Viết bài luận xin học bổng ấn tượng với 8 bước và 5 tips hữu ích
Bộ hồ sơ xin học bổng của bạn thường yêu cầu cung cấp các tài liệu chứng minh khả năng như CV, bảng điểm, các thành tích mà bạn đã đạt được, và tất nhiên, viết bài luận xin học bổng. Trong số những yêu cầu bắt buộc trên, bài luận xin học bổng là cách bạn tạo sự khác biệt hóa, thể hiện khả năng của bản thân và thuyết phục hội đồng xét tuyển.
Xem thêm: 10 điều cần biết để tự săn học bổng thành công
8 bước để viết bài luận xin học bổng thành công
Bước 1: Nghiên cứu độc giả của bạn
Ai sẽ là người đọc bài luận của bạn và họ tìm kiếm điều? Việc nắm rõ yêu cầu của bài luận và rất quan trọng, nhưng nếu bạn hy vọng viết bài luận xin học bổng thành công và có sức ảnh hưởng thì việc xác định được độc giả của bạn sẽ là bước đầu tiên cần chuẩn bị. Nếu không có khả năng xác định rõ cá nhân hay hội đồng nào sẽ đọc và yêu cầu cụ thể của học bổng, ít nhất, bạn cũng có thể tìm hiểu rằng tổ chức nào sẽ đứng ra tài trợ và họ theo đuổi những giá trị gì.
Ví dụ 1: Bạn viết bài luận xin học bổng một chương trình cho phụ nữ trong lĩnh vực STEM tại khu vực ASEAN. Khi đó, nội dung của bạn có thể khai thác về việc với vai trò và trải nghiệm sẽ có, bạn có thể cống hiến gì cho lĩnh vực STEM, cho những người con gái khác ngoài kia và cho khu vực ASEAN. Nếu có các kinh nghiệm liên quan, bạn hãy sử dụng làm các ý bổ trợ trong bài nhé.
Ví dụ 2: Những học bổng như Fulbright, YSEALI đề cao khả năng lãnh đạo và đóng góp hơn những kinh nghiệm học thuật, vì vậy, bài luận của bạn nên trả lời giá trị của chương trình.
Bạn cũng có thể tìm kiếm thông tin và networking với các alumni khác của chương trình để hiểu về hình mẫu ứng cử viên lý tưởng như thế nào, họ có những phẩm chất gì và họ có thể cho lời khuyên gì về giá trị học bổng đang tìm kiếm.
Bước 2: Chọn chủ đề và liệt kê các từ khóa, ý chính quan trọng
Sau khi đã phân tích yêu cầu của bài luận và kỳ vọng, mong muốn của hội đồng xét tuyển, hãy lựa chọn một chủ đề và các ý tưởng/ từ khóa liên quan bạn dự định cần có trong bài. Những từ khóa này cần có sự liên quan tới yêu cầu và giá trị mà học bổng/ chương trình đang tìm kiếm nhé. Hãy nghiên cứu yêu cầu của bài luận và tìm kiếm và gạch chân, khoanh tròn những ý chính, từ khóa cần có trong bài.
Ví dụ, nếu bạn đang viết bài luận xin học bổng cho một chương trình quan tâm tới quyền bình đẳng giới, vậy các từ khóa liên quan đến hoạt động xã hội và đấu tranh cho quyền bình đẳng giới sẽ rất cần thiết.
Có rất nhiều câu chuyện bạn có thể kể. Vì vậy, hãy dành thời gian để liệt kê ra 3 – 5 chủ đề bạn hứng thú và tìm hiểu chủ đề nào bạn cảm thấy tâm đắc nhất.
Bước 3: Xây dựng nội dung và kết nối ý tưởng
Sau khi xác định được các từ khóa, ý chính cần thiết và chủ đề của bài luận, hãy bắt đầu xây dựng khung nội dung với việc viết ra khoảng 5-10 ý mà bạn cảm thấy mình có thể khai thác và mang lại giá trị cho bài luận. Bạn không cần hoàn thành trong chỉ một lần ngồi viết, nhưng hãy cố gắng để viết ra những ý tưởng trọn vẹn và xác định sự liên kết giữa chúng.
Mỗi người sẽ có nhiều cách để brainstorm. Bạn có thể freewriting – chỉ viết ra các ý tưởng theo thứ tự, hoặc xây dựng biểu đồ và mindmap. Dù có dùng cách nào, hãy nhớ kết nối chúng lại để kể một nội dung liền mạch, xuyên suốt nhé.
Bước 4: Viết một tuyên ngôn mạnh mẽ
Sau khi kết nối được bộ khung ý tưởng, hãy tóm gọn lại tất cả những điều bạn sẽ trình bày trong một tuyên ngôn mạnh mẽ, thể hiện toàn bộ quan điểm/ nội dung của bạn. Nói một cách khác, cuối cùng, bạn viết bài luận xin học bổng này với nội dung gì và bạn muốn người ta nhớ đến điều gì khi đọc xong?
Ví dụ tuyên ngôn cho một bài luận học bổng về “Winning Characteristics”:
"During my high school career, I have exhibited several of the “winning characteristics,” including communication skills, leadership skills and organization skills, through my involvement in student government, National Honor Society, and a part-time job at Macy’s department store."
