Tư vấn hướng nghiệp: Chọn ngành – Chọn nghề – Chọn tương lai
Chọn một nghề nghĩa là chọn cho mình một tương lai. Chọn nghề sai lầm là đặt cho mình một tương lai không vững chắc. Bạn cần tư vấn hướng nghiệp để có thể đưa ra một lựa chọn đúng đắn?
Không phải ai cũng có thể dễ dàng trả lời được câu hỏi: Làm thế nào để chọn được một nghề phù hợp? Chính những nghĩ suy và trăn trở rằng: tôi có phù hợp nghề này hay không, tôi có thực sự yêu thích nghề này hay không, nghề này có tương lai hay không… là những vấn đề cần được giải quyết khi bắt đầu quá trình chọn một ngành, nghề phù hợp.
Lầm tưởng bản chất nghề
Khi định hướng cho mình về một nghề, một ngành học, nhiều bạn trẻ chỉ nghe cái tên mà xét đoán rất sơ lược về nghề đó, ngành học đó. Thường nghe cơ khí thì các bạn nghĩ đến cảnh dầu mỡ lấm lem mà không biết rằng, có những kỹ sư không bao giờ phải cầm đến cây búa. Hay nghe việc quản lý thì nghĩ rằng đó là quyền cao chức trọng, giàu có mà không nghĩ đến cái trách nhiệm và khối lượng công việc cực kỳ nặng nề mà người lãnh đạo phải gánh vác.
Rất nhiều bạn thậm chí không thể phân biệt sự khác nhau trong chương trình đào tạo đại học, cao đẳng và trung cấp. Từ đó dẫn đến kết quả lựa chọn nghề một cách hời hợt, thiếu suy nghĩ, rất dễ gây thất vọng và chán nản khi tiếp xúc trực tiếp với chương trình học, nghề đó.
Chọn nghề là công việc không đơn giản, cần bỏ thời gian nghiên cứu, so sánh hai mặt cũng như tìm hiểu kĩ mặt chìm của một nghề. Hiểu rõ cái lợi ích mà nghề mang đến cho mình cũng như cái mất khi dấn thân với nghề là điều rất cần khi cân nhắc chọn lựa.
Chọn nghề vì cha mẹ - chọn nghề theo trường chuyên
Không phải chỉ có những học sinh bình thường mới gặp khó khăn khi lựa chọn ngành nghề, ngành học, nhiều học sinh khá giỏi ở những trường chuyên, lớp chọn cũng gặp không ít sai lầm chết người khi chọn cho mình con đường tương lai.
Mỗi người có một sở thích riêng, năng khiếu riêng và điểm yếu riêng. Nhưng khi chọn nghề lại phụ thuộc rất nhiều vào ý kiến gia đình cũng như xu hướng của bạn bè xung quanh. Điển hình nhất là những gia đình có truyền thống nghề y, nghề giáo. Truyền thống là điều tốt đẹp và nên lưu giữ, nhưng nếu thật sự không hứng thú với nghề ấy, bạn không chỉ đánh mất tương lai của chính mình mà còn có thể làm sụp đổ sự kỳ vọng của gia đình.
Chọn nghề theo sở thích - nên hay không?
Sở thích luôn là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc hướng nghiệp. Nếu không có sở thích, bạn sẽ không có hứng thú, từ đó khó mà có được thành công trong cái nghề của mình. Bên cạnh sở thích của bản thân, bạn cũng cần chú ý thật nhiều đến tố chất cũng như khuyết điểm của mình. Mỗi nghề luôn đặt những đòi hỏi ở người lao động những tố chất cần có để có thể hoàn thành tốt công việc. Vì vậy, hãy chú ý đến những đòi hỏi đó để tránh sai lầm khi chọn cho mình một nghề, một ngành học thích hợp.
Vậy bạn nên làm gì để chuẩn bị cho ngưỡng cửa này thật tốt:
Căn cứ vào điểm học tập, nhất là các môn thi tuyển sinh đầu vào của ngành bạn định theo học. Tìm hiểu điểm trúng tuyển của ngành nghề đó ở trường bạn muốn thi vào trong ba năm liên tiếp, từ đó so sánh với sức học của mình, cho phép bạn xác định khả năng trúng tuyển của mình vào trường đó như thế nào. Lưu ý bạn rằng cùng một ngành học nhưng có thể thi đầu vào bằng nhiều khối khác nhau. Hãy chọn thi khối nào là sở trường của bạn.
Tự đánh giá khả năng của bản thân qua những bài giải đề thi các năm trước.
Tham khảo sự đánh giá của người thân, bạn bè, thầy cô về năng lực và khả năng của mình.
Vận dụng tốt công thức G – P – V. Hãy nhìn lại những gì mình có và đưa ra đáp án cho ba chữ G (Gifts – Tài năng), P (Passion – Đam mê) và V (Values – Giá trị của bản thân). Đây là công thức đáng tin cậy để bạn có thể tìm ra cho mình một ngành nghề phù hợp nhất.
Chọn đúng nghề sẽ là khởi đầu tốt đẹp để bạn tiến gần đến những ước mơ mà mình ấp ủ. Tuy nhiên, chọn nghề thật sự không đơn giản. Chọn sai nghề có thể sẽ làm bạn đánh mất cả tương lai, quá khứ và cả chính bản thân bạn. Hãy tận dụng hết nhiệt huyết của một người trẻ, chủ động lao vào công việc ngay từ hôm nay, khởi đầu bằng việc tìm hiểu một cách tích cực về ngành nghề mình đang định theo đuổi.
Minh Hằng - Theo Edu2review
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 33
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 56
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 62
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 86
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 161
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 110
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 224
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Từ 2025, miễn thi ngoại ngữ không được quy đổi để tính điểm xét tốt nghiệp
Ngày đăng: 02/10/2024 - Lượt xem: 172
Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 với nhiều điểm mới. Theo đó, thí sinh được miễn thi ngoại ngữ không được quy đổi điểm 10 để cộng vào điểm xét tốt nghiệp.
Xem thêm [+]Trường ĐH điều chỉnh phương án tuyển sinh theo chương trình mới, thí sinh cần quan tâm gì?
Ngày đăng: 01/10/2024 - Lượt xem: 137
Trường ĐH điều chỉnh phương án tuyển sinh theo chương trình mới, thí sinh cần quan tâm gì?
Xem thêm [+]Điểm mới trong đề thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội từ 2025
Ngày đăng: 30/09/2024 - Lượt xem: 118
GS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội cho hay, các học sinh cần lưu ý một số điểm mới về đề thi đánh giá năng lực (HAS) từ năm 2025.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công