ý, Lâm đăng ký học cải thiện với quyết tâm đạt bằng giỏi.
Với sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, thầy cô và bố mẹ, Lâm hoàn thành mục tiêu điểm tổng kết trung bình ở 2 trường là trên 3.2. Trong đó, điểm tổng kết ở khoa Luật (Đại học Quốc gia) là 3.21 và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội là 3.27.
Ra trường với 2 tấm bằng loại giỏi, Vũ Quý Lâm có nhận được lời mời về làm việc tại quê nhà nhưng em chưa đưa ra quyết định. Lâm dự tính sẽ theo học lên Thạc sỹ.
Đến nay, Vũ Quý Lâm cũng đang quản lý câu lạc bộ tổ chức sự kiện mà em tham gia từ năm nhất, bên cạnh đó, em cũng có một nhóm riêng.
Thầy Nguyễn Kỳ Nam, Bí thư Liên chi đoàn khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội chia sẻ, Vũ Đình Lâm là nam sinh tích cực không chỉ trong hoạt động đoàn trường và còn trong nghiên cứu khoa học.
Không chỉ là Phó bí thư Liên chi Đoàn khoa, Lâm còn là Liên chi hội trưởng của khoa. Bên cạnh đó, Lâm tốt nghiệp 2 tấm bằng giỏi của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội và của Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội. Đây là một thành tích rất đáng nể.
Một số thành tích của Vũ Đình Lâm đạt được trong quá trình học tập:
+ Đạt giải khuyến khích nghiên cứu khoa học sinh viên cấp khoa năm học 2019 – 2020.
+ Có bài tham luận tại tọa đàm khoa học: “Giải quyết mối quan hệ giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội” do Tạp chí Cộng sản tổ chức.
+ Là thành viên nhóm sưu tập tư liệu phục vụ biên soạn sách về đồng chí Nguyễn Lam, Bí thư thứ nhất đầu tiên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
+ Là thành viên tham gia đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2021: “Kiểm soát quyền lực trong thu hồi đất ở Việt Nam hiện nay”.
+ Đồng tác giả bài báo được đăng trên tạp chí Công Thương, số 17, tháng 7/2021, “Tiếp cận bảo đảm quyền con người trong cưỡng chế, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất”.
+ Tham gia giao lưu, trao đổi sinh viên với trường Đại học Quảng Tây – Trung Quốc.
+ Khóa luận tốt nghiệp đại học được 10 điểm chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
+ Được Học bổng Lê Văn Hưu năm học 2019 – 2020,…..
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!
Bích Loan
Theo giaoduc.net
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Nữ sinh Đại học Mở Hà Nội: Con đường khó khăn rèn cho mình ý chí bền bỉ
Ở nhà mùa dịch: Sự thay đổi của nữ sinh xinh đẹp ĐH Quốc gia Hà Nội
7 tựa sách hay giúp giải trí thời dịch
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 24
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 52
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 59
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 83
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 159
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 109
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 217
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 278
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 200
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 250
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công