Bước 5: Viết phần thân bài luận
Chúc mừng bạn! Cuối cùng, bạn đã sẵn sàng để viết bài luận xin học bổng của mình!
Dựa vào bộ khung đã xây dựng tại các bước trên, danh sách các từ khóa cần thiết và tuyên ngôn của bạn, giờ bạn đã có thể bắt đầu viết phần thân của bài luận xin học bổng và giải thích những ý tưởng bạn có. Hãy lưu ý rằng bạn nên tách những ý chính thành các đoạn khác nhau và có thể cân nhắc sử dụng lặp lại một cấu trúc cho các đoạn để mang lại sự thống nhất. Đồng đều, dễ hiểu.
Bước 6: Viết phần mở đầu và kết luận
Khi bạn đã viết được phần thân tương đối rõ ràng thì bạn sẽ có cảm nhận tốt và nắm chắc nội dung bạn mong muốn truyền tải. Vì vậy, viết phần mở đầu lúc này sẽ là hành động hợp lý để có kể thu hút sự chú ý của người đọc và đảm bảo tính kết nối, rõ ràng với phần thân bài luận. Bên cạnh đó, nếu bạn là một trong những người hay gặp rắc rối “màn hình trắng” khi không biết bắt đầu bài luận như thế nào, hãy thử hướng tiếp cận này nhé.
Sau đó, bạn cũng cần hoàn chỉnh kết luận của bài luận xin học bổng. Lưu ý, một lần nữa, kết nối với tuyên ngôn của bạn để nhấn mạnh “takeaway” dành cho người đọc nhé.
Bước 7: Nhận ý kiến đóng góp
Sau khi “sương sương” hoàn thành việc viết bài luận xin học bổng của mình, hãy đảm bảo rằng bạn sẽ gửi cho ít nhất 1 người để họ đọc và góp ý cho bạn nhé. Có thể, họ sẽ nhìn ra sự bất hợp lý trong dàn bài của bạn, điểm ấn tượng mà bạn chưa khai thác được và từ đó, đưa ra một số góp ý để bạn cải thiện bài luận.
Hãy tìm những người hiểu bạn và có một chút kinh nghiệm nhé, đừng chọn người quá xa lạ. Những người hiểu bạn sẽ giúp bạn có những góc nhìn bổ sung hợp lý để khai thác bản thân.
Bước 8: Sửa, hoàn thiện và gửi
Sau khi tham khảo các góp ý và sửa bài, hãy hoàn thiện các chi tiết nhỏ trong bài luận của mình nhé. Bạn nên đảm bảo bài của mình ”sạch bong, sáng bóng”, không có dấu bụi của chính tả, sử dụng từ ngữ chưa hợp lý hay có lỗi ngữ pháp ngây ngô.
Hãy đọc đi, đọc lại. Đứng lên, đi ra ngoài và đọc lại khi quay lại để đảm bảo bài viết bạn gửi đi sẽ có chất lượng tốt nhất.
5 tips bạn cần biết khi viết bài luận xin học bổng
Khởi động quá trình viết thật sớm
Viết bài luận xin học bổng luôn tốn thời gian rất nhiều, vì vậy, hãy sắp xếp công việc và lên kế hoạch để khởi động thật sớm. Đối với một số chương trình có xu hướng lặp lại các câu hỏi hoặc có danh sách những chủ đề cần khai thác rõ ràng, bạn có thể chuẩn bị trước. Ví dụ như viết bài luận xin học bổng cho Hồ sơ Chevening.
Tránh đi sâu vào những chủ đề tiêu cực, bi quan
Điều này không có nghĩa là bạn không thể khai thác những chủ đề có tính tiêu cực, nhưng đừng quá tập trung vào điều đó. Vì hội đòng xét tuyển thường sẽ phải đọc hàng trăm, hàng ngàn hồ sơ, việc nói và sử dụng văn phong tiêu cực sẽ không tạo ấn tượng và cảm giác thoải tốt cho họ.
Khai thác sự bền bỉ và những phẩm chất tích cực của bạn
Nếu nói về một chủ đề bi quan như khó khăn bạn gặp phải trong cuộc sống, hãy cố gắng tập trung vào việc bạn đã vượt qua chúng như thế nào, thay vì để chúng làm ảnh hưởng tới bạn nhé.
Sử dụng Pathos, Ethos và Logos
Hãy sử dụng 3 mô hình thuyết phục pathos, ethos và logos để tăng sức mạnh cho luận điểm của bạn. Đây là những mô hình mà các debaters hay sử dụng để tăng tính thuyết phục cho ý tưởng đó.
Tránh lạm dụng
Tránh những cụm từ ngữ và câu chuyện đã bị sử dụng quá nhiều, quá chung chung hoặc “cliché”. Khi viết bài luận xin học bổng, có một khả năng rất cao là các ứng viên khác cũng sẽ viết những cụm từ ngữ và câu chuyện này. Vì vậy, việc viết vào sẽ chỉ khiến cho bài luận của bạn hòa lẫn vào với những người khác.
Theo Đặng Thảo - Scholarshipez
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 29
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 55
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 61
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 86
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 160
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 110
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 224
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 280
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 204
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 253
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